Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim...làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Vậy làm thế nào để phát hiện được bệnh tăng huyết áp sớm hãy cùng tham khảo bài viết khám tăng huyết áp là khám những gì?

1. Tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, tức trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa.

Theo thống kê của Hội tim mạch học Việt Nam cho hay, tăng huyết áp chiếm đến 25% ở người trưởng thành và đang có xu hướng gia tăng không ngừng. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, năm 2016, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là 47,5%. Tăng huyết áp ở người trẻ (dưới 35 tuổi) là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh khoảng 5-12%. Tình trạng huyết áp tăng cao gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.

Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024

Cao huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cao huyết áp ở người trẻ tuổi làm sớm hình thành xơ vữa động mạch và tiến triển sớm các bệnh lý tim mạch. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị sớm tăng huyết áp ở người trẻ sẽ góp phần ngăn ngừa biến chứng và hạn chế yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch.

2. Những triệu chứng của tăng huyết áp cần đi khám

Dấu hiệu của tăng huyết áp rất đa dạng. Bình thường người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình của tăng huyết áp như: Choáng váng, nhức đầu; Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; Đỏ mặt, buồn nôn...

Khi thấy trong người có các triệu chứng trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Những triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Chính vì vậy tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024

Stress là một trong số những nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ tuổi

Khám Chuyên khoa Nội Tim mạch (có hẹn)

  • Thực hiện các xét nghiệm như:
    • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)
    • Định lượng Glucose
    • Định lượng Cholesterol
    • Định lượng Triglycerid
    • Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol)
    • Định lượng LDL - C (Low density lipoprotein Cholesterol)
    • Định lượng Creatinin
    • Định lượng Ure
    • Đo hoạt độ AST (GOT)
    • Đo hoạt độ ALT (GPT)
    • Điện giải đồ (Na, K, Cl)
    • Định lượng Axit uric
    • Định lượng CRP hs (C-Reactive Protein high sesitivity)
    • Định lượng proBNP (NT-proBNP)
    • Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
    • Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)
    • Điện tim thường
    • Holter huyết áp
    • Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
  • Lưu ý:
    • Bệnh nhân nên nhịn ăn sáng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm thế nào biết chính xác có bị huyết áp cao không?

Những điều cần biết về bệnh cao huyết áp

XEM THÊM:

  • Nhận diện dấu hiệu tăng huyết áp - “kẻ giết người thầm lặng”
  • Thảo dược tốt cho người huyết áp thấp
  • Đeo tai nghe nhiều có ảnh hưởng đến điều trị thiểu năng tuần hoàn não không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Tăng huyết áp là bệnh tim mạch mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nếu không kiểm soát tốt. Vì vậy, để hạn chế các biến chứng do huyết áp cao. Bệnh nhân cần phải phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, có một vài vấn đề thường được nhiều người quan tâm. Đó là khi có các dấu hiệu nghi ngờ thì nên tới đâu để khám? Cũng như khám huyết áp ở đâu tốt? Bài viết sau đây của Bác sĩ Lương Sỹ Bắc sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao cần kiểm soát huyết áp?

Huyết áp cao lâu ngày sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống mạch máu của hệ tuần hoàn. Từ đó làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời nếu không kiểm soát tốt, huyết áp lên quá cao có thể gây nên các tình trạng cấp cứu nguy hiểm. Vì vậy, việc kiểm soát huyết áp ổn định sẽ đem lại các lợi ích như:1

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tăng huyết áp làm xơ vữa mạch máu. Đặc biệt là xơ vữa động mạch vành nuôi tim. Do đó, sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành, suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Đồng thời, động mạch bị xơ vữa cũng làm tăng huyết áp và tạo thành một vòng tròn bệnh lý. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn chặn căn bệnh này kịp thời.

Giảm nguy cơ xảy ra các biến cố mạch máu não

Hơn 70% các trường hợp đột quỵ não liên quan tới bệnh tăng huyết áp.2 Vì xơ vữa các mạch máu não sẽ làm các mạch máu dễ vỡ ra, gây xuất huyết não. Hoặc có thể tạo thành huyết khối làm tắc mạch máu não, gây nhồi máu não. Đây đều là tình trạng cấp cứu và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Do đó, kiểm soát tốt huyết áp sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ não.

Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024
Kiểm soát tốt huyết áp giúp giảm nguy cơ đột quỵ não

Bảo vệ thận, duy trì chức năng thận

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên hệ thống lọc ở cầu thận. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm tổn thương cầu thận. Đồng thời, đây cũng là một trong những cơ chế chính gây bệnh suy thận. Cụ thể, tăng huyết áp không kiểm soát sẽ làm mất đáng kể mức lọc cầu thận qua từng năm. Và huyết áp cao sẽ đẩy nhanh quá trình này. Dẫn tới suy thận giai đoạn cuối. Do đó, kiểm soát huyết áp ổn định là một trong những mục tiêu quan trọng trong bảo vệ chức năng thận.

Xem thêm: Bệnh thận và những điều cơ bản về sức khỏe thận

Hạn chế các biến chứng khác của tăng huyết áp

Huyết áp còn gây ảnh hưởng xấu và nặng nề lên các cơ quan khác trong cơ thể. Như ở mắt, tăng huyết áp là nguyên nhân gây bệnh lý võng mạc, và có thể dẫn tới mất thị lực. Do đó, khi kiểm soát huyết áp ổn định. Người bệnh có thể hạn chế các tổn thương ở mắt, thần kinh ngoại biên, sa sút trí tuệ và rối loạn cương dương.

Tiết kiệm chi phí điều trị

Phát hiện và điều trị huyết áp sớm làm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Từ đó giảm tỉ lệ nhập viện cũng như chi phí điều trị. Ngoài ra, để tối ưu điều trị, lựa chọn khám huyết áp ở đâu tốt nhất cũng là việc làm thiết yếu.

Khi nào cần khám huyết áp?

Bệnh nhân cần đi khám huyết áp khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tự đo ra huyết áp cao. Huyết áp cao được quy định là khi chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.3

Bên cạnh đó, dấu hiệu của tăng huyết áp rất đa dạng và thường trùng lặp với bệnh khác. Thậm chí nhiều người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi tình cờ đo huyết áp, hoặc đi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng đáng lưu ý, đó là:4

  • Choáng váng, đau đầu, có hiện tượng ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đột ngột đau tức ngực, nặng ngực khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Phát hiện yếu tay chân, méo mặt, miệng.
  • Đột ngột khó nói.
  • Đột ngột ngất xỉu, té ngã.
    Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024
    Méo miệng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân bị tăng huyết áp

Khi thấy các triệu chứng trên cần lập tức đưa bệnh nhân tới cơ sở ý tế gần nhất để được cấp cứu. Sau đó, khi tình trạng của bệnh nhân đã khá và ổn định hơn. Mới cân nhắc đến việc khám huyết áp ở đâu tốt và phù hợp nhất cho người bệnh.

Khám huyết áp ở đâu tốt?

Về nguyên tắc, cần khám huyết áp ở những bệnh viện có trung tâm tim mạch và có bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Hiện nay, đa phần các bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh đều có khoa tim mạch. Dưới đây là một số trung tâm tim mạch có chất lượng, uy tín cao. Bệnh nhân có thể an tâm đi đến những địa điểm này để khám huyết áp:

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Đây là một trong số các bệnh viện lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Đồng thời cũng là địa chỉ khám sức khỏe uy tín. Thế mạnh của bệnh viện là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao đến từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, và hệ thống trang thiết bị hiện đại.

Đặc biệt, tim mạch là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của bệnh viện này. Ngoài ra, nhờ quy trình đăng ký và điều phối hiện đại, khoa học. Thế nên, dù cho phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân lớn hàng ngày. Thì thời gian chờ đợi khám ở bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sẽ không quá lâu.5

Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là một trong những bệnh viện tốt để người bệnh đến khám huyết áp

Bệnh viện Chợ Rẫy

Đây là bệnh viện đầu ngành của miền Nam. Vì vậy, đây là bệnh viện được nhiều bệnh nhân tin tưởng và đến khám. Cụ thể, trung tâm tim mạch ở bệnh viện được chuyên môn hóa thành 3 khoa. Cùng với chất lượng chuyên sâu được đảm bảo bởi đội ngữ bác sĩ nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên vì số lượng bệnh nhân rất đông. Thế nên, thời gian chờ đợi khám ở bệnh viện Chợ Rẫy sẽ khá dài.

Bệnh viện tim Tâm Đức

Mặc dù là bệnh viện ngoài công lập nhưng có bề dày lịch sử. Đồng thời, tập hợp được đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Cũng như được đầu tư bài bản về trang thiết bị và cách chăm sóc bệnh nhân. Có thể nói đây chính là một trong những địa điểm khám huyết áp ngoài công lập uy tín của thành phố.

