Báo cáo của vdsc 2023 đã kiểm toán năm 2024

Theo đó, trong Q3/23, tăng trưởng lợi nhuận giảm trên diện rộng đã được chứng kiến ở hầu hết các ngân hàng, với tăng trưởng thu nhập của ngành (được tính toán dựa trên 27 ngân hàng niêm yết) ghi nhận đi ngang. Trong các nhóm, nhóm quốc doanh có kết quả tích cực nhất, với mức tăng trưởng trung bình 8% YoY nhờ tăng trưởng của VCB và CTG khi hai ngân hàng kiểm soát được chi phí dự phòng rủi ro, trong khi các ngân hàng nhóm 1 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về NIM và các ngân hàng nhóm 2 đối diện với áp lực trích lập ở mức cao.

Nợ xấu của ngành ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 2,24% (+16 bps so với quý trước). Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng khi nhóm quốc doanh có dấu hiệu giảm dần lượng nợ xấu hình thành trong khi sự suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng TMCP vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh nhóm khách hàng trung bình và thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dấu hiệu chậm lại của kinh tế.

Tổng dư nợ (gốc, lãi) được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đã tăng mạnh từ mức 96 nghìn tỷ cuối tháng 7 lên mức 158,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,24% tỷ trọng tín dụng) tại ngày 31/10.

VDSC dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 11% trên quy mô toàn ngành cho năm 2023 và cải thiện hơn trong năm 2024.

Theo VDSC, tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực chính của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm nên các dự án sắp chào bán vào cuối năm nay và lãi suất giảm mạnh có thể tiếp tục là động lực hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tín dụng yếu hiện tại quay trở lại. Tín dụng liên quan đến bất động sản nhà ở tăng trưởng âm ở mức 1,18% trong Q3/23, so với mức tăng trưởng 31% cuối năm 2022.

Báo cáo của vdsc 2023 đã kiểm toán năm 2024

VDSC cũng kỳ vọng vào triển vọng khả quan hơn của NIM, được hỗ trợ bởi các tín hiệu cắt giảm lãi suất gần đây với việc lãi suất tiền gửi niêm yết toàn ngành đã giảm từ tháng Ba, giảm về mức thấp hơn sau đai dịch. Động thái này được kỳ vọng sẽ chính thức giảm áp lực lên chi phí huy động khi các khoản tiền huy động ở mức cao trong Quý 4/2022 đáo hạn, tạo tiền đề thuận lợi NIM cân bằng và hoàn tất quá trình tạo đáy. Mặc dù vậy, khả năng phục hồi của NIM cần xét về nhiều yếu tố.

Từ phía huy động, lãi suất huy động hiện nay đang là mức rất thấp, phần nhiều do nhu cầu vốn trong nền kinh tế còn yếu khiến các ngân hàng không có nhiều áp lực trong huy động – tránh được tình trạng cạnh tranh huy động bằng lãi suất – vốn thường thấy trong những giai đoạn nền kinh tế sôi động ở các năm trước. Bên cạnh đó, mức độ hỗ trợ của Thông tư 26 về việc cho phép tính tiền gửi của kho bạc nhà nước vào tỷ lệ LDR sẽ giảm dần từ năm 2024, ít nhiều sẽ khiến áp lực chi phí huy động tăng lan tỏa dần trong hệ thống. Hay nói cách khác, lãi suất huy động có thể sẽ nhích dần lên trong năm 2024, theo cùng tốc độ phục hồi của các hoạt động kinh tế.

Từ phía cho vay, nhu cầu tín dụng cũng sẽ cải thiện tương ứng theo đà hồi phục của kinh tế vĩ mô, sẽ là cơ sở để các NHTM duy trì mức chênh lệch hợp lý giữa lợi suất tài sản sinh lãi và chi phí huy động. Theo đó, khả năng cải thiện NIM sẽ phụ thuộc vào khả năng kiểm soát nợ xấu và cơ cấu kỳ hạn, lĩnh vực cho vay của từng ngân hàng. Kỳ vọng NIM của ngành sẽ ổn định trong nửa đầu năm và có thể nhích nhẹ trong nửa cuối năm khi các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi chuyển dần sang lãi suất thả nổi thực tế.

Các hoạt động ngoài lãi bao gồm thu nhập phí cụ thể là hoạt động banca, thanh toán sẽ phục hồi dần khi có sự hồi phục trở lại của nhu cầu tín dụng. Ngoài ra, hoạt động thu hồi nợ và thanh lý tài sản cũng được kỳ vọng sẽ trở nên sôi động hơn về phía cuối năm 2024 do yếu tố mùa vụ cũng như thị trường bất động sản sôi động hơn. Hai cấu phần nói trên được kỳ vọng sẽ phục hồi theo quý để bù đắp hiệu ứng không còn quá mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán như đã thấy trong Quý 3.

Báo cáo của vdsc 2023 đã kiểm toán năm 2024

Sau khi một số nút thắt liên quan đến bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giải tỏa để bảo vệ hệ thống ngân hàng, giá cổ phiếu ngân hàng đã bật tăng trở lại mức bình quân 10 năm.

Tuy nhiên, sự giảm tốc trong bức tranh kết quả kinh doanh năm 2023 đã làm giá cổ phiếu ngân hàng trở lại mức thấp hơn 1 độ lệch chuẩn. Do đó mặc dù khó khăn phía trước vẫn còn hiện hữu, VDSC nhận định đây là mức định giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy một vài cổ phiếu ngân hàng có chất lượng tài sản ở mức tốt để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn nhằm đón đầu sự hồi phục.

Trong báo cáo mới công bố gần đây của CTCK Rồng Việt (VDSC), các chuyên gia dự đoán, trong quý 3/2023, lợi nhuận của đa phần các nhóm ngành sẽ ghi nhận sự cải thiện so với quý 2/2023, xu hướng có phần tương đồng với diễn biến phục hồi của các hoạt động kinh tế và thương mại theo số liệu của GSO.

Xét về tăng trưởng so với cùng kỳ, các nhóm ngành Dầu khí, Dược phẩm, Công nghệ được dự báo sẽ ghi nhận tăng trưởng LNST tích cực ở mức hai chữ số trong quý 3/2023.

Ở chiều ngược lại, các ngành Thủy sản, BĐS, Phân bón, Bán lẻ, Điện dự báo sẽ suy giảm lợi nhuận so với quý 3/2022.

Nhìn chung, mặc dù tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ sẽ cải thiện so với quý trước, mức độ cải thiện vẫn sẽ khá hạn chế. Triển vọng tăng trưởng LNST khả năng cao sẽ tích cực hơn trong quý 4/2023 do cùng kỳ năm ngoái nhiều nhóm ngành có mức nền lợi nhuận thấp như Ngân hàng, Thép, Hàng tiêu dùng, BĐS và Chứng khoán.

Báo cáo của vdsc 2023 đã kiểm toán năm 2024

VDSC cũng đưa ra đánh giá tích cực về kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong quý 3:

CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS): VDSC dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng trong quý 3/2023 của QNS lần lượt đạt 2.677 tỷ đồng ( tăng 16,4% so với cùng kỳ) và 535 tỷ đồng (tăng 46,6% so với cùng kỳ) với động lực đến từ mảng đường (chiếm ~50% tổng doanh thu).

Cụ thể, trong bối cảnh nguồn cung đường dự kiến tiếp tục thắt chặt trong nửa cuối năm 2023 đưa giá đường lên mức đỉnh mới , VDSC dự phóng giá bán đường trung bình của QNS sẽ tăng 65% so với giá trung bình nửa cuối năm 2022. So với quý 2/2023 và quý 3/2022, mức giá dự phóng này lần lượt cao hơn 5% và 23%.

Về phía sản lượng tiêu thụ, VDSC dự phóng sẽ đạt khoảng 48.000 tấn cho riêng quý 3/2023 (tăng 30% so với cùng kỳ), do sản lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam ghi nhận mức sụt giảm mạnh trong tháng 7 và 8, hỗ trợ cho tiêu thụ đường nội địa.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD): Trên cơ sở cân nhắc khả năng duy trì giá cho thuê giàn ở mức cao cho đến năm 2024 và số ngày hoạt động của giàn cũng cao hơn, VDSC nâng dự phóng giá thuê giàn tự nâng trong năm 2023 từ 78.000 USD/ngày lên 81.600 USD/ngày và đạt bình quân 92.700 USD/ngày trong năm 2024, theo xu hướng giá thuê giàn tại thị trường Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, cho riêng quý 3/2023, VDSC kỳ vọng PVD cũng sẽ tiếp tục ghi nhận phần còn lại của khoản đền bù hợp đồng của Valeura, tương ứng 70 tỷ. Theo đó, LNST quý 3 dự kiến đạt 160 tỷ đồng, gần như đi ngang so với quý 2, nhưng cải thiện tích cực so với mức lỗ 34 tỷ so với cùng kỳ. Cho cả năm 2023, doanh thu và LNST ước tính lần lượt đạt 5.101 tỷ ( giảm 6,1% so với cùng kỳ) và 460 tỷ đồng (2022: lỗ 99 tỷ).

CTCP Thép Nam Kim (NKG): VDSC cho rằng doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn do kỳ vọng nhu cầu từ thị trường nước ngoài (các nước ASEAN và Châu Âu) có thể hỗ trợ sản lượng tiêu thụ của các công ty tôn mạ trong nửa cuối năm.

Đồng thời, với chính sách quản lý hàng tồn kho phù hợp, biên lợi nhuận gộp của nhóm tôn mạ sẽ được duy trì nhờ chính sách quản lý hàng tồn kho phù hợp. Đối với NKG, VDSC ước tính sản lượng tiêu thụ trong quý 3/2023 đạt 208 ngàn tấn (tăng 59% so với cùng kỳ) và biên LNG duy trì ở mức tương đương Q2/2023 (9%). Theo đó, LNST quý 3/2023 dự báo đạt 132 tỷ đồng (Q3/2022: -419 tỷ).

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH): VDSC kỳ vọng thị trường bất động sản tại các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm 2023, nhờ lãi suất cho vay giảm và chính sách bán hàng từ các chủ đầu tư có thể thúc đẩy nhu cầu nhà ở.

Trong số các công ty bất động sản dân dụng, KDH có quỹ đất tập trung tại TP.HCM, dự án chung cư Privia dự kiến sẽ khai trương nhà mẫu và bắt đầu chiến dịch bán hàng vào tháng 10.

Ngoài ra, đối với ngành ngân hàng, bức tranh lợi nhuận nhìn chung sẽ ổn định và tích cực hơn so với các nhóm ngành kinh doanh khác. Trong một dịp gặp gỡ các NHTM trong tháng 9, VDSC nhận thấy có một sự đồng thuận về quan điểm của các đại diện ngân hàng là những gì khó khăn nhất đã qua, song tốc độ phục hồi còn rất chậm và phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của các hoạt động kinh tế.

Trong bối cảnh hiện tại, VDSC cho rằng những ngân hàng có lợi thế về vốn, tập khách hàng ít bị tổn thương bởi kinh tế suy yếu và bộ đệm dự phòng cao sẽ là những ngân hàng có khả năng chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng sớm nhất.