Ngọc tỳ bà và kim chung là ai

Chủ đề yêu ma vốn không có gì xa lạ với bất kỳ ai tuy nhiên để phác thảo thành một bộ truyện tranh thì đối với Việt Nam lại là một trường hợp hiếm thấy. Hầu hết ai cũng cho rằng những vấn đề như yêu ma chỉ có trong truyền thuyết, các điển cố điển tích đã tồn tại rất lâu đời và nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên đời sống của nhân dân các vùng miền khác nhau.

Ngọc tỳ bà và kim chung là ai

Mẹ ranh càn sát là câu chuyện về ma vú dài của miền Bắc, theo Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án.

Trong thời gian gần đây, một nhóm tác giả trẻ đã cùng hợp tác để vẽ nên bộ tranh với chủ đề yêu ma của rất nhiều nơi trên Tổ Quốc. Sau 10 ngày đăng tải, bộ tranh đã thu hút gần 10.000 lượt yêu thích và 14.000 lượt chia sẻ.

Mọi người đều cảm thấy bộ tranh rất đẹp, không hề mang yếu tố ghê sợ hay là rùng rợn, thậm chí lại rất hấp dẫn. Nhiều ý kiến ủng hộ bộ tranh nên xuất bản thành sách và phát hành. 

Có thể thấy đây là bộ tranh rất công phu, có đầu tư, nội dung tái hiện hơn 50 loài yêu ma trong văn học xa xưa, đôi khi là hình ảnh những con vật quen thuộc mà mỗi chúng ta thường thấy ở chùa chiền, đình làng. Cùng với Vương Quang Vinh có hơn 50 họa sĩ cũng tham gia vào công trình này như Tạ Huy Long, Thành Phong, Kim Duẩn, Phan Vũ Linh, Can Tiểu Hy…

Vương Quang Vinh sinh năm 1991, là Giám đốc sáng tạo của một công ty kinh doanh đồ lưu niệm. Trước đó, Vinh cũng là người lên ý tưởng và giúp dựng hình cho sinh viên Nguyễn Hoàng Tấn vẽ bộ tranh minh họa dựa trên cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, được cồng đồng mạng rất yêu thích.

 Với lòng đam mê với hội họa và văn hóa dân gian, Vinh đã dành rất nhiều thời gian về tìm hiểu về các truyền thuyết của các tỉnh chuyên về chủ đề yêu, ma, quỷ, quái. Sau quá trình tìm hiểu và ấp ủ, anh Vinh quyết định thực hiện dự án này và mời thêm các họa sĩ khác.

Những hình ảnh này được vẽ trên máy tính, do mỗi người phụ trách một loại xuất phát từ 63 tỉnh thành. Có duy nhất rùa Hồ Gươm có 3 phiên bản và được gọi tên là thần thú.

Mở đầu phần giới thiệu ablum, anh Vinh viết như sau:

"Hơn 2000 năm, bộ tranh đầu tiên về các loài YÊU . MA . QUỶ . QUÁI trong các truyền thuyết dân gian người Việt đã xuất hiện. Vinh chọn ở mỗi tỉnh thành một loài để phát triển lên thành hình ảnh. Có những nơi không có loài phù hợp, Vinh chọn loài được chạm khắc trên kiến trúc cổ nhất của tỉnh thành đó để dựng hình..."

Dự án không chỉ hút sự quan tâm của giới trẻ mà còn với các nhà họa sĩ, các nghệ sĩ trẻ nổi tiếng. Tất cả đều bày tỏ sự ngưỡng mộ với quy mô cũng như sự tìm tòi cẩn thận của cả nhóm làm việc.

Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Thế Sơn (giảng viên Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam) cũng nhận định dự án "khá thú vị, công phu". Nghệ sĩ này đánh giá cao việc tác giả trẻ có ý thức tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua nhiều nguồn, từ cổ tích, giai thoại đến chuyện truyền miệng... Anh cho rằng, dự án có một yếu tố vô cùng quan trọng là "có ý thức tìm hiểu và gây cảm hứng từ di sản văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống nên rất đáng khích lệ".

Hiện tại, bộ tranh đang nhận được một số lời mời xuất bản, tuy nhiên anh đang lập kế hoạch cụ thể hơn đê tiếp tục phát triển thêm các nhân vật của 54 dân tộc. Được biết, sắp tới anh Vinh còn trình làng bộ Trăm năm Dạ cổ nhân kỷ niệm 100 năm bài Dạ cổ hoài lang.

Ngọc tỳ bà và kim chung là ai

Họa sĩ Thành Phong vẽ Ngư tinh ở vùng biển Quảng Ninh trong truyền thuyết về Lạc Long Quân.

