Bình luận các quy định pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng

Quảng Nam là địa phương có rừng và đất rừng rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Với diện tích đất đất có rừng là 683.034 ha (rừng tự nhiên: 466.207 ha, rừng trồng: 216.817 ha), tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi; đến cuối năm 2020, độ che phủ rừng đạt 59,33%.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách của tỉnh đầu tư cho ngành lâm nghiệp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế thì việc huy động các nguồn lực xã hội thông qua hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với việc thực thi Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành nguồn lực chính thúc đẩy thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.

Theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ, các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng(DVMTR) phải chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR sẽ phải trả tiền DVMTR tính bằng 1% doanh thu thực hiện trong kỳ. Các cơ sở sản xuất thuỷ điện, mức chi trả 36 đồng/Kwh điện thương phẩm; các cơ sở sản xuất nước sạch 52 đồng/m3 nước thương phẩm; các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước 50 đồng/m3;

Phát huy hiệu quả đề án chi trả DVMTR

Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam đã ký kết được 81 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, trong đó: 29 đơn vị sản xuất thủy điện, 09 đơn vị sản xuất nước sạch, 43 đơn vị nước công nghiệp.

Với 466.207 ha rừng tự nhiên, đến nay Quảng Nam thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được khoảng 283.000 ha, chiếm khoảng 60 % (thuộc địa bàn của 73 xã/12 huyện). Để có được kết quả này, tính từ năm 2013 đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam đã hoàn thành việc lập được 15 đề án chi trả DVMTR thuộc các lưu vực sản xuất thủy điện, nước sạch. Trên cơ sở rà soát của các đề án đã giúp các chủ rừng và UBND các xã được giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng xây dựng phương án, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng đạt hiệu quả. Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho mọi người tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, việc gắn kết việc chi trả dịch vụ môi trường rừng với các chương trình phát triển sinh kế khác nhằm tạo thêm thu nhập bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.

Kết quả đạt được từ chính sách chi trả DVMTR  

Nhìn lại qua gần 10 năm triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR, với những kết quả đạt được đã có những tác động, ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, đó là:

Đã thực hiện được công tác rà soát, xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR, giúp công tác bảo vệ rừng được tiến hành thuận lợi; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương và người dân thấy được vai trò, giá trị của rừng mang lại, từ đó tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLBVR được tốt hơn; nâng cao được năng lực của các chủ rừng, xây dựng được lực lượng bảo vệ rừng đông đảo, thường xuyên tham gia tuần tra, kiểm tra rừng, từ đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng, rừng được bảo vệ tốt, tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phát rừng để làm nương rẫy,… giảm đi đáng kể.

Mặt khác, Chính sách chi trả DVMTR đã huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện việc bảo vệ rừng bền vững, góp phần đẩy nhanh chủ trương xã hội hóa nghề rừng, đặc biệt là những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn.

Một cán bộ kiểm lâm đang gắn bảng tuyên truyền “bảo vệ rừng đặc dụng”

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của con người mà ông cha truyền dạy bao đời “Rừng vàng, biển bạc”, rừng còn được ví như lá phổi xanh của trái đất.

Vì vậy, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR sẽ là bước đột phá trong việc giải quyết nhiều vấn đề, trong đó trọng tâm là 3 nhóm vấn đề cơ bản về môi trường, kinh tế và xã hội, góp phần giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn chế hạn hán, lũ lụt.

Chính sách này sẽ tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và sẽ tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa đơn vị chủ rừng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng bền vững.

[Luận văn 2019] Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam / ThS. Đặng Thanh Sơn

THÔNG TIN LUẬN VĂN

  • Trường: Đại học Luật Hà Nội
  • Tác giả: ThS. Đặng Thanh Sơn
  • Định dạng: PDF
  • Số trang: 83 trang
  • Năm: 2019

(TN&MT) - Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống; đơn vị chủ rừng và quản lý rừng có nguồn tái đầu tư cho phát triển rừng, phát triển hạ tầng.

Chính sách chi trả DVMTR giúp nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng và hộ nhận khoán rừng từng bước được nâng cao. Cơ bản người dân đã có ý thức hơn trong thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng trên cơ sở hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình. Qua đó giúp giảm đáng kể tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh về cả số vụ và mức độ thiệt hại.

Ông Trần Xuân Tâm, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh Điện Biên, cho biết: Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 về chính sách chi trả DVMTR là một bước ngoặt chính sách đối với nghề rừng cho các địa phương có rừng. Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng giúp nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng.

Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống, yên tâm gắn bó với rừng.

​Bên cạnh đó, về khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội thì chính sách chi trả DVMTR đã tạo động lực cho các bên liên quan tham gia bảo vệ phát triển rừng. Thông qua chính sách, đã tạo ra mối liên kết mang tính bền vững giữa người sử dụng và người cung ứng DVMTR. Các chủ rừng, người bảo vệ rừng hiểu được giá trị DVMTR, thấy được trách nhiệm và quyền lợi của việc cung ứng dịch vụ giúp cho người dân yên tâm gắn bó với rừng.

Theo đó, việc chi trả tiền DVMTR đã trực tiếp giúp nhiều địa phương có kinh phí để triển khai công tác bảo vệ rừng; các chủ rừng và các hộ nhận khoán rừng có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng toàn bộ tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR vì vậy về cơ bản đã có những tác động tích cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng ở các khu vực, địa phương có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện chi trả tiền DVMTR cho hơn 4.608 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân, có những hộ được số tiền cao nhất trong một năm lên đến: 120 triệu đồng/năm.

Rừng Điện Biên ngày càng xanh tốt nhờ được bảo vệ và chăm sóc

Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nhận khoán và bảo vệ rừng, một số thôn bản đã họp bàn thống nhất sử dụng nguồn tiền DVMTR để đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội phục vụ lợi ích chung của thôn như: Làm mới và tu sửa đường giao thông nông thôn, xây dựng, tu sửa, làm mới công trình nhà văn hóa, trụ sở thôn, điểm trường. Tiền DVMTR mua cây giống trồng rừng và giúp cho người dân vay vốn hỗ trợ sản sản xuất phát triển kinh tế. Có thể nhận thấy, chính sách chi trả DVMTR không những giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ, PCCCR, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng.

Từ những kết quả thực tiễn đã minh chứng cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân gắn bó với rừng. Chính sách chi trả DVMTR có tác động rất lớn trong việc cải thiện đời sống của người dân, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ rừng, từ đó giúp ổn định an ninh, chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Video liên quan

Chủ đề