Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

  • Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

    Tiếp nối các bài thơ trước, đội ngũ chúng tôi xin ...

  • Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

    Xin giới thiệu đến các em học sinh, bài hướng dẫn ...

  • Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

    Tiếp nối chủ đề Thơ, chúng tôi sẽ hướng dẫn phân ...

  • Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

    Tiếp nối việc hướng dẫn phân tích tác phẩm Văn truyện ...

  • Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

    Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các em học ...

Haylamdo biên soạn và sưu tầm 19 câu trắc nghiệm Phép đối xứng tâm có đáp án (phần 2) Hình học 11 đầy đủ các mức độ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó đạt điểm cao trong bài thi Toán 11.

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

Câu 11: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 6x + 5y - 7 = 0; điểm I(2;-1). Phép đối xứng tâm I biến d thành d’ có phương trình:

   A. 6x - 5y - 7 = 0      B. 6x + 5y - 7 = 0

   C. 6x - 5y + 7 = 0      D. 6x + 5y + 7 = 0

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

   Tâm đối xứng I thuộc d thì phép đối xứng tâm I biến d thành chính nó.

   Nhận xét: lưu ý kiểm tra xem tâm có thuộc d không, cũng như với phép tịnh tiến thì kiểm tra xem vecto tịnh tiến có cùng phương với vecto chỉ phương của d không.

Câu 12: Trong mặt phẳng Oxy cho hình (H) gồm đường thẳng d có phương trình : 3x - 5y + 7 = 0; đường thẳng d’ có phương trình 3x - 5y + 12 = 0. Một lần đối xứng của (H) là:

   A. (1;2)      B. (-4;0)      C. (0;19/2)      D. (19/2;0)

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

   Hai đường thẳng d và d’ song song. Điểm A(1; 2) thuộc d và điểm B(-4; 0) thuộc d’ nên bị loại

   Tính khoảng cách từ C tới hai đường thẳng d, d’

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

   ⇒ d(C;d)=d(C;d^')=> C là tâm đối xứng

   Nhận xét: nếu I là tâm đối xứng của hình gồm hai đường thẳng song song thì I cách đều hai đường thẳng song song đó.

Câu 13: Trong mặt phẳng Oxy cho hình (H) gồm đường thẳng d có phương trình 3x - 5y + 7 = 0 và đường thẳng d’ có phưng trình:

   Tâm đối xứng của (H) là:

   A. I(-7/2;7/2)      B. I(7;-7)

   C. I(7/2;7/2)      D. I(7;7)

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

   Đường thẳng d có vecto chỉ phương u(5;3); Đường thẳng d’ có vecto chỉ phương v(-3;1) nên d không song song với d’. Tâm đối xứng của hình (H) chính là giao điểm của d và d’:

   Gọi I là giao điểm của d và d’.

   Điểm I thuộc d’ nên tọa độ I(2- 3t; 4+ t)

   Lại có, I thuộc d nên thay tọa độ điểm I vào phương trình đường thẳng d ta được:

    3(2 - 3t) - 5(4 + t) + 7 = 0 ⇒ -14t = 7

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

Câu 14: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình (x - 2)2 + (y + 4)2 = 9 và đường tròn (C’) có phương trình (x - 3)2 + (y + 3)2 = 9. Phép đối xứng tâm K biến (C) thành (C’). tọa độ của K là:

   A. K(2; -4)      B. K(3; -3)

   C. K(-7/2;5/2)      D. K(5/2; -7/2)

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

   Đường tròn (C) có tâm I(2; -4), bán kính R= 3

   Đường tròn (C’) có tâm J( 3; -3) và bán kính R’ = 3

   Vì R= R’ nên tồn tại phép đối xứng tâm: biến đường tròn (C) thành (C’).

   Khi đó; tâm đối xứng K là trung điểm IJ.

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án
Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

Câu 15: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình x2 + y2 + 2x - 6y + 6 = 0; điểm I(1;2). Phép đối xứng tâm I biến (C) thành (C’) có phương trình:

   A. x2 + y2 - 6x - 2y + 6 = 0

   B. x2 + y2 - 2x - 6y + 6 = 0

   C. x2 + y2 + 6x - 2y - 6 = 0

   D. x2 + y2 - 6x + 2y + 6 = 0

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

   Phép đối xứng tâm I(1; 2) biến M(x; y) thành M’(x’; y’) thì:

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

   Thay vào phương trình (C) ta được:

   (2 - x' )2 + (4 - y')2 + 2(2 - x' ) - 6(4 - y' ) + 6 = 0

   ⇒ x'2 + y'2 - 6x' - 2y' + 6 = 0 hay x2 + y2 - 6x - 2y + 6 - 0

Câu 16: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình:

   (x - 3)2 + (y - 1)2 = 4. Phép đối xứng có tâm O là gốc tọa độ biến (C) thành (C’) có phương trình:

   A. x2 + y2 - 6x - 2y - 6 = 0

   B. x2 + y2 - 2x - 6y + 6 = 0

   C. x2 + y2 + 6x - 2y - 6 = 0

   D. x2 + y2 + 6x + 2y + 6 = 0

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

   Đường tròn (C) có tâm I(3; 1) và bán kính R = 2.

   Phép đối xứng tâm O(0; 0) biến tâm I(3; 1) của (C) thành tâm I’(-3; -1) của đường tròn (C’), bán kính R = 2 không đổi.

   Phương trình (C’) là (x + 3)2 + (y + 1)2 = 4 hay x2 + y2 + 6x + 2y + 6 = 0

Câu 17: Trong mặt phẳng Oxy cho parabol (P) có phương trình y = x2 - 3x + 1. Phép đối xứng tâm O(0;0) biến (P) thành (P’) có phương trình:

   A. y = x2 + 3x - 1

   B. y = -x2 + 3x + 1

   C. y = -x2 - 3x - 1

   D. y = -x2 - 3x + 1

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

   Phép đối xứng tâm O biến M(x; y) thuộc (P) thành điểm M’(x’; y’) thuộc (P’).

   Trong đó;

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

   thay vào phương trình (P) ta được

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

   hay y = -x2 - 3x - 1

Câu 18: Trong mặt phẳng Oxy cho parabol (P) có phương trình: y = x2 - 3x + 1. Phép đối xứng tâm I(4; -3) biến P thành (P’) có phương trình:

   A. y = -x2 + 13x - 47

   B. y = x2 - 13x + 47

   C. y = -x2 - 13x - 47

   D. y = -x2 - 13x + 47

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

   Phép đối xứng tâm I biến M(x; y) thành M’(x’; y’) thì:

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án

   Thay vào phương trình (P) ta được:

   -6 - y' = (8 - x')2 - 3(8 - x') + 1 ⇒ -y' = x'2 - 13x' + 47 hay

   y = -x2 + 13x - 47

Câu 19: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình x - 2y + 20 = 0; đường thẳng d’ có phương trình x - 2y - 8 = 0. Tìm tọa độ điểm I sao cho phép đối xứng tâm I biến d thành d’ đồng thời biến trục Oy thành chính nó.

   A. I(-2;0)      B. I(8;0)

   C. I(-3/2;0)      D. I(0; -3/2)

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

   Dễ thấy d // d’, ta có d ∩ Oy = A(0; 1); d’ ∩ Oy = A’(0; -4). Phép đối xứng tâm I biến Oy thành Oy thì I thuộc trục Oy; biến d thành d’ thì I là trung điểm của AA’ ⇒ I(0; -3/2).

Bài tập về phép đối xứng tâm có đáp án