Ngọc tỳ bà và kim chung là ai
Sấu Năm Chèo là loài quái cá sấu năm chân (chèo) mũi đỏ khổng lồ ở An Giang. Công trình Hồ cá sấu Năm Chèo đã được khởi công xây dựng để ghi nhớ về loài quái này.
Ngọc tỳ bà và kim chung là ai
Rùa vàng là nhân vật duy nhất được gọi tên "thần thú".
Ngọc tỳ bà và kim chung là ai

Yêu Hồ Tinh do họa sĩ Can Tiểu Hy vẽ.

Ngọc tỳ bà và kim chung là ai

Mộc tinh ở Phú Thọ do Kim Duẩn vẽ

Ngọc tỳ bà và kim chung là ai

Long Mã Cao Bằng là một trong ba hình tượng Long Mã Việt Nam.

Ngọc tỳ bà và kim chung là ai
Ngọc Tỳ Bà và Kim Chung.
Ngọc tỳ bà và kim chung là ai
Cáo Núi là loài yêu được nhắc đến trong quá trình khẩn hoang Đà Nẵng

Nhân Tông gặp loạn Nghi Dân. Ta mới lên ngôi, nghĩ đến việc trước mà luôn luôn phòng ngừa, thường dàn sáu quân thân hành đi kiểm soát. Một hôm gặp mưa to, đóng lại trên bờ hồ Trúc Bạch ở mỏ phượng. Trong cơn mưa u ám, phảng phất có tiếng khóc than thảm thiết. Khi ta truyền mọi người lắng nghe thì không thấy gì, nhưng đến khi gió lớn mưa to thì lại nghe thấy tiếng như trước. Ta ngờ vực, rót chén rượu, hắt ra phía có tiếng khóc, khấn thầm rằng:- Trẫm trên nhờ oai linh của tổ tông, dưới dựa vào bầy tôi giúp sức, sinh, sát, thưởng, phạt đều nắm trong tay. Ai uất ức, đau khổ, ta có thể giải đi được. Ai có công đức thầm kín, ta có thể nêu lên được. Khấn với các thần ở địa phương, nếu có u hồn nào còn uất ức thì bảo chúng cứ thực tâu bày. Cớ sao gió mưa thì nghe thấy tiếng, lờ mờ không rõ, như khóc như than, nửa ẩn nửa hiện, trong tình u oán có ý thẹn thùng, làm cho ta sinh lòng nghi hoặc, muốn nêu lên không rõ công đâu mà nêu, muốn giải cho không biết oan đâu mà giải. Trẫm không nói lại lần nữa, bảo cho các thần biết.Khấn xong, ta xem hoa cỏ phía ấy tựa hồ có ý cảm động, khiến ta cũng sinh lòng thương xót. Ta liền sắc cho các tướng truyền quân sỹ chỉnh tề hàng ngũ về cung.Các tướng hộ giá đều phục đằng trước tâu rằng:- Từ khi thánh thượng chính ngôi đến nay, dân chúng thảy đều thần phục, há đâu có sự bất ngờ. Nay trời rét như cắt, lại thêm mưa gió lạnh lùng, dù ơn vua rộng khắp, ba quân đều có lòng cắp bông báo ơn chúa, nhưng đội mưa ra về, dân chúng sẽ nghi là có việc khẩn cấp. Cúi xin đóng tạm ở hành tại, đợi khi mưa tạnh trời quang, truyền mở cửa Tây, chỉ trăm bước là về tới chính cung thôi.Ta gượng theo ý chư tướng, hạ lệnh ngủ đêm ở đó. Đêm khuya mộng thấy hai người con gái rất đẹp đội một phong thư, phục xuống trước mặt tâu rằng:- Chị em thiếp trước thờ vua Lý Cao Tông, rất được nhà vua yêu dấu. Không may phận rủi thời suy, bị kẻ gian là Trần Lục bắt trộm, đem đi trốn, định bán chị em thiếp cho người ta bằng một giá đắt, nhưng bị người láng giềng trông thấy, nó sợ tội nặng, nên đem chị em thiếp giam ở địa phương này. Tới nay đã hơn hai trăm năm. May sao nhà vua đi tuần qua đây, có lòng thương xót mọi người, nên chị em thiếp liều chết đến dâng thư, mong được đội đức thánh minh soi xét cho. Chị em thiếp nghĩ lúc này chính là lúc được ra ngoài hang tối, thấy bóng mặt trời.Rồi đặt thư lên án, vừa khóc vừa lạy mà lui ra.Ta tỉnh giấc, trông lên án, quả có một phong thư. Trong lòng nghi ngại, vội mở ra xem thì thấy một tờ giấy trắng ngang dọc đều độ một thước, trên có bảy mươi mốt chữ, lối chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế, không hiểu được. Dưới cũng có hai bài thơ:Bài thứ nhất rằng:

Cổ nguyệt lạc hàn thuỷ,

Điền ôi vị bán âm.

Dạ dạ quân kim trọng,

Thê thê thiên lý lâm.

Bài thứ hai:

Xuất tự ba sơn sự nhị vương,

Tị lân đầu thượng lưỡng tương phương

Hậu lai giá đắc kim đồng tử,

Không đới đào chi vĩnh tự thương.

