Awb nghĩa là gì

Air waybill (AWB)Vận đơn hàng không (AWB). Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Air waybill (AWB) - một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh.

Xem thêm: Thuật ngữ kinh doanh A-Z

Giải thích ý nghĩa

Loại vận đơn phục vụ như là một (1) nhận hàng của một hãng hàng không (tàu sân bay) và (2) như là một hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Nó bao gồm (a) điều kiện vận chuyển xác định (trong điều kiện và điều kiện khác) giới hạn của hãng thủ tục trách nhiệm và tuyên bố, (b) mô tả của hàng hóa, và (c) phí hiện hành. Ngành hàng không đã thông qua một định dạng chuẩn cho AWB được sử dụng trên toàn thế giới cho cả giao thông trong nước và quốc tế. Không giống như một vận đơn, một AWB là một công cụ không thể thương lượng, không xác định mà trên đó bay lô hàng sẽ được gửi đi, hoặc khi nó sẽ đạt được điểm đến của mình. Xem thêm vận đơn hàng không giao nhận của. Còn được gọi là airbill hoặc uỷ thác khí lưu ý.

Definition - What does Air waybill (AWB) mean

Type of bill of lading that serves as a (1) receipt of goods by an airline (carrier) and (2) as a contract of carriage between the shipper and the carrier. It includes (a) conditions of carriage that define (among other terms and conditions) the carrier's limits of liability and claims procedures, (b) a description of the goods, and (c) applicable charges. The airline industry has adopted a standard format for AWB which is used throughout the world for both domestic and international traffic. Unlike a bill of lading, an AWB is a non-negotiable instrument, does not specify on which flight the shipment will be sent, or when it will reach its destination. See also forwarder's air waybill. Also called airbill or air consignment note.

Source: Air waybill (AWB) là gì? Business Dictionary

Bạn đang tìm hiểu các thông tin về AWB? Bạn chưa biết AWB là gì? Nó có tác dụng, ý nghĩa như thế nào? Cách tra cứu AWB? Bài viết này chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về AWB, định nghĩa AWB là gì?

AWB là gì?

AWB là viết tắt từ cụm từ Airway Bill, dịch ra có nghĩa vận đơn hàng không. Vận đơn hàng không là gì? Vận đơn hàng không là một loại chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng máy bay do đơn vị vận chuyển phát hành, hoặc hãng hàng không phát hành. Được cấp trực tiếp hoặc thông qua các đại lý có uỷ quyền.

Awb nghĩa là gì
Mẫu vận đơn hàng không – AWB là gì?

Hay nói cách khác, vận đơn hàng không là loại văn bản giấy tờ thể hiện bằng chứng về hợp đồng vận chuyển qua máy bay. Chỉ có tác dụng trên hình thức vận chuyển, không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Do đó, vận đơn hàng không không thể chuyển nhượng được cho người, đơn vị khác.

Nói dễ hiểu hơn, vận đơn hàng không giống như giấy tờ khi bạn mua hàng online có gắn trên bao bì đóng gói của bưu điện. Nhưng được thay thế bằng các thông tin liên quan theo quy định của cơ quan vận chuyển hàng không.

Các chức năng của vận đơn hàng không

AWB – Airway Bill có nhiều chức năng. Nhưng nhìn chung có 2 chức năng chính sau:

  • Là hợp đồng chuyên chở: giữa một đơn vị hoặc hãng hàng không chuyên chở hàng và người gửi hàng.
  • Là bằng chứng nhận hàng: nghĩa là bằng chứng về đơn vị chuyên chở hàng đã nhận được hàng từ người gửi. Sau khi nhận được hàng cùng các thông tin vận chuyển, một bản vận đơn hàng không sẽ được gửi về cho người gửi hàng đi. Một bản vận đơn khác sẽ lưu trữ ở công ty vận chuyển.

Các loại vận đơn hàng không

Tuỳ vào các căn cứ về việc lấy nhận hàng hay người phát hành mà AWB chia làm các loại vận đơn khác nhau.

Căn cứ vào người phát hành, AWB chia làm 2 loại:

  • Vận đơn do hãng hàng không phát hành: chứa logo hãng và mã vạch nhận dạng.
  • Vận đơn trung lập: Không phải hãng hàng không chở phát hàng mà do một đại lý hoặc đơn vị giao nhận hàng hoá phát hành. Đơn vị giao nhận khác với đơn vị chuyên chở.

Căn cứ vào việc giao lấy hàng, AWB chia làm 2 loại:

  • Vận đơn chủ: (Master Airway Bill – MAWB): Người lấy hàng nhận hàng tại chính đơn vị vận chuyển, không qua trung gian. Người lấy hàng cũng là của chính đơn vị chuyên chở.
  • Vận đơn thứ cấp (House Airway Bill – HAWB): Đại lý gom hàng về cơ sở, người nhận hàng sẽ đến lấy hàng từ đại lý hoặc được đại lý gửi tận nơi mà không phải đến đơn vị vận chuyển lấy.

