Biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm Sinh học 10

Hệ thống miễn dịch có khả năng “ghi nhớ” các bệnh truyền nhiễm bạn đã mắc trước đây. Khi gặp lại các vi khuẩn này, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể để giúp bạn phòng tránh bệnh.

Dù chưa mắc bệnh truyền nhiễm, bạn vẫn có thể tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể bằng cách tiêm vắc xin. Vắc xin sẽ giúp cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể nào đó. Khi thực sự gặp virus gây những bệnh này, cơ thể sẽ biết cách phòng tránh tác nhân gây bệnh tốt hơn.

Bạn không nên nghĩ việc tiêm chủng chỉ dành cho trẻ em chưa có kháng thể mạnh. Thật ra, lứa tuổi nào cũng cần tiêm chủng một số loại bệnh riêng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

5. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường ăn uống thường phát sinh từ thói quen chuẩn bị thức ăn và ăn uống không vệ sinh. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm cũng phát triển nhanh hơn khi bạn để đồ ăn ở nhiệt độ phòng.

Để giữ vệ sinh khi nấu nướng, bạn nên có hai thớt riêng để cắt thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín. Hơn nữa, bạn cần giữ khu vực nấu nướng luôn sạch sẽ cũng như rửa trái cây và rau quả kỹ trước khi ăn. Bên cạnh đó, bạn hãy để đồ ăn vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu ăn để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn cách chế biến thực phẩm an toàn

6. Cẩn thận lây bệnh khi du lịch

Bạn có thể dễ dàng bị lây các bệnh truyền nhiễm khi đi du lịch nếu không cẩn thận khi ăn uống hay sinh hoạt trong chuyến đi.

Khi đi du lịch đến những nơi có nguồn nước không đảm bảo, bạn hãy dùng nước đóng chai để uống và đánh răng thay vì dùng nước từ vòi. Hơn nữa, bạn chỉ nên dùng thực phẩm đã được nấu chín và trái cây đã được gọt vỏ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng đá viên vì đá có thể được làm từ nguồn nước không vệ sinh. Bạn cũng nên cập nhật tất cả các dịch bệnh xuất hiện ở nơi mình tới và tiêm phòng đầy đủ trước khi đi.

7. Quan hệ tình dục an toàn

Biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm Sinh học 10

Tình dục cũng là một đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm bạn có thể ngăn chặn. Bạn chỉ cần quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su là đã có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các vi khuẩn hay virus gây bệnh. Theo thống kê, có tới 25% ca bệnh ung thư trên thế giới có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm.

8. Không bỏ tay vào mũi hay miệng

Bạn có thể vô tình khiến vi khuẩn gây các bệnh truyền nhiễm lây lan nếu có thói quen ngậm tay hay dùng tay ngoáy mũi và dụi mắt. Nhiều vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở môi trường ấm áp, ẩm ướt bên trong mũi cũng như trên các bề mặt phủ chất nhầy như mắt và miệng. Vậy nên, cách đơn giản để ngừa các bệnh truyền nhiễm là không chạm tay vào những khu vực này.

9. Cẩn thận khi nuôi thú cưng

Các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người thật ra khá phổ biến. Nếu bạn đang nuôi thú cưng, hãy đưa những con vật này đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng định kỳ để chắc vật nuôi của mình không mang mầm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp chất thải của thú cưng thường xuyên. Tuy nhiên, trẻ em và phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc với những chất thải này.

