Bài tập cộng trừ nhân chia số nguyên lớp 6

Luyện tập phép cộng trừ các số nguyên

Bài toán 1 : Tính.
a) (-34) + (-91) + (-26) + (-99) d) |-82| + (-120)
b) 125 + |-25| e) (-275) + |-115|
c) |-26| + |-34| f) (-34) + |-34|
Bài toán 2 : Tính nhanh.
a) 123 + [54 + (-123) + 46] b) -64 + [(-111) + 64 + 71]
Bài toán 3 : Tính.
a) (-354) – (+75) b) (-445) – (-548)
c) |-72| – (+455) d) -|-1945| – |-67|
Bài toán 4 : Tính.
a) (-35) + 23 – (-35) – 47
b) 24 – (-136) – (-70) + 15 + (-115)
c) 37 – (-43) + (-85) – (-30) + 15
Bài toán 5 : Tìm các số nguyên x, biết.
a) x + (-13) = – 144 – (-78) d) |-x + 8| = 12
b) x + 76 = 58 – (-16) e) |x + 8| + 8 = 7
c) 453 + x = -44 – (-199) f) -8.|x| = -104
Bài toán 6 : Tính tổng các số nguyên x, biết.
a) – 5 < x < 4 b) – 5 ≤ x ≤ 5 c) – 15 ≤ x < 20
d) -24 < x≤ 18 e) – 17 < x < 0 g) – 20 ≤x < 21
Bài toán 7 : Tính các tổng sau đây một cách hợp lí.
a) 12 + 22 + (-20) + (-153) + 8
b) 9 + (-10) + 11 + (-12) + 13 + (-14) + 15 + (-16)
c) 371 + (-271) + (-531)
Bài toán 8 : Tính nhanh.
a) [128 + (-78) + 100] + (-128)
b) 125 + [(-100) + 93] + (-218)
c) [453 + 74 + (-79)] + (-527)
Bài toán 9 : Tìm các số nguyên x, biết.
a) 484 + x = -363 – (-548) c) |2x + 9| = 15
b) |x + 9| = 12 d) 25 – |3 – x| = 10
Bài toán 10 : Bỏ dấu ngoặc rồi tính.
a) (123 – 27) + (27 + 13 – 123)
b) (175 + 25 + 13) – (-15 + 175 + 25)
c) (2012 – 119 + 29) – (-119 + 29)
d) – (55 – 80 + 91) – (2012 + 80 – 91)
Bài toán 11 : Cho x, y là các số nguyên.
a) Tìm GTNN của A = |x + 2| + 50
b) Tím GTNN của B = |x – 100| + |y + 200| – 1
c) Tìm GTLN của 2015 – |x + 5+|
Bài toán 12 :
a) Tìm các số nguyên x sao cho (x – 5) là ước của 6.
b) Tìm các số nguyên x sao cho (x – 1) là ước của 15.
c) Tìm các số nguyên x sao cho (x + 6) chia hết cho (x + 1)
Bài toán 13 : Tính tổng : S = 1 – 2 + 3 – 4 + … + 99 – 100.
Bài toán 14 : Tính tổng :$ \displaystyle A=\frac{3}{1.3}+\frac{3}{3.5}+\frac{3}{5.7}+…+\frac{3}{2015.2017}$
Bài toán 15 : Tìm x, y ∈ Z biết.
a) (x + 1)(y – 2) = 0 d) (x + 3)(y – 6) = -4
b) (x – 5)(y – 7) = 1 e) (x + 7)(5 – y) = -6
c) (x + 4)(y – 2) = 2 f) (12 – x)(6 – y) = -2

Bồi dưỡng Toán 6, Số học 6 - Tags: phép cộng, phép trừ, số nguyên
  • 4 cách xác định một số chia hết cho 7

  • Dạng bài tập: Tồn tại hay không tồn tại sự chia hết – Số học 6

  • Dạng bài tập: Tìm điều kiện chia hết – Số học 6

  • Dạng bài tập: Tìm số dư – Số học 6

  • Dạng bài tập chứng minh quan hệ chia hết – Số học 6

  • Vẽ thêm yếu tố phụ để giải bài toán Hình học 6

  • Chương 3: Phân số

Sau đây là các bài tập TOÁN về CỘNG VÀ TRỪ CÁC SỐ NGUYÊN dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:

✨ Cộng số nguyên.

✨ Trừ số nguyên.

Các dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: Thực hiện phép tính cộng

✨ Cộng hai số nguyên dương thì giống với cộng hai số tự nhiên. Chẳng hạn: 2 + 3 = 5.

✨ Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng lại rồi đặt dấu trừ (-) trước kết quả. Tức là:

(-a) + (-b) = -(a + b)

✨ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta phải làm hai bước:

+) Bước 1 – Tìm dấu của tổng: Dấu của tổng giống với dấu của số hạng có phần số tự nhiên lớn hơn.

+) Bước 2 – Lấy phần số tự nhiên lớn trừ cho phần số tự nhiên nhỏ, rồi đặt dấu đã tìm được ở Bước 1 vào trước kết quả.

Bài tập 1.1: Tính:

a) (-3) + (-7);

b) 2 021 + (-2 020);

c) (-4 300) + 2 300;

d) 3 200 + 300.

