Bệnh lao kháng thuốc sau bao lâu thì hết lây

Căn bệnh khá phổ biến và từng khiến cho thế giới điêu đứng đó là bệnh lao phổi. Ngày nay sự ra đời của thuốc điều trị đã giúp chúng ta kiểm soát phần nào tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ theo phương pháp điều trị phù hợp, sức khỏe của bạn vẫn bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu về thời gian ủ bệnh lao và những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

1. Bệnh lao phổi

Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ đối với căn bệnh kể trên, chúng xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn lao MTB, hay còn được biết đến với tên đầy đủ là Mycobacterium Tuberculosis. Trong đó, phổi, hô hấp là những cơ quan thường bị vi khuẩn tấn công.

Bệnh lao phổi có thể lây nhiễm qua đường hô hấp.

Bệnh lao đặc biệt nghiêm trọng bởi vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua hệ hô hấp. Đó là lý do vì sao chúng ta cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Đặc biệt, vi khuẩn MTB có cấu tạo tương đối lạ, chúng có khả năng kháng một số loại kháng sinh. Do đó, người bệnh phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ, như vậy mới có hiệu quả cao, duy trì tình trạng sức khỏe ổn định.

Khi nghiên cứu về căn bệnh này, các bác sĩ phát hiện ra rằng một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ngay trong thời gian ủ bệnh lao. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng mà mọi người cần đặc biệt quan tâm.

2. Tìm hiểu về thời gian ủ bệnh lao

Bên cạnh việc tìm hiểu những đặc điểm, triệu chứng của Bệnh lao phổi, chúng ta cũng nên nắm được những kiến thời cơ bản về thời gian ủ bệnh lao. Quãng thời gian này hay còn được biết đến là thời gian bệnh tiềm tàng và người bệnh rất khó phát hiện ra các triệu chứng trong khoảng thời gian này.

Khá nhiều bạn thắc mắc không biết thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong bao lâu? Trên thực tế, các bác sĩ rất khó có thể chẩn đoán chính xác quãng thời gian này. Thông thường, chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, họ có tiền sử mắc bệnh gì hay không?

Thông thường, thời gian ủ bệnh lao có thể 4 - 12 tuần hoặc vài năm.

Nhìn chung, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong khoảng 4 tuần - 12 tuần, một số trường hợp thời gian này diễn ra trong khoảng vài năm. Tốt nhất, nếu thấy cơ thể mình xuất hiện những biểu hiện lạ, chúng ta nên đi khám sớm và phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu tiên.

Đối với những người có tiền sử mắc bệnh hoặc hệ miễn dịch kém thì quãng thời gian ủ bệnh được rút ngắn tương đối nhiều so với người bình thường. Vì vậy nhóm đối tượng này nên đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe, theo dõi những biểu hiện lạ.

Hy vọng rằng, câu trả lời trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của mọi người về vấn đề thời gian ủ bệnh lao kéo dài trong bao lâu?

3. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao phổi

Để phát hiện kịp thời bệnh, bạn cần phải dựa vào những dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân lao phổi. Trong những giai đoạn đầu, đặc biệt khi thời gian ủ bệnh chúng ta rất khó có thể phát hiện ra triệu chứng bệnh. Vì thế, bệnh nhân thường tỏ ra chủ quan và để vi khuẩn tấn công cơ thể mạnh mẽ hơn, khiến các cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau một khoảng thời gian, các triệu chứng đặc trưng dần dần xuất hiện và bệnh nhân có thể cảm thấy các triệu chứng rõ ràng hơn. Một trong những biểu hiện thường gặp đó là bạn bị ho kéo dai dẳng, kéo dài liên tục trong một thời gian dài. Thậm chí có bệnh nhân còn thấy xuất hiện tình trạng ho ra máu cực kỳ nghiêm trọng.

Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, chán ăn và bị sụt cân rất nhanh.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cảm thấy đau tức ngực, chán ăn, ăn không ngon miệng và đó là nguyên nhân khiến chúng ta sụt cân không rõ lý do. Sau khoảng thời gian ủ bệnh lao, người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, làm việc không hiệu quả và hay bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Các bạn nên ghi nhớ những biểu hiện trên và đi khám sớm nhé!

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và dứt điểm các cơ quan khác trong cơ thể dần dần bị ảnh hưởng. Trong đó, chúng ta có thể kể đến như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, xương và hạch bạch huyết,… Càng để lâu, việc điều trị càng trở nên khó khăn, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa hết sức nghiêm trọng.

