Một nắng hai sương có nghĩa là gì năm 2024

Bài báo trích lại bài tập đọc của tuần thứ 28, trang 83 là truyện Kho báu (theo ngụ ngôn E-Dốp), Nguyệt Tú dịch, có câu văn: “Ngày xưa có hai vợ chồng nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu…”.

Tác giả Nguyễn Minh viết tiếp: “Một nắng hai sương”, “cày sâu cuốc bẫm” vốn là hai cụm thành ngữ rất quen thuộc, nói về sự nhọc nhằn, vất vả, cần cù của người nông dân thời xưa. Hai thành ngữ này lại bị người ta đảo ngược, nghe qua không suôn chút nào… Họa chăng, người nước ngoài bập bõm học tiếng Việt mới nói kiểu trái khoáy như thế”.

Tôi cho rằng, đó là nhận định rất chủ quan.

Thứ nhất, cách sử dụng một số thành ngữ bốn chữ kiểu “một nắng hai sương” hay “cày sâu cuốc bẫm” mà đảo ngược đi là rất thường thấy trong việc dùng tiếng Việt, đặc biệt ở những văn bản có tính nghệ thuật.

Ta có thể đưa ra một loạt các ví dụ thường dùng: chín đợi mười mong - mười mong chín đợi, trăm sông nghìn núi - nghìn núi trăm sông, tiền trăm bạc vạn - bạc vạn tiền trăm, ăn to nói lớn - nói lớn ăn to, cưa đứt đục suốt - đục suốt cưa đứt, đào sâu chôn chặt - chôn chặt đào sâu, ao liền ruộng cả - ruộng cả ao liền, vào nam ra bắc - ra bắc vào nam, lên thác xuống ghềnh - xuống ghềnh lên thác, đi khơi về lộng - về lộng đi khơi…

Còn ca dao thì người ta cũng không “ngán” gì mà đảo như vậy: Thương anh tóc rối lưng gù / Hai sương một nắng cần cù siêng năng.

Như vậy, 2 thành ngữ trên đã không “bị đảo ngược” bởi tác giả dịch truyện và người chọn tác phẩm. Họ sử dụng cách nói quen thuộc của người Việt và vận dụng nó trong một cách kể thẩm mĩ (truyện ngụ ngôn). Gọi là “được đảo ngược” thì đúng hơn.

Cũng nói thêm, có thể một số sưu tập thành ngữ hoặc từ điển tiếng Việt phổ thông lựa chọn cách diễn đạt “một nắng hai sương” và “cày sâu cuốc bẫm” và mục từ hoặc ngữ liệu thì đó là quyền và cách lựa chọn của tác giả. Một từ điển, không có kì vọng phản ánh tất cả sự phong phú của vốn từ một ngôn ngữ. Họ chỉ chọn đại diện thôi.

Khi dạy cho học trò, các học trò sẽ đưa câu hỏi. Dĩ nhiên là các thầy cô sẽ giải thích cách dùng thành ngữ, đưa ví dụ và khẳng định sự phong phú của tiếng Việt từ truyền thống. Những tri thức này, tất cả các giáo sinh đều được học qua hai bộ môn trong nhà trường: Văn học dân gian và Ngôn ngữ học.

Như vậy, hai thành ngữ này không sai cả về ngữ pháp và diễn đạt. Ngược lại, nó dạy cho học trò những khả năng diễn đạt khác nhau, phong phú của một bộ phận thành ngữ.

2. Tác giả Nguyễn Minh viết: “Cùng truyện Kho báu, cùng đoạn văn, câu tiếp theo được viết:

“Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời”. Lại một lỗi sai khó chấp nhận. Chắc chắn cụm từ “khi đã lặn mặt trời” không phải là văn phong, ngữ pháp của người Việt Nam. Một người Việt Nam bình thường không ai dùng cách diễn đạt đó. Đúng ra phải là “khi mặt trời đã lặn”.”

Tác giả Nguyễn Minh nỡ nào nói đoan chắc như vậy về văn của người khác, dù đây là văn dịch.

Dân gian nói như thế này đây, trước khi bà Nguyệt Tú dịch tác phẩm này:

- Ban ngày còn dở đi chơi

Tối lặn mặt trời đổ thóc vào rang (bản ghi cuối XIX)

- Ban ngày con mải đi chơi

Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay (bản ghi đâu XX)

- Ngày thời còn mải đi chơi

Tối lặn mặt trời đổ thóc vào rang (bản ghi 1926).

“Lặn mặt trời” là một kết cấu tương đối ổn định và đã được dân gian dùng thông thường, rất Việt.

Về ngữ pháp và ngữ nghĩa, “đã lặn mặt trời” và “mặt trời đã lặn” (như tác giả bài báo đề xuất) có phần trùng nghĩa lên nhau nhưng lại có phần không trùng nghĩa. Nó giống như các cụm từ “đau tay” và “tay đau”, “đau mắt” và “mắt đau”, “cạn nước” và “nước cạn”…

Trong một số cấu trúc này, khi động từ đứng trước, ngoài nghĩa chung với nhau thì nó còn mang sắc thái nghĩa chỉ chỉ một tình thế, một điều kiện. Còn khi danh từ đứng trước, nó thường chỉ hành động trực quan tức thời diễn ra vì đây là kết cấu Chủ - Vị rất rõ ràng.

Người ta thường nói: Nó bị bệnh đau tay/ đau mắt, chứ ít nói “Nó bị bệnh tay đau/ mắt đau” vì “ đau tay/đau mắt” ngoài nghĩa “ tay đau/mắt đau” ra, còn bao hàm nghĩa một loại bệnh. “Cái chum cạn nước” có sắc thái khác với “cái chum nước cạn”…

Với câu văn của dịch giả Nguyệt Tú, rõ ràng tác giả muốn diễn đạt một điều kiện thời gian từ hoàng hôn đến tối chứ không nhất nhất một thời điểm lúc mặt trời lặn. Vì sao vậy, thứ nhất đó là câu chuyện dân gian xa xưa, thời gian cụ thể thường mờ nhòe, thứ hai, lao động nông nghiệp không nhất nhất thời điểm phải chính xác.

Với các em lớp 2, các em sẽ tiếp nhận nó một cách hồn nhiên bản ngữ. Nếu có em phản biện, thì thật mừng, đó là cơ hội cho thầy cô giải thích về sự phong phú và đẹp đẽ của tiếng Việt, những kiến thức mà họ vốn được học kĩ trong nhà trường.

Tôi nhớ lại lời giáo sư dạy ngôn ngữ học của tôi ngày trước: Ngữ pháp chuẩn của một ngôn ngữ là gì? Là nhân dân vốn đã nói và viết như vậy để truyền đạt cho ta một thông tin trọn vẹn. Sự “trong sáng tiếng Việt” là gì? Là cao hơn cả sự “trong sáng”, phải là tiến tới một tiếng Việt đúng, giàu và đẹp. Đó là thiên chức của người dạy và nghiên cứu Ngữ văn.

Nghĩa của câu tục ngữ một nắng hai sương là gì?

Câu thành ngữ có nội dung như sau: "Hai sương một nắng: Từ sáng sớm tới buổi tối (buổi sương sáng sớm và buổi sương chiều tối, giữa là trưa nắng). Nghĩa bóng: Cực khổ, vất vả suốt ngày".

Mùa bội thu trai một nắng hai sương nghĩa là gì?

Nghĩa bóng: Cực khổ, vất vả suốt ngày". Theo tư liệu trên, chúng ta thấy thành ngữ này vốn dùng để chỉ thời gian từ sáng sớm tới tối muộn rồi mới mở rộng ra nghĩa là lao động cơ cực triền miên.

Cụm từ một nắng hai sương gọi cho em điều gì?

“Một nắng hai sương” nghĩa là gì? Hiểu nôm na, thành ngữ “một nắng hai sương” ám chỉ việc những người làm nghề nông luôn làm lụng vất vả, dầm mưa dãi nắng suốt một ngày trời!

Câu thành ngữ là câu như thế nào?

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.