Các loại động vật hoang cũng có thể mang các mầm bệnh khác nhau như bệnh dại, dịch cúm gia cầm, bệnh dịch hạch và bệnh Lyme. Vậy nên bạn hãy dọn dẹp nhà thường xuyên và sửa lại các lỗ hổng trong nhà để tránh chuột, chim hay các loại động vật khác vào nhà.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hoảng hồn vì bệnh Lyme từ bọ ve

10. Luôn cập nhập tin tức dịch bệnh

Bạn cần cập nhập tin tức để hiểu rõ hơn về các dịch bệnh đang xuất hiện để có quyết định du lịch hay sinh hoạt hợp lý hơn. Ví dụ như bạn có thể tránh du lịch tới những vùng có cúm gia cầm nếu kịp thời cập nhập tin tức về dịch cúm này. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm đang bị dịch bệnh tấn công để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Các bệnh truyền nhiễm tuy dễ lây lan và khiến bạn mệt mỏi nhưng cũng dễ bị ngăn chặn nếu bạn có ý thức bảo vệ sức khỏe. Cách phòng bệnh truyền nhiễm thật ra chỉ là những thói quen nho nhỏ như rửa tay đúng cách, lau dọn nơi ở thường xuyên hay quan hệ tình dục an toàn. Hãy chú ý những điều nhỏ để ngăn ngừa các rủi ro sức khỏe nhé!

Như Vũ HELLO BACSI

1. Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng : có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện : độc lực (tức khả năng gây bệnh), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

2. Phương thức lây truyền

Tùy loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau :

a) Truyền ngang

- Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.

- Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn. nước uống bị nhiễm.

- Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b) Truyền dọc

Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa.

3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut

Bệnh đường hô hấp : 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS), cúm. Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp.

Bệnh đường tiêu hóa: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mật vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày — ruột...

Bệnh hệ thần kinh : Virut vào cơ thể theo nhiều con đường : hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi.

Bệnh lây qua đường sinh dục : Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HTV hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B)

Bệnh da : Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hằng ngày.

Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi...

Loigiaihay.com

3. Luyện tập Bài 32 Sinh học 10

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nắm được khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
  • Biết được cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
  • Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 128 SGK Sinh học 10

Bài tập 2 trang 128 SGK Sinh học 10

Bài tập 3 trang 128 SGK Sinh học 10

Bài tập 14 trang 173 SBT Sinh học 10

Bài tập 28 trang 176 SBT Sinh học 10

Bài tập 29 trang 177 SBT Sinh học 10

Bài tập 30 trang 177 SBT Sinh học 10

Bài tập 31 trang 177 SBT Sinh học 10

Bài tập 32 trang 177 SBT Sinh học 10

Bài tập 33 trang 178 SBT Sinh học 10

Bài tập 34 trang 178 SBT Sinh học 10

Bài tập 35 trang 178 SBT Sinh học 10

Bài tập 36 trang 179 SBT Sinh học 10

Bài tập 37 trang 179 SBT Sinh học 10

Bài tập 38 trang 179 SBT Sinh học 10

Bài tập 39 trang 180 SBT Sinh học 10

Bài tập 40 trang 180 SBT Sinh học 10

Bài tập 41 trang 180 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 180 SBT Sinh học 10

Bài tập 2 trang 180 SBT Sinh học 10

Bài tập 3 trang 180 SBT Sinh học 10

Bài tập 4-TL trang 181 SBT Sinh học 10

Bài tập 5 trang 181 SBT Sinh học 10

Bài tập 26 trang 186 SBT Sinh học 10

Bài tập 28 trang 186 SBT Sinh học 10

Bài tập 29 trang 186 SBT Sinh học 10

Bài tập 41 trang 189 SBT Sinh học 10

Bài tập 42 trang 189 SBT Sinh học 10

Bài tập 43 trang 189 SBT Sinh học 10

Bài tập 44 trang 189 SBT Sinh học 10

Bài tập 45 trang 190 SBT Sinh học 10

Bài tập 46 trang 190 SBT Sinh học 10

Bài tập 47 trang 190 SBT Sinh học 10

Bài tập 48 trang 190 SBT Sinh học 10

Bài tập 49 trang 190 SBT Sinh học 10

Bài tập 50 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 51 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 52 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 53 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 54 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 55 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 56 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 57 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 58 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 59 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 60 trang 191 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 1547 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 5 trang 157 SGK Sinh học 10 NC

4. Hỏi đáp Bài 32 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!