4. Phương pháp điều trị bệnh lao hiệu quả

Khi ngành y học chưa phát triển, việc điều trị bệnh lao gặp vô vàn khó khăn, thậm chí trong một quãng thời gian, những người mắc bệnh gần như phải nhận “án tử”. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của y học, thuốc điều trị bệnh ra đời đã góp phần kiểm soát tình trạng bệnh, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Chúng ta nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh từ 6 tháng trở lên tùy vào tình trạng bệnh và thời gian ủ bệnh lao. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh có cấu tạo đặc biệt, có khả năng kháng một số loại kháng sinh. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị, bệnh nhân bắt buộc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý nhỏ đó là căn bệnh này hoàn toàn có thể tái phát lại nếu người bệnh không biết cách chăm sóc sức khỏe. Mỗi người hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình thật tốt nhé!

5. Địa chỉ khám và điều trị bệnh

Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn cơ sở y tế nào để khám và điều trị bệnh lao phổi thì hãy tham khảo ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé! Tính đến nay, bệnh viện đã có hơn 24 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị, đặc biệt là bệnh lao phổi.

Một điểm cộng của bệnh viện đó là hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bệnh nhân. Đặc biệt, chúng tôi hiện đang sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có kinh nghiệm khi thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh lao phổi, trong và sau thời gian ủ bệnh lao. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm về kết quả và độ chính xác khi thực hiện tại bệnh viện.

Những bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh theo BHYT hãy ghé qua 1 trong 2 cơ sở số 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc PKĐK MEDLATEC số 99 Trích Sài, Tây Hồ. Bệnh viện đang triển khai chương trình bảo lãnh viện phí cực kỳ hấp dẫn với sự hợp tác của gần 40 công ty bảo hiểm chất lượng.

Chúng ta nên trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về bệnh lao phổi, triệu chứng thường gặp, thời gian ủ bệnh lao và cách phòng tránh. Có như vậy, bạn mới bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh. Nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm lao phổi, hãy tham khảo về dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua tổng đài 1900 56 56 56.

Việt Nam là một trong 30 nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao kháng thuốc cao nhất thế giới. Căn bệnh này đã và đang cướp đi sự sống của rất nhiều người và có nguy cơ lây lan cao gây nguy hiểm cho cộng đồng. Điều đáng mừng là, nhờ sự tiến bộ của y học, đến nay tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở nước ta đang ngày càng nâng lên.

1. Tổng quan về bệnh lao kháng thuốc

1.1. Lao kháng thuốc là bệnh gì

Lao kháng thuốc là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn lao kháng lại các thuốc dùng để điều trị bệnh và làm cho việc trị bệnh sau đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều, người bệnh trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm cho cả cộng đồng.

1.2. Vì sao bị lao kháng thuốc

Sở dĩ có tình trạng lao kháng thuốc chủ yếu là do:

- Không tuân thủ nguyên tắc điều trị

Điều trị lao là một quá trình dài và liên tục đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc: phối hợp nhiều loại thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ; dùng đúng liều thuốc đã chỉ định; dùng thuốc đều và đúng giờ nhất định trong ngày, cách xa bữa ăn; thời gian điều trị ít nhất là 6 tháng; dùng thuốc đủ thời gian theo đúng 2 giai đoạn: tấn công và duy trì. Người bệnh vì bất kỳ lý do nào mà không tuân thủ đúng nguyên tắc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn lao tìm cách chống lại thuốc thuốc điều trị và kết quả là bị lao kháng thuốc.

Không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị là một trong các nguyên nhân gây ra lao kháng thuốc

- Vi trùng lao

Vi trùng lao rất dễ đột biến hay nói cụ thể hơn là nó dễ thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc điều trị lao. Vì thế có những trường hợp dù đã tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị bệnh và điều trị đúng cách nhưng vi trùng lao vẫn tìm cách và chống lại được thuốc lao nên xảy ra tình trạng lao kháng thuốc.

- Hít phải vi khuẩn lao kháng thuốc

Trước khi tiến hành điều trị lao, có thể bệnh nhân đã hít phải vi khuẩn lao kháng thuốc từ người bị bệnh này trong cộng đồng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây ra lao kháng thuốc.

- Phác đồ điều trị

Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng cũng có trường hợp do sai sót trong việc lựa chọn phác đồ điều trị lao khiến cho bệnh nhân không được dùng đủ các loại thuốc cần thiết hoặc cho bệnh nhân dừng thuốc quá lâu để điều trị tác dụng phụ do thuốc gây ra mà không theo dõi cẩn thận nên dẫn đến bệnh nhân bị lao kháng thuốc.

1.3. Cách thức phát hiện lao kháng thuốc như thế nào

Hầu hết các trường hợp lao kháng thuốc đều không thể biết được ngay khi mới phát hiện bệnh. Vì thế muốn phát hiện sớm tình trạng này tốt nhất bệnh nhân cần được chỉ định xét nghiệm phù hợp. Có như vậy thì việc chẩn đoán và điều trị sau đó mới đạt tỷ lệ thành công cao.

Xét nghiệm càng sớm càng dễ phát hiện lao kháng thuốc

2. Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc hiện nay ra sao

2.1. Mức độ nguy hiểm của bệnh lao kháng thuốc

Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có loại kháng thuốc mà người bệnh mắc phải. Hiện nay lao kháng thuốc được chia thành nhiều loại: siêu kháng thuốc, đa kháng thuốc, đơn kháng thuốc,...

Đối với bệnh lao kháng thuốc, thời gian điều trị kéo dài hơn lao bình thường rất nhiều, chưa kể thuốc được sử dụng có độc tính khá cao nên người bệnh sẽ phải chịu cực nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra, sức khỏe vì thế bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí có những trường hợp sức khỏe bệnh nhân không thể đủ điều kiện để chịu đựng các bất lợi do thuốc gây ra nên phải ngưng điều trị.

Thực tế quá trình điều trị bệnh lao kháng thuốc cho thấy có những bệnh nhân cảm thấy rất khỏe dù đã dùng thuốc có độc tính cao nhưng cũng có những bệnh nhân lại gặp bất lợi cho sức khỏe kể từ khi dùng thuốc. Tùy vào từng loại thuốc mà bệnh nhân điều trị, cơ địa và bệnh lý của mỗi bệnh nhân mà thuốc trị lao kháng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: ngộ độc gan - thận, rối loạn tiêu hóa, tăng mẫn cảm,...

Không những thế, điều trị lao kháng thuốc có chi phí rất cao và cao hơn gấp nhiều lần so với bệnh lao thông thường nên xét về lâu dài không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để đi đến cùng. Điều nguy hiểm hơn nữa đó là vi khuẩn lao kháng thuốc, siêu kháng thuốc có khả năng lây lan cho cộng đồng rất cao nên sẽ rất nguy hiểm cho những người xung quanh nên chẳng may bị lây vi khuẩn này.

2.2. Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc như thế nào

Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc là bao nhiêu luôn là mối quan tâm chung của những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này. Không thể phủ nhận rằng điều trị lao kháng thuốc thành công là tương đối gian nan nhưng khả năng khỏi là có. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Hiện nay, nhờ phác đồ điều trị mới, tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc đã cao hơn rất nhiều

Thời gian điều trị lao kháng thuốc dài, phức tạp, tiên lượng xấu hơn so với lao thông thường. Nếu như người bị lao chỉ cần điều trị 6 tháng là đã có tỷ lệ khỏi bệnh tới 91% thì ở bệnh nhân bị lao kháng thuốc dù áp dụng phác đồ điều trị tiên tiến nhất thì tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc cũng chỉ đạt 75% và phải cần tới 9 tháng điều trị, thậm chí có trường hợp phải kéo dài đến 24 tháng. Nếu như điều trị cho bệnh nhân lao bình thường sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt trong thời gian dưới 6 tháng thì bệnh nhân lao kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc hầu như không thuyên giảm hoặc thuyên giảm ít, thậm chí còn nặng hơn.

Trước đây bệnh nhân bị lao kháng thuốc ở nước ta có rất ít lựa chọn điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh cũng rất thấp, chỉ khoảng 70%. Tuy nhiên, thời gian gần đây tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở nước ta đã lên tới 80 - 85% và có nhiều phác đồ thuốc mới với thời gian điều trị ngắn hơn trước đây rất nhiều. Còn đối với các trường hợp lao siêu kháng thuốc thì tỷ lệ khỏi bệnh khoảng dưới 50%.

Với những tiến bộ không ngừng của y học hiện đại chúng ta có thể thấy tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc ở nước ta đang ngày càng cao hơn. Hy vọng trong tương lai gần, lao kháng thuốc sẽ không còn trở thành nỗi ám ảnh cho bệnh nhân và cộng đồng.

Những chia sẻ trong bài viết trên đây mong rằng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về bệnh lao nói chung và lao kháng thuốc nói riêng. Nếu còn thắc mắc nào khác về bệnh lý này các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900565656 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp xác đáng và cặn kẽ.