Bao lâu thì tử cung co lại sau sinh

Đau dạ con sau sinh vô tình được hình thành khi các cơn co tử cung đẩy các mô và máu thừa ra ngoài tử cung. Đau dạ con sau sinh có thể được kiểm soát bằng việc hoạt động nhẹ nhàng và thay đổi chế độ ăn.

Đau dạ con sau sinh là cơn đau do co thắt tử cung.

Tử cung người phụ nữ khi mang thai sẽ giãn nở theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Cho đến khi sinh xong, tử cung sẽ bắt đầu co thắt để trở về kích thước ban đầu, dẫn đến việc vô tình gây ra những cơn đau ở bụng.

Các mô và máu thừa hay còn gọi là sản dịch trong tử cung và đường sinh dục sau khi sinh của mẹ cũng sẽ được đẩy ra ngoài bằng những cơn co tử cung này.

Những cơn đau dạ con sau sinh thông thường sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày và có khi lâu hơn tùy vào cơ địa mỗi người.

Vào 2 ngày đầu sau sinh cơn đau sẽ trở nên dữ dội nhất và đến ngày thứ 3 sẽ giảm dần. Mức độ đau càng mạnh thì tử cung của mẹ sẽ càng mau co lại và nhanh chóng biến mất.

Tử cung của người lần đầu làm mẹ sẽ có độ đàn hồi tốt hơn nên sẽ bớt đau hơn so với người đã từng sinh non trước đó.

Khi em bé ra đời, tử cung của người mẹ vẫn phải tiếp tục co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài và trở về trạng thái ban đầu.

Ngoài ra, khi sinh em bé, cơ thể mẹ đã gần kiệt sức nên rất yếu và sức chịu đựng rất kém nên khi tử cung co sẽ có cảm giác đau nhiều hơn. Và khi mẹ cho bé bú sẽ càng đau hơn vì lúc này tử cung co bóp nhiều hơn nên sẽ càng đau dữ dội hơn.

Massage bụng

Khi bị đau dạ con, mẹ có thể nhờ người thân massage bụng để giảm nhẹ và hỗ trợ đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Mẹ hãy dùng tay sờ trên bụng kiểm tra xem vị trí nào có khối hơi cứng xuất hiện thì xoa xung quanh vùng cứng đó theo chiều kim đồng hồ cho đến khi thấy mềm và dần hết đau là được.

Cho con bú

Một giải pháp khắc phục đau dạ con sau sinh là cho con bú, khi đó cơ thể mẹ sẽ giải phóng hormone oxytocin khiến tử cung co hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ mất máu.

Mẹ sẽ cảm thấy đau dữ dội nhất khi cho con bú càng nhiều bởi lúc này dạ con được co nhiều hơn.

Tuy nhiên, thay vì đau âm ỉ từ ngày này qua ngày khác thì thời gian đau sẽ nhanh chóng qua đi, con vẫn được ăn no sữa mẹ và lượng sữa mẹ cũng được duy trì ổn định ngay từ đầu.

Bao lâu thì tử cung co lại sau sinh

Cho con bú giúp giảm đau dạ con sau sinh

Nhẹ nhàng thay đổi tư thế nằm

Có thể nằm sấp nhẹ nhàng và đặt một chiếc gối dưới bụng để giảm cơn đau tức thời đối với sản phụ sinh thường. Còn sản phụ sinh mổ thì biện pháp này rất khó áp dụng.

Tập luyện nhẹ khi nằm

Để các cơ không bị co cứng lại và sản dịch đẩy ra nhanh hơn thì mẹ nên tập cử động vùng khung sàn chậu và các cơ bắp thành bụng, giúp cơ và các dây chằng sàn chậu đàn hồi tốt hơn, tránh được tình trạng sa tạng vùng chậu sau sinh.

Đi tiểu đúng lúc

Mẹ nên uống nước nhiều và đi tiểu thường xuyên sau khi sinh con để tình trạng đau dạ con cải thiện hơn, đồng thời cũng là cách giúp tống khứ lượng sản dịch ra khỏi cơ thể mẹ nhanh chóng hơn.

Mẹ tuyệt đối không được nhịn tiểu khi đau bụng dễ khiến dẫn đến tình trạng xuất huyết sau sinh hoặc viêm bàng quang.

Ngồi thiền

Ngồi thiền sau sinh giúp tử cung co lại nhanh hơn và giảm đau bụng. Nên ngồi thời gian ngắn rồi lại nằm nghỉ để không bị đau lưng, đau vai gáy sau này.

Bao lâu thì tử cung co lại sau sinh

Không tự dùng thuốc giảm đau

Khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ thì sản phụ không được tự ý dùng thuốc giảm đau bừa bãi. Vì có thể ảnh hưởng tới lẫn chất lượng sữa cho con bú.

Không tự ý chườm nóng

Tử cung sẽ co lại để cầm máu nên sản phụ không được tùy tiện chườm nóng ngay sau sinh sẽ khiến tử cung không co lại được và gây ra tình trạng băng huyết sau sinh rất nguy hiểm.

