Đau gan thì đau ở đâu

SKĐS - Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.


Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh gan, tuy nhiên, bạn cần phải thăm khám bởi bác sĩ để xác định có mắc bệnh gan hay không. Bài viết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, không thể thay thế ý kiến tư vấn của bác sĩ.


Uống quá nhiều rượu
Tình trạng này được gọi với thuật ngữ y học là ARLD (Alcohol Related Liver Disease - Bệnh gan liên quan đến rượu). Khi mắc phải tình trạng này, có thể các triệu chứng bệnh vẫn còn ẩn, chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài hoặc các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu gan của bạn bị tổn thương. Các xét nghiệm máu sẽ phát hiện tình trạng men gan bất thường nếu gan có vấn đề. Trong giai đoạn sau của bệnh này, các triệu chứng như lơ mơ, lú lẫn và nôn ra máu... Là các dấu hiệu chắc chắn là bạn đang bị ARLD.


Đau gan thì đau ở đâu


Nhiễm virut viêm gan
Có 5 loại chính của bệnh viêm gan bị gây nên bởi virut tấn công gan. Trong đó có 3 loại quan trọng nhất là viêm gan A, B và C.
Bạn có thể mắc viêm gan A bởi ăn phải thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm virut này. Viêm gan B thường lây nhiễm qua tiếp xúc tình dục với người bị bệnh, hoặc do dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng. Viêm gan C thường bị lây nhiễm do việc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh.
Dấu hiệu sớm của bệnh viêm gan có thể là những triệu chứng giống như khi bị cảm cúm nhẹ: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sút cân... Tình trạng xấu hơn có thể là chóng mặt, suy giảm tuần hoàn, nước tiểu sẫm màu...
Khi bị viêm gan, việc điều trị chủ yếu là chỉ nhằm tạo cơ hội giúp gan phục hồi và duy trì hoạt động trở lại.

Buồn nôn và chán ăn

Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và chán ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác, nhưng nó có liên quan đến việc sản xuất và bài tiết mật của gan. Mật giúp nhũ hóa và cắt nhỏ lipid (chất béo) giúp cho chúng có thể được tiêu hóa. Khi gan gặp sự cố, cảm giác buồn nôn và chán ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo.

Chế độ ăn khiến gan nhiễm mỡ

Bệnh này không phải do uống quá nhiều rượu, thuật ngữ y học gọi là NAFLD (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Nó có thể bị gây nên bởi chế độ ăn không lành mạnh, có quá nhiều chất béo dư thừa trong gan. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, đau tim và đột quỵ.
Dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác khó chịu và đau tức hạ sườn phải, nhưng đôi khi triệu chứng không rõ ràng.
Điều trị bệnh này thường là ngủ đủ giấc, vì nhiều nghiên cứu cho thấy bất thường hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan. Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết.

Bối rối và mất phương hướng

Như đã nói ở trên, một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là thanh lọc các chất độc ra khỏi máu. Ví dụ khi chúng ta uống thuốc, gan có thể chuyển hóa chúng thành chất vô hại và loại bỏ chúng. Ngoài ra khi chúng ta ăn các chất đạm (protid), quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra chất amoniac gây độc, gan sẽ chuyển hóa và làm cho chúng trở nên vô hại. Tuy nhiên, khi gan hoạt động không tốt, các chất độc sẽ tích tụ và thậm chí gây ra các vấn đề cho não. Tình trạng này còn được gọi là bệnh não gan (Hepatic Encephalopathy). Người bệnh sẽ hay nhầm lẫn và mất phương hướng.

Mệt mỏi

Mệt mỏi và kiệt sức thường được cho là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về gan. Khi gan không khỏe mạnh, việc loại bỏ các độc tố trong máu sẽ không được hiệu quả. Một trong các phương pháp hay được các bác sĩ ở Anh thực hiện để xác định xem sự mệt mỏi này có phải do gan bị bệnh gây ra hay không, đó là phương pháp “Fatigue Impact Scale”. Nó đánh giá tác động gây mệt mỏi của những hoạt động thể chất và tinh thần. Thường được sử dụng để đánh giá mức độ hồi phục của gan khi điều trị.