Ta nghĩ đi nghĩ lại hai ba lần, nhưng vẫn chưa hiểu ý. Sáng hôm sau ta vào triều, vời học thần nội các đến, thuật rõ việc ấy và đưa hai bài thơ cho mọi người xem để giải nghĩa.Các hoạ sỹ đều nói:- Lời nói của quỷ thần rất huyền bí, không thể giải oan ngay được. Xin bệ hạ cho phép chúng tôi nghĩ kỹ xem thế nào rồi sẽ xin tâu lại.Trải qua ba năm, không ai biết bài thơ ý nói gì.Một hôm ta ngủ trưa, mộng thấy người tiên thổi địch gặp ở hồ Tây khi trước. Ta mừng lắm, mời gã cùng ngồi, cầm tay nói chuyện vui vẻ. Trong mộng lại nhớ đến hai bài thơ kia, đem ra hỏi.Tiên thổi địch nói:- Hai mươi tám ngôi sao Tao đàn đều là tài hoa bậc nhất trong thiên hạ, mà không ai đoán được nghĩa ư? Đến cả cậu tiên đồng đứng bên thượng đế cũng bị phú quý làm mê muội mất rồi à?Ta cười nói:- Tiên triết ta có câu: "Không thể biết được mới gọi là thần". Đem lòng trần dò lòng thần, dò thế nào được? Vậy nên ba năm nay muốn thân oan cho người mà vẫn chưa được.Tiên thổi địch mới giải nghĩa rằng:- Hai người con gái ấy là yêu thần của chuông vàng và đàn tỳ bà đó. Khi xưa Lý Cao Tông chế nhạc, đặt tên chuông là Kim chung, tên đàn là Ngọc tỳ bà. Là chuông, mà có tiếng tơ trúc, là tơ, mà có âm hưởng của kim thạch, cho nên mỗi lần được tấu ở ngự tiền, vẫn được ban thưởng. Nhà vua rất quý, đem cất vào nhạc phủ cẩn thận. Đến đời Huệ Tông, trễ nải chính trị, ruồng bỏ nhạc công, hàng ngày say sưa hát hỏng, múa giáo tự xưng là tướng nhà trời, uỷ cả chính quyền cho họ Trần. Lúc ấy, một người tôn thất nhà Trần, tên là Lục, thừa cơ lấy trộm hai nhạc cụ ấy. Không ngờ bị nhạc công là Nguyễn Trực trông thấy, toan đem phát giác. Lục sợ mắc tội, liền đem chôn tại bờ hồ Trúc Bạch, bên trên trồng một cây anh đào cho mất dấu tích đi. Khi vàng và ngọc lâu ngày thành yêu, nay chúng muốn kêu với vua đào lên để chúng được trổ tài cho nhà vua dùng đó. Trong bài thơ nói: "Cổ nguyệt lạc hàn thuỷ", là: Bên tả chấm thuỷ, giữa có chữ "cổ", bên hữu có chữ "nguyệt", ghép lại thành chữ "hổ". Âm là bên hữu, bên hữu chữ "điền" thêm chữ "bán" là chữ "bạn". Cho nên nói: "Điền ôi vị bán âm". Kim, đồng ghép lại là chữ "chung". Thiên lý ghép lại là chữ "mai", vì chữ "thổ" ngược lại là chữ "thiên". Bốn câu này đọc thành bốn chữ là "Hồ bạn chung mai" (nghĩa là Chuông chôn bờ hồ). Còn các chữ khác chẳng qua chắp nhặt cho thành câu thôi. Hai chữ "vương" trên chữ ba là chữ "bà". Trên đầy chữ "tỷ" với trên đầu chữ "ba" so sánh như nhau, nghĩa là cùng đặt hai chữ "vương" lên trên thì thành chữ "tỳ". Hai chữ tuy đảo ngược, nhưng cũng hiểu là chữ "tỳ bà" và "kim chung" cùng đựng vào một vật gì đem chôn đó. Còn câu: "Không đới đào chi vinh tự thương", thì xem bờ hồ có cây anh đào, tức là hai thứ ấy chôn ở dưới gốc đó.Ta lại hỏi âm và nghĩa của 71 chữ ở đầu trang.Tiên thổi địch nói:- Những chữ ấy tức là lời tấu của hai con yêu. Lối chữ ấy là lối chữ cổ sơ của Việt Nam. Nay Mường Mán ở các sơn động cũng có người còn đọc được. Nhà vua triệu họ đến, bắt đọc thì khắc biết.Tiên thổi địch nói xong, ta còn muốn nói chuyện nữa. Chợt có cơn gió thoảng qua làm ta tỉnh giấc. Bèn truyền thị vệ theo lời dặn đi tìm. Quả nhiên đào được một quả chuông vàng và một cây đàn tỳ bà ở bên hồ.

Tác giả : vua Lê Thánh Tông