Vận động nhẹ nhàng

Nằm một chỗ quá lâu sẽ không tốt chút nào. Mẹ sau sinh nên dành thời gian vận động và tập những bài thể dục nhẹ nhàng sẽ tống được sản dịch nhanh chóng ra ngoài và tử cung mau co lại hơn.

Với những phụ nữ sinh mổ, các mẹ có thể nhanh chóng tập đi lại nhẹ nhàng để tránh bị dính ruột hoặc bí tiểu.

Trường hợp đau dạ con sau sinh không thuyên giảm và xuất hiện thêm triệu chứng như sốt, đau dữ dội, ra huyết không ngừng thì sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Có thể bạn quan tâm: Sau sinh bao lâu hết sản dịch? Mẹ cần lưu ý gì về sản dịch sau sinh?

7. Bạn sẽ buồn chán và có nguy cơ trầm cảm

Khoảng 50–80% phụ nữ sau sinh trải qua hội chứng baby blue trong vài tuần đầu sau sinh khiến tâm trạng thay đổi thất thường và dễ dàng chán nản, buồn bã, lo lắng, ủ rũ, khóc lóc… Hội chứng baby blue do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm thay đổi hormone, stress, mệt mỏi.

Hội chứng này thường kéo dài vài tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng mệt mỏi, stress và khóc kéo dài hơn 4 tuần và ngày càng nghiêm trọng thì có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh. Khoảng 20% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.

Chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khiến phụ nữ sau sinh bị ảo giác cũng như có ý định làm hại bản thân và con. Vì vậy, phụ nự mắc chứng này cần được phát hiện và điều trị tâm lý kịp thời với sự hỗ trợ của gia đình và bác sĩ tâm lý.

8. Bạn có thể bị táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh là một hiện tượng phổ biến khiến nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải, đặc biệt là đối với những sản phụ dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê ở bệnh viện. Nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh lo sợ bị đau khi đi đại tiện nên có xu hướng nhịn và dễ dẫn tới táo bón.

Để ngăn ngừa và giảm táo bón sau sinh, bạn nên uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ. Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng giúp tình trạng táo bón được cải thiện. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bạn cần đi khám để điều trị kịp thời.

9. Bạn có thể bị bệnh trĩ sau sinh

Quá trình sinh con có thể làm sưng một số mạch máu ở trực tràng gây đau, ngứa hoặc chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khi cơ thể đã phục hồi sau sinh. Để giảm đau, bạn có thể chườm mát hoặc ngồi lên đệm lót mềm để giảm đau. Bạn cũng nên có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng nếu có thể.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? 12 thực phẩm xua tan táo bón sau sinh

10. Bạn có thể tiểu không tự chủ

Tình trạng tiểu không tự chủ hay còn gọi là són tiểu thường gặp sau sinh thường nhưng cũng có thể xảy ra sau sinh mổ. Bạn có thể bị són tiểu khi ho hoặc cười và cũng có thể nhận thấy khó điều khiển cơ hậu môn.

Cũng giống như táo bón và bệnh trĩ, tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh sẽ giảm dần theo thời gian trong quá trình hồi phục sau sinh. Thực hiện bài tập kegel là cách hiệu quả để tăng cường cơ vùng chậu mà bạn có thể thử.

11. Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng

Sau sinh, nhiều phụ nữ mong muốn sớm có thể tập luyện theo nhịp điệu như trước kia. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục quá sức theo cường độ giống như trước khi chưa có bầu. Bạn cần chờ cơ thể phục hồi sau sinh, đặc biệt nếu bạn sinh mổ.

Việc vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng trĩ, táo bón, tiểu không tự chủ và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh, cải thiện giấc ngủ, tăng cường lưu thông máu. Đối với phụ nữ sau sinh, các môn thể thao như đi bộ và bơi là cách luyện tập nhẹ nhàng bạn có thể tham khảo. Khi đi khám kiểm tra phục hồi sau sinh, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp.

12. Bạn có thể bị bốc hỏa

Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột sau sinh có thể gây ra những triệu chứng giống như tiền mãn kinh như bốc hỏa. Theo thống kê có trên 33% phụ nữ sau sinh bị bốc hỏa trong thời kỳ mang thai và 29% bị bốc hỏa và ra nhiều mồ hôi sau sinh. Sau sinh 2 tuần, tình trạng này sẽ giảm dần. Những phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm và những người có chỉ số BMI cao trước khi mang thai dễ bị bốc hỏa hơn.

Nếu bị bốc hỏa và ra nhiều mồ hôi về đêm như khi bị sốt thì bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng sau sinh.

14. Bạn có thể đau ngực và núm vú

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho cả bạn và bé, nhưng điều này không hề dễ dàng vì việc cho con bú sau sinh rất phức tạp và khó khăn. Bạn có thể thấy ngực đau, núm vú bị nứt cổ gà và đau khi cho con bú.