Nghĩa là, trong dịch vụ vận chuyển hàng không, ngoài các đơn vị hàng không nhận vận chuyển, nhận hàng, trả hàng; còn có cái đại lý. Đại lý chính là House Airway Bill – HAWB hay còn gọi là người giao nhận. Các đại lý đóng vai trò trung gian gửi hàng, và lấy hàng về cho những người cần vận chuyển ( thường gửi quy mô nhỏ, hoặc xa đơn vị vận chuyển).

Quy trình lưu chuyển của vận đơn hàng không

Awb nghĩa là gì
Quy trình lưu chuyển của vận đơn hàng không
  • Lưu hàng hoá, thông tin cần vận chuyển, thanh toán cước phí với hãng vận chuyển hoặc đại lý giao nhận.
  • Vận chuyển, đóng hàng, giao hàng cho người chuyên chở
  • Lập vận đơn ( AWB)
  • Thông báo cho người được nhận về việc gửi hàng
  • Lập giấy tờ thanh toán

Tra cứu vận đơn hàng không

Bạn muốn tra cứu Airway Bill, hãy truy cập trang web của hãng hàng không bạn chọn làm đơn vị vận chuyển. Tìm chọn Tracking, nhập mã AWB là có thể tìm được thông tin đơn hàng.

Một số câu hỏi liên quan

Vận đơn hàng không có mấy bản gốc? Có 3 bản gốc: 1 bản cho người gửi, 1 bản cho người nhận, và một bản cho hãng chuyên chở. Ngoài ra còn có thêm 6 bản copy.

Vận đơn hàng không có chuyển nhượng được không? Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không AWB không thể chuyển nhượng được.

Trên đây, ruaxetudong.org đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin về vận đơn hàng không AWB. Khái niệm AWB là gì? Các chức năng của vận đơn hàng không. Quá trình lưu chuyển của AWB và cách tra cứu vận đơn hàng không. Hi vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.

Khi nhận được một AWB, rất nhiều bạn chưa hiểu hết nội dung vận đơn hàng không Air waybill. Vậy chúng ta cùng nhau phân tích nhé.

Học Xuất nhập khẩu tại Hà Nội

Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là:

  • Số vận đơn (AWB number)
  • Sân bay xuất phát (Airport of departure)
  • Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
  • Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)
  • Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract)
  • Người chủ hàng (Shipper)
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
  • Tuyến đường (Routine)
  • Thông tin thanh toán (Accounting information)
  • Tiền tệ (Currency)
  • Mã thanh toán cước (Charges codes)
  • Cước phí và chi phí (Charges)
  • Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
  • Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
  • Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
  • Thông tin làm hàng (Handling information)
  • Số kiện (Number of pieces)
  • Các chi phí khác (Other charges)
  • Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
  • Cước và chi phí trả sau (Collect)
  • Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
  • Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)
  • Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
  • Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích nội dung vận đơn hàng không Air waybill chi tiết như sau:

Awb nghĩa là gì

(1)        Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number)

(2)        Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành, sẽ xuất hiện một lần nữa ở ô Airport of departure (8)

(3)        AWB number (Serial number), gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit)

(4)        Consignee’s account number: Số tài khoản người gửi hàng, không được điền thông tin vào ô này trừ khi được hãng hàng không cấp phép hoặc tự điền vào

(5)        Bản 1, 2 và 3 là ba bản gốc có giá trị như nhau. Trong vận đơn đường không được cấp rất nhiều bản không giống như ở vận đơn đường biển. Nó có 8 bản, bản 1 là cho nhà vận chuyển, bản 2 dành cho người nhận hàng hàng, bản 3 là dành cho người gửi hàng, bản copy thứ 4 là bản dành để giao hàng, bản copy thứ 8 dùng cho đại lý, các bản còn lại là bản copy được sử dụng với các mục đích khác nhau trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

(6) Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng

(7) Agent’s IATA code: Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill (IATA là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế – International Air Transport Association)

(8) Airport of departure: Sân bay khởi hành có liên quan với mục (2)

(9)        To: địa điểm sân bay đầu tiên mà máy bay hạ cánh (sân bay chuyển tải), được thể hiện bằng 3 chữ cái ký hiệu của sân bay được IATA cấp.

(10)      By first carrier: nhà vận tải đầu tiên (ứng với mục số 9 ghép lại của cụm này có nghĩa là sân bay hạ cánh đầu tiên bởi nhà vận chuyển đầu tiên), được ghi lên đầy đủ của airline hoặc là 2 chữ cái viết tắt ký hiệu của hãng.

(11)      To: địa điểm hạ cánh tiếp theo

(12)      By: nhà vận tải tiếp theo nếu có chuyển tải hàng, còn không có sang máy bay thì sẽ thể hiện giống ô số (10).