Bài tập 1.2: Tính:

a) 6 + 5 ; (-6) + (-5) ; (-6) + 5 ; 6 + (-5).

b) 49 + 7 ; (-49) + (-7) ; (-49) + 7 ; 49 + (-7).

Bài tập 1.3: So sánh

a) 567 + (-3) và 567;

b) (-469) + (-5) và -469;

c) (-79) + (+4) và -79.

Bài tập 1.4: Tính giá trị của biểu thức:

a) x + (-16), với x = -4;

b) (-102) + y, với y = 2.

Bài tập 1.5: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.

b) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.

c) Tổng của một số nguyên dương với một số nguyên âm có kết quả là một số nguyên dương.

Bài tập 1.6: Tìm tổng của số nguyên âm nhỏ nhất có một chữ số và số nguyên dương lớn nhất có một chữ số.

Dạng 2: Tìm số đối

✨ Muốn tìm số đối của một số nguyên, ta chỉ cần đổi dấu của số nguyên đó (và giữ nguyên phần số tự nhiên).

Lưu ý: Số đối của 0 là 0.

Bài tập 2.1: Tìm số đối của các số sau: 3; -45; 98; 0; -120.

Bài tập 2.2:

a) Nếu a là số nguyên dương thì số đối của a là số dương hay số âm?

b) Nếu b là số nguyên âm thì số đối của b là số dương hay số âm?

c) Số đối của mọi số tự nhiên đều là số âm đúng không?

d) Có số nguyên nào mà số đối của nó là chính nó không?

Dạng 3: Thực hiện phép trừ

✨ Muốn tìm a – b, ta lấy a cộng với số đối của b. Tức là:

a – b = a + (-b)

Bài tập 3.1: Tính:

a) 47 – 5;

b) 26 – 89;

c) (-4) – 3;

d) (-250) – (-17);

e) (-12) – (-69);

f) (-27) – 83.

Bài tập 3.2: Tính: 12 – (10 – 19).

Bài tập 3.3: Tìm số đối của:

a) 14 + 27;

b) 19 + (-5);

c) -56 + (-13).

Đáp án các bài tập:

Dạng 1:

Bài tập 1.1:

a) (-3) + (-7) = -(3 + 7) = -10.

b) 2 021 + (-2 020) = 2 021 – 2 020 = 1 (Vì 2 021 > 2 020).

c) (-4 300) + 2 300 = -(4 300 – 2 300) = -2 000 (Vì 4 300 > 2 300).

d) 3 200 + 300 = 3 500.

Bài tập 1.2:

a) 6 + 5 = 11 ; (-6) + (-5) = -11 ; (-6) + 5 = -1 ; 6 + (-5) = 1.

b) 49 + 7 = 56 ; (-49) + (-7) = -56 ; (-49) + 7 = -42 ; 49 + (-7) = 42.

Bài tập 1.3:

a) Ta có: 567 + (-3) = 567 – 3 = 564 < 567

Vậy 567 + (-3) < 567.

b) Ta có: (-469) + (-5) = -(469 + 5) = -474.

Mà -474 < -469 (Vì 474 > 469).

Do đó: (-469) + (-5) < -469;

c) Ta có: (-79) + (+4) = -(79 – 4) = -75

Mà -75 > -79 (vì 75 < 79).

Do đó (-79) + (+4) > (-79).

Bài tập 1.4:

a) Với x = -4 thì x + (-16) = (-4) + (-16) = -(4 + 16) = -20.

b) Với y = 2 thì (-102) + y = (-102) + 2 = -(102 – 2) = -100.

Bài tập 1.5:

a) ĐÚNG.

b) ĐÚNG.

c) SAI. Ví dụ như 3 + (-4) = -1, kết quả là số nguyên âm.

Bài tập 1.6: Số nguyên âm nhỏ nhất có một chữ số là -9. Số nguyên dương lớn nhất có một chữ số là 9. Do đó, tổng của chúng là (-9) + 9 = 0.

Dạng 2:

Bài tập 2.1:

Số đối của 3 là -3.

Số đối của -45 là 45.

Số đối của 98 là -98.

Số đối của 0 là 0.

Số đối của -120 là 120.

Bài tập 2.2:

a) Nếu a là số nguyên dương thì số đối của a là số âm.

b) Nếu b là số nguyên âm thì số đối của b là số dương.

c) Không. Vì số đối của 0 là 0, mà số 0 không phải là một số nguyên âm.

d) Có. Đó là số 0. Số đối của 0 là chính nó.

Dạng 3:

Bài tập 3.1:

a) 47 – 5 = 42

b) 26 – 89 = 26 + (-89) = -(89 – 26) = -63

c) (-4) – 3 = (-4) + (-3) = -(4 + 3) = -7

d) (-250) – (-17) = (-250) + 17 = -(250 – 17) = -233

e) (-12) – (-69) = (-12) + 69 = 69 – 12 = 57

f) (-27) – 83 = (-27) + (-83) = -(27 + 83) = -110.

Bài tập 3.2: 12 – (10 – 19) = 12 – (-9) = 12 + 9 = 21.

Bài tập 3.3:

a) Ta có 14 + 27 = 41. Do đó, số đối của 14 + 27 là -41.

b) Ta có: 19 + (-5) = 19 – 5 = 14. Do đó, số đối của 19 + (-5) là -14.

c) Ta có: -56 + (-13) = -(56 + 13) = -69. Do đó, số đối của -56 + (-13) là 69.