Đặc biệt, bệnh viện tim Tâm Đức khá nổi tiếng trong việc phẫu thuật bệnh tim, ghép tim cho trẻ em. Ngoài ra, vì là bệnh viện tư nhân nên chi phí khám chữa bệnh ở đây sẽ cao. Tuy nhiên, nhờ đó mà chất lượng phục vụ cho người bệnh cũng tốt hơn những nơi khác.6

Một số trung tâm tim mạch uy tín khác

Bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nhân dân 115 cũng là những nơi có khoa tim mạch uy tín, và có thâm niên lâu năm, đội ngũ bác sĩ đầy kinh nghiệm. Đồng thời, đây cũng là những bệnh viện đào tạo ra đội ngũ bác sĩ chất lượng hàng năm cho các trường đại học.7 8

Quy trình khám huyết áp

Sau khi đã biết khám huyết áp ở đâu tốt. Bệnh nhân cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về quy trình khám huyết áp. Thông thường, để chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Việc phối hợp triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm là cần thiết. Quy trình này cụ thể như sau:9 10

Khám huyết áp

Đầu tiên, khi tới khám, bệnh nhân sẽ được đo huyết áp. Việc này nhằm giúp bác sĩ có thể đánh giá mức huyết áp. Và để đo huyết áp chính xác, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 15 phút. Đồng thời cũng cần lưu ý vào thời điểm trước khi đi khám bệnh (thường là buổi sáng). Bệnh nhân không được uống cà phê hay hút thuốc lá.

Tiếp đến, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, thói quen hút thuốc lá, uống rượu,… của bệnh nhân. Bởi rất nhiều tiền sử bệnh có thể ảnh hưởng tới căn bệnh tăng huyết áp.

Sau đó, bệnh nhân sẽ được khai thác các triệu chứng tăng huyết áp. Khi này, nếu huyết áp quá cao, hoặc có các triệu chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể phải hạ áp khẩn cấp, hoặc thậm chí phải nhập viện để cấp cứu. Còn nếu đánh giá tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết.

Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

  • Các xét nghiệm sức khỏe tổng quát: công thức máu, X-quang, mỡ máu, đường huyết.
  • Các xét nghiệm đánh giá sức khỏe tim mạch: siêu âm tim, ECG. Ngoài ra, nếu có triệu chứng khó thở, đau ngực. Bệnh nhân sẽ cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu như: BNP, troponin.
  • Các xét nghiệm mạch máu (nếu cần): siêu âm mạch máu, CT,…

Xem thêm: 10 chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn cần biết

Bệnh viện nào trị bẹnh cao huyet áp tôt năm 2024
Siêu âm tim là một trong những phương pháp quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch

Những phương pháp điều trị bệnh huyết áp hiện nay

Để kiểm soát huyết áp ổn định phải phối hợp giữa điều trị dùng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh. Bởi khi đã biết được nơi khám huyết áp ở đâu tốt, giúp mình điều trị căn bệnh này. Bệnh nhân cũng nên tự mình chăm sóc sức khỏe. Bởi việc này sẽ góp phần kiểm soát huyết áp ổn định hơn.9

Điều trị không dùng thuốc

Xây dựng một lối sống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Một số thói quen tốt cho sức khỏe, bệnh nhân có thể áp dụng như:

  • Có chế độ ăn uống khoa học: Nhiều rau quả, đa dạng thực phẩm, ít muối,… Đặc biệt, không ăn các món nhiều dầu mỡ.
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Điều trị tốt các bệnh đồng mắc khác.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà, ghi nhận và báo lại cho bác sĩ.

Xem thêm: Nên đo huyết áp vào lúc nào trong ngày là chính xác nhất?

Điều trị dùng thuốc

Ở thời điểm hiện tại, thuốc huyết áp rất đa dạng với chỉ định khác nhau. Tuy nhiên, uống thuốc không đúng sẽ có thể gây hại thêm. Do đó, bệnh nhân không được tự mua thuốc mà phải có phác đồ điều trị rõ ràng từ bác sĩ. Đặc biệt, không được bỏ thuốc. Bởi bỏ thuốc huyết áp có thể làm huyết áp tăng vọt, dẫn tới xảy ra các biến chứng.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc khám huyết áp ở đâu tốt. Như đã đề cập, tăng huyết áp ngày càng trở thành gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, kiểm soát huyết áp tốt và tìm nơi điều trị phù hợp sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ tim mạch. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân là mấu chốt để việc điều trị huyết áp đạt hiệu quả.