Yêu cầu tiếng Anh đầu vào thạc sĩ

Vừa qua bà Nguyễn Thị Hoàng Yến (Hà Nội) tham gia kỳ thi tuyển lớp cao học của Đại học Y Hà Nội. Dù bà đã đủ điều kiện xét tuyển của Trường, nhưng kết quả cuối cùng vẫn đang bị bỏ ngỏ vì theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 thì người thi phải có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.

Do ngày bắt đầu kỳ thi tuyển trước ngày Thông tư có hiệu lực, nên tất cả quy chế thi của Trường vẫn theo quy định cũ, bà Yến và các thí sinh tham gia kỳ thi tiếng Anh tại Trường mà không cần có chứng chỉ tiếng Anh từ trước.

Theo bà Yến, việc áp dụng chuẩn đầu vào thạc sĩ theo Thông tư mới là hợp lý. Tuy nhiên, sẽ là bất hợp lý nếu được áp dụng không đúng thời điểm. Kể từ ngày ban hành Thông tư cho đến khi có hiệu lực là 45 ngày. Vậy 45 ngày để hàng ngàn thí sinh như bà Yến tham gia các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh thì có hợp lý không, nhất là trong mùa dịch.

Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo các bác sĩ tạm dừng mọi hoạt động học tập, nghiên cứu để phục vụ cho công tác chống dịch. Hàng ngàn bác sĩ đã lên đường chống dịch, rất nhiều trong số đó đã kịp trở về từ miền Nam trước ngày đi thi. Vậy nếu chỉ vì chưa có chứng chỉ tiếng Anh Bậc 3/6 mà lý do chủ yếu lại là vì quy định đưa ra quá gấp, gần như không có cơ hội để chuẩn bị mà các bác sĩ mất đi cơ hội được học tập thì có công bằng hay không?

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Yến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tháo gỡ vướng mắc này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế 23) thực hiện theo tinh thần nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học hiện hành.

Quy chế 23 hướng đến sự bình đẳng, công bằng và chuẩn mực chung trong hệ thống. Quy chế chỉ đưa ra các quy định khung để quản lý chất lượng và giao cơ sở đào tạo quy định cụ thể hơn với các yêu cầu bằng hoặc cao hơn các quy định tại Quy chế (Điều 17 Quy chế 23).

Về việc bảo đảm năng lực ngoại ngữ đầu vào theo Điểm b Khoản 1 Điều 5, cơ sở đào tạo có quyền chủ động trong việc yêu cầu ứng viên dự tuyển về năng lực ngoại ngữ đầu vào tại Quy chế của cơ sở đào tạo (Khoản 5 Điều 6).

Theo Quy chế 23, yêu cầu ngoại ngữ đầu vào là từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cơ sở đào tạo có thể yêu cầu ứng viên chứng minh năng lực ngoại ngữ đầu vào là văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của ứng viên theo Điểm a, b và c Khoản 3 Điều 5; hoặc cơ sở đào tạo tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào theo quy chế của cơ sở đào tạo (Điểm b Khoản 5 Điều 6).

Cơ sở đào tạo và người học lưu ý: Quy chế 23 quy định yêu cầu ngoại ngữ để công nhận tốt nghiệp và cấp bằng (chuẩn ngoại ngữ đầu ra) phải là văn bằng hoặc chứng chỉ để minh chứng về trình độ ngoại ngữ đạt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Quy chế không cho cơ sở đào tạo tự đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu ra mà phải sử dụng văn bằng hoặc chứng chỉ tối thiểu như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12.

Trên đây là trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về câu hỏi của bà Nguyễn Thị Hoàng Yến và đề nghị bà tham khảo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Y Hà Nội cho trường hợp cụ thể tại câu hỏi của bà về việc áp dụng chuẩn đầu vào ngoại ngữ trong tuyển sinh trình độ thạc sĩ của Trường.

Chinhphu.vn


1. Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ nếu có một trong những chứng chỉ ngoại ngữ sau trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.

Tiếng Anh

Khung năng lực

ngoại ngữ

VN 

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

CEFR

 Cấp độ 3

4.5

450   ITP

133   CBT      45 iBT

450

     PET

Preliminary

40

B1

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)

Phụ lục II Kèm theo Thông tư số: 15 /2014/TT-BGDĐT ngày  15 tháng 5 năm 2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Cơ sở đào tạo không bắt buộc học viên phải học học phần ngoại ngữ tại cơ sở mình nhưng phải tổ chức giảng dạy (nếu học viên có nhu cầu) và đánh giá học phần theo quy định tại Khoản 4, Điều 25 của Quy chế này.

3. Đối với học phần ngoại ngữ (bao gồm cả ngoại ngữ thứ hai cho học viên theo học ngành, chuyên ngành ngôn ngữ nước ngoài): Căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Điểm b, Khoản 2, Điều 27 của Quy chế này, Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá học phần ngoại ngữ của học viên (bao gồm cả học viên không đăng ký học ngoại ngữ tại cơ sở đào tạo).

4. Học viên được miễn đánh giá học phần ngoại ngữ, đủ điều kiện về ngoại ngữ theo Điểm b, Khoản 2, Điều 27 của Quy chế này nếu chứng chỉ còn trong thời hạn 2 năm tính đến ngày nộp luận văn theo quy định của cơ sở đào tạo;

5. Điều kiện bảo vệ luận văn:

Đạt trình độ ngoại ngữ do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định theo đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo nhưng tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II);

Một số quy định dành riêng cho học viên cao học của Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Riêng đối với học viên dự định thi cao học của Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường có hướng dẫn 297/HD-ĐHQGHN.

1. Quy định chung về ngoại ngữ với thạc sĩ

- Tất cả các học viên đều phải có minh chứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chứng chỉ tiếng Anh B1 hoặc tương đương) kèm hồ sơ xin bảo vệ luận văn mới được ra quyết định bảo vệ luận văn.

- Do đặc thù ngành học, ngoại ngữ chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Khoa học bền vững tại Khoa Các khoa học liên ngành là Tiếng Anh (các ngoại ngữ khác không được).

2. Một số quy định cụ thể về ngoại ngữ trong chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho thạc sĩ

Theo Hướng dẫn mới nhất của ĐHQGHN trong công văn số 297/HD-ĐHQGHN, ngày 03/02/2017 về việc "Tổ chức đào tạo các học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ tại ĐHQGHN" có một số mục đáng chú ý như sau:

- Mục 2.2.2. Nếu lớp nào có nhu cầu học học phần "Tiếng Anh cơ bản" và đăng kí đủ 30 người theo quy định trong hướng dẫn, các khoa sẽ phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN để tổ chức giảng dạy. Ưu điểm của phần này là