Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán là gì năm 2024

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư. Cụ thể, bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào?

Có bắt buộc phải bảo đảm thực hiện hợp đồng không?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

Căn cứ Điều 66 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn.

Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với:

  • Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Cung cấp một hoặc một số hoạt động bao gồm:

- Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;

- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;

- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định;

- Giám sát;

- Quản lý dự án;

- Thu xếp tài chính;

- Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ;

- Các dịch vụ tư vấn khác.

  • Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện. Mà tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
  • Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự tham gia thực hiện của cộng đồng. Cụ thể, cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

Như vậy, việc nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là bắt buộc (trừ một số trường hợp ngoại lệ), không giới hạn giá trị gói thầu.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán là gì năm 2024
Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

Khi nào bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả?

Cũng theo quy định trên, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% - 10% giá trúng thầu (căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu).

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Đặc biệt, nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

- Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

- Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

- Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một cụm từ khá xa lạ, không thường gặp trong những giao dịch ký kết hợp đồng thông thường. Thế nhưng, đây lại là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cho bên nhận quyền lợi. Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Khi nào cần bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Muốn hiểu chính xác bảo lãnh hợp đồng là gì, bạn cần nắm rõ khái niệm, phạm vi thực hiện và mối quan hệ giữa 3 chủ thể tham gia bảo lãnh.

1.1. Khái niệm

Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán là gì năm 2024

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Đó là định nghĩa chung về hoạt động bảo lãnh. Còn bảo lãnh thực hiện hợp đồng hiểu đơn giản là việc bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh cho bên ký kết thực thi điều khoản hợp đồng thực hiện với bên nhận quyền lợi.

1.2. Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi thực hiện bảo lãnh hợp đồng được quy định chi tiết Điều 336 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

  • “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”

1.3. Quan hệ giữa các bên

Hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng luôn có sự tham gia của 3 chủ thể chính. Bao gồm:

  • Bên được bảo lãnh (chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ)
  • Bên bảo lãnh (chủ thể đứng ra bảo lãnh cho bên cần thực hiện nghĩa vụ)
  • Bên nhận bảo lãnh (chính là bên có quyền lợi)

Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bên bảo lãnh đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay. Trường hợp chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh đứng ra thực thi trách nhiệm.

Nếu bên được bảo lãnh có khả năng bù trừ nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ.

2. Quy định về thực hiện bảo lãnh hợp đồng

Theo quy định chi tiết tại Điều 44 của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường phát sinh trong những trường hợp dưới đây:

  • Bên được bảo lãnh không thực hiện đúng trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng.
  • Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.
  • Bên được bảo lãnh không có khả năng thực thi nghĩa vụ theo cam kết.
  • Bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán là gì năm 2024

Bảo lãnh hợp đồng phát sinh khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa vụ

Nếu hoạt động bảo lãnh phát sinh trong những trường hợp kể thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh.

Ngoài ra, bên đứng ra bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu nhận thấy điều kiện mà bên nhận bảo lãnh đưa ra không phù hợp.

Bên đứng ra bảo lãnh cần thông báo cho bên được bảo lãnh sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận quyền lợi.

3. Quy định về chấm dứt bảo lãnh hợp đồng

Điều 343 trong Luật Dân Sự năm 2015, quy định về chấm dứt bảo lãnh hợp đồng có đề cập khá chi tiết. Cụ thể:

  • Chấm dứt thỏa thuận: Thực hiện trong trường hợp tất cả các bên hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm với bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra, chấm dứt bảo lãnh còn có thể thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Về cơ bản, biện pháp bảo lãnh luôn phát sinh đồng thời cùng nghĩa vụ. Vậy nên, nếu hợp đồng không còn hiệu lực, hợp đồng bảo lãnh cũng tự động chấm dứt.
  • Thay thế bằng biện pháp bảo lãnh mới: Nếu các bên tham gia thống nhất hủy bỏ hợp đồng, nghĩa vụ bảo lãnh đối với hợp đồng đó sẽ chấm dứt. Lúc này, biện pháp bảo lãnh cũ có thể thay thế bằng biện pháp mới theo thỏa thuận của cả 3 bên.
  • Bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết: Nếu bên bảo lãnh đã hoàn tất cả nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, trách nhiệm bảo lãnh sẽ chấm dứt từ đây.
  • Các bên đồng thuận chấm dứt bảo lãnh: Cả 3 bên có thể thỏa thuận, đi đến thống nhất chấm dứt bảo lãnh. Mọi thỏa thuận giữa các bên cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do trao đổi, không bên nào bị ép buộc.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán là gì năm 2024

Các bên có thể tự thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh hợp đồng

4. Mẫu biên bản bảo lãnh hợp đồng

Biên bản bảo lãnh hợp đồng cần trình bày theo đúng thể thức. Trong đó, thông tin giữa các bên liên quan phải đảm bảo chính xác, điều khoản bảo lãnh đúng quy định pháp luật. Nếu chưa biết cách soạn thảo biên bản bảo lãnh hợp đồng, bạn hãy tham khảo mẫu biên bản sau đây.

Mẫu biên bản thực hiện bảo lãnh hợp đồng kèm link download

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang ứng dụng rộng rãi tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Đây là giải pháp phần mềm phát triển bởi tập đoàn FPT, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai văn phòng không giấy tờ, số hóa quy trình ký kết hợp đồng.

FPT.eContract được cấp các chứng chỉ bảo mật cấp cao từ nhiều tổ chức uy tín. Hợp đồng khởi tạo từ hệ thống phần mềm này đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng ký kết.

Trong tháng 5/2023, FPT đã chính thức giới thiệu bản FPT.eContract Lite miễn phí. Bên cạnh đó, FPT vẫn duy trì nhiều gói phần mềm trả phí với các tính năng nâng cao. Nếu đang cần triển khai ứng dụng, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Rất hy vọng sau khi tham khảo phần chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu một cách chính xác bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì. Nếu muốn nhận tư vấn chi tiết và demo miễn phí, bạn hãy liên hệ với chúng tôi!

Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán là gì năm 2024

Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract

Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực khi nào?

1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. 2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc mục 1 (nêu trên) thìcó hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu phần trăm?

Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định từ 2 - 10% giá trị hợp đồng ký kết, mức bảo lãnh cụ thể do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được hoàn trả khi nào?

Bên mua sẽ hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc xác nhận cho Bên bán để giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng ngay sau khi hoặc không chậm hơn 10 ngày kể từ khi hàng hóa được kiểm nghiệm, bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu, đồng thời nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định.

Hợp đồng bảo đảm gồm những loại hợp đồng gì?

Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.