U nang ở gan

Thật may mắn vì thông thường, điều này không phải là tình trạng nghiêm trọng. Vấn đề này phát sinh khi gan bị bệnh mà có một số tế bào tăng sản xuất và tiết chất lỏng tạo thành túi nước như u nang. Sẽ không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi các u nang phát triển to và có thể gây đau đớn và khó chịu.
Phải thường xuyên đi kiểm tra chụp chiếu, siêu âm và làm các xét nghiệm khác để xác định tình trạng bệnh.

Phù do xơ gan

Điều này có thể xảy ra khi bạn bị viêm gan C hoặc biến chứng của bệnh viêm gan do rượu (ARLD) ở các nước phát triển. Vấn đề nghiêm trọng là bị suy giảm mạnh chức năng gan, các tổ chức gan bị xơ hóa, chai lại và sẹo. Chân và bàn chân bị phù do ứ nước, bàn tay bàn chân bị ngứa, dễ bị bầm tím, gan trở nên rất nhạy cảm khi va chạm.

Nước tiểu đậm màu hơn

Nước tiểu sẫm màu hơn có thể là do bạn uống thuốc gì đó gây nên, hoặc đơn giản có thể chỉ do bạn uống không đủ lượng nước hàng ngày. Nhưng khi tự dưng thấy màu nước tiểu đậm hơn nhiều so với bình thường và nhất là bạn thấy phân có màu trắng, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh gan. Trong trường hợp này, bạn cần phải khẩn trương đến bệnh viện để được chữa trị khẩn cấp, vì có thể chức năng gan của bạn đă bị suy giảm nghiêm trọng.

Vàng da

Một dấu hiệu cảnh báo cổ điển cho bệnh gan là vàng da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh gan, do gan không chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật có tên là bilirubin.
Khi chức năng gan bình thường thì lượng bilirubin tự do trong máu sẽ được gan chuyển hóa thành dạng kết hợp và thải trừ ra ngoài, khi chức năng gan suy giảm, lượng bilirubin tự do dư thừa nhiều trong máu, gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt này.

Làm gì để có một lá gan khỏe mạnh?

Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh. Tránh thái quá trong việc sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc tinh chế...
Uống một ly nước chanh mỗi ngày có thể giúp thanh thải độc tố và giúp cho gan phải làm việc ít hơn. Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót. Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng... và uống nhiều nước là rất có lợi.

Theo SKĐS.

Khi cảm thấy các cơn đau xuất phát từ gan thì đó là tín hiệu cho thấy có vấn đề không bình thường xảy ra trong cơ thể.

Các cơn “đau gan” được miêu tả với nhiều sắc thái, hiện tượng khác nhau. Có người cảm thấy đau âm ỉ hay nhói ở vùng bụng trên bên phải nhưng cũng có người lại thấy đau đớn dữ dội, đau buốt như bị đâm đến mức khó thở.

Đôi khi tình trạng đau này còn đi kèm với sưng, và đôi khi cơn đau còn lan ra sau lưng hoặc lan đến vùng bả vai bên phải.

Gan là bộ phận nằm ở bên dưới lồng ngực, có nhiệm vụ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thực phẩm thành các sản phẩm mà cơ thể cần để duy trì hoạt động sống hàng ngày. Ngoài ra, gan còn có chức năng thải độc cho cơ thể.

Khi cảm thấy các cơn đau xuất phát từ gan thì đó là tín hiệu cho thấy có vấn đề không bình thường xảy ra trong cơ thể.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân có thể gây triệu chứng đau vùng gan gồm có:

Các bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ hay xơ gan là các bệnh lý rất phổ biến trên Thế giới. Ngoài ra, đôi khi cảm giác đau ở vùng gan có thể còn là do các vấn đề ở túi mật, tuyến tụy hoặc thận.

Các triệu chứng đi kèm

Khi gan gặp phải bất kỳ vấn đề nào thì cũng thường bộc lộ thêm các triệu chứng khác đi kèm với cơn đau.

Chức năng của gan là giải độc, loại bỏ chất thải và chuyển hóa các chất trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể cẩn. Nếu mắc phải bất kỳ bệnh lý nào về gan thì gan sẽ không thể thực hiện chức năng này một cách hiệu quả. Lúc này, cơ thể sẽ bị tích tụ độc tố, phản ứng lại và biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng đi kèm với đau khi xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến gan gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Da hoặc tròng trắng mắt chuyển vàng
  • Nước tiểu màu nâu sẫm
  • Sưng ở mắt cá chân hoặc cẳng chân
  • Ngứa ngáy khó chịu
  • Ăn không ngon miệng

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau gan

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan vùng bụng, đánh giá tình trạng viêm ở gan và hỏi về lối sống cũng như bệnh sử của bạn. Sau đó sẽ cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc cắt lớp vi tính (CT scan) cũng được thực hiện nhằm phát hiện khối u hoặc nang gan.

Bạn cũng có thể cần làm sinh thiết gan, trong đó bác sĩ sử dụng một cây kim dài và mảnh để lấy một mẫu mô nhỏ từ gan dưới sự hướng dẫn của hình ảnh siêu âm. Sau đó mẫu mô này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Còn một phương pháp chẩn đoán bệnh gan nữa là siêu âm đàn hồi thoáng qua (transient elastography). Đây là một phương pháp siêu âm đặc biệt nhằm kiểm tra độ cứng của mô gan và phát hiện tình trạng hình thành sẹo hay xơ hóa.

Điều trị vấn đề về gan

Biện pháp khắc phục tạm thời

Nếu bạn bị đau vùng gan vào buổi sáng sau bữa tối ăn quá no, nhiều đồ khó tiêu hoặc uống nhiều rượu thì cần uống nhiều nước.

Bên cạnh đó, hãy cố gắng tránh các loại đồ ăn dầu mỡ và thức ăn khó tiêu trong vài ngày và ngồi thẳng để giảm áp lực lên gan.

Nếu cơn đau kéo dài quá lâu mà không đỡ thì nên đi khám bác sĩ.

Nếu đau gan còn đi kèm với hiện tượng buồn nôn, chóng mặt hoặc ảo giác thì cần có biện pháp can thiệp khẩn cấp.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Các phương pháp điều trị vấn đề về gan sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể nhưng luôn bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.

Gan là một trong số ít các cơ quan trong cơ thể có thể tự chữa lành và tự tái tạo.

Nghiên cứu trên gan chuột đã chỉ ra rằng chế độ ăn quá ít protein sẽ làm giảm đáng kể thể tích gan và việc bổ sung đầy đủ protein vào chế độ ăn có thể phục hồi tình trạng này.

Những thay đổi về lối sống khác, chẳng hạn như giảm cân và giảm hàm lượng cholesterol, cũng là những điều cần thiết trong quá trình điều trị các nguyên nhân gây đau gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể được kiểm soát gần như hoàn toàn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện.

Dùng thuốc

Khi các cơn đau vùng gan gây khó chịu và cản trở các hoạt động thường ngày thì bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn nhưng không nên dùng acetaminophen vì loại thuốc sẽ gây hại cho gan, khiến gan không thể lọc bỏ độc tố trong cơ thể.

Tuy nhiên, trong những trường hợp mà gan đã bị tổn hại nặng thì việc tự uống thuốc giảm đau tại nhà có thể sẽ gây nên những hậu quả trầm trọng hơn.

Sau khi vấn đề về gan được chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên từng bệnh cụ thể để kiểm soát tình trạng và giảm nhẹ triệu chứng, bao gồm cả các cơn đau.

Kiểm soát ung thư gan

Nếu cơn đau vùng gan là do ung thư gan thì sẽ cần tiến hành các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, nút hóa chất động mạch, đốt u bằng sóng cao tần,…

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, tổn thương gan do viêm gan, lạm dụng acetaminophen, tiếp xúc với các hóa chất có hại, ung thư hoặc rượu sẽ không thể phục hồi được. Trong những trường hợp này thì phẫu thuật ghép gan là lựa chọn điều trị tốt nhất.

Làm gì khi bị đau vùng gan?

Đau gan là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề đang xảy ra trong cơ thể và tuyệt đối không được xem thường hay trì hoãn mà cần đi khám ngay để phát hiện và có cách điều trị kịp thời.

Bằng việc điều trị đúng cách, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, hầu hết các bệnh về gan đều có thể được kiểm soát một cách hiệu quả hoặc thậm chí, một số vấn đề còn được chữa khỏi hoàn toàn.