(13)      Các ô To, by có ý nghĩa giống ở trên, nhưng là cảng đích cuối cùng nếu có nhiều lần chuyển tải và thay đổi phương tiện vận tải.

(14)      Currency: Đồng tiền để tính cước

(15)      Charges codes: mã cước phí

Đây là loại cước phí vận chuyển mà hãng hàng không quy định.

Ký hiệu viết tắt ở mục này gồm:

PP: All Charges Prepaid Cash (cước phí trả trước bằng tiền mặt)

PX: All Charges Prepaid Credit (cước phí trả trước bằng tín dụng – chuyển khoản)

PZ: All Charges Prepaid by Credit Card (cước phí trả trước bằng thẻ tín dụng)

PG: All Charges Prepaid by GBL (Cước phí trả trước bởi GBL, GBL là bảng giá chung)

CP: Destination Collect Cash (Cước trả sau tại cảng đích bằng tiền mặt)

CX: Destination Collect Credit (cước trả sau bằng chuyển khoản tại cảng đích)

CM: Destination Collect by MCO (MCO – Miscellaneous Charges Order)

NC: No Charge (không có cước phí)

NT: No Weight Charge – Other Charges Collect (không có cước)

NZ: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by Credit Card

NG: No Weight Charge – Other Charges Prepaid by GBL

NP: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Cash

NX: No Weight Charge – Other Charges Prepaid Credit

CA: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Cash

CB: Partial Collect Credit – Partial Prepaid Credit

CE : Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Cash

CH: Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Credit

PC: Partial Prepaid Cash – Partial Collect Cash

PD: Partial Prepaid Credit – Partial Collect Cash

PE: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Cash

PH: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit

PF: Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit Card

(16)      WT/VAL (Weight/ Valuation charges): Cước tính theo trọng lượng/ theo giá trị, PPD (Prepaid), COLL (collect)

(17)      Declared value for carriage: Giá trị hàng khai báo vận chuyển

Dùng để xác định giá trị hàng hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có, nếu không có khai báo giá trị hàng thì điền từ NVD hoặc N.V.D (no value declared)

(18)      Declared value for customs: Giá trị khai báo hải quan

Dùng làm căn cứ khai quan, nếu không muốn khai báo vào ô này thì để NVD, hoặc để AS PER INVOICE

(19)      Nếu nhà vận chuyển cung cấp dịch vụ bảo hiểm thì các ô này đễ được điền thông tin vào

Airport of Destination: sân bay hạ cánh

(20)      Handling information: thông tin làm hàng

Thông báo, ghi chú, yêu cầu tác nghiệp trong quá trình làm hàng (nghĩa là những ghi chú, thông báo cho người làm hàng nên hoặc không nên làm gì đối với lô hàng này).

(21)      SCI – Special customs information: Thông tin hải quan đặc biệt

Ví dụ: Khi lô hàng được xếp tại nước A và chuyển tải sang máy bay tại nước B thì ký hiệu của mã hải quan nước A phải được điền vào ô này.

Awb nghĩa là gì

(22)  No.of pieces RCP (number of pieces receipt): Số hiệu của nhóm hàng

Mỗi nhóm hàng nguy hiểm, hàng thường, hàng lỏng sẽ được ghi trên ô này. Về nhóm hàng để biết chi tiết thì nghiên cứu ở quy tắc TACT (TACT rules) do IATA cấp 2 năm một lần

(23)      Gross weight: Trọng lượng tổng (thực tế được cân lên)

(24)      Chargeable weight: Trọng lượng tính cước (so sánh GW vs VW cái nào lớn hơn thì chọn)

(25)      Rate/charge: đơn giá/cước; Total= trọng lượng * đơn giá

DIM = Dimension: kích thước (D x R x C)

(26)      Tổng số kiện/ tổng trọng lượng / tổng tiền cước

Awb nghĩa là gì

(27)      Total prepaid: Tổng cước trả trước, Total collect: Tổng cước trả sau

– VOL = Volume: khối lượng/số lượng hàng (m3)

– Total other charges due agent: tổng phí khác do đại lý thu

– Total other charges due carrier: tổng phí khác do người vận chuyển thu

– For carrier use only: chỉ dành cho người vận chuyển sử dụng

(28)      Other charges: Các phụ phí phát sinh trong quá trình làm hàng, trong quá trình bay sẽ được thêm vào mục này (VD: Fuel surcharges: phụ phí xăng dầu)

(29)      Executed on (Date): Ngày hàng lên máy bay

(30)      Place: Nơi phát hành AWB

(31)      Signature of issuing agent or agent: ký tên hãng vận chuyển hoặc đại lý người mà phát hành AWB

Hi vọng các bạn đã hiểu rõ về các thông tin nội dung vận đơn hàng không air waybill (AWB)

Chúc các bạn thành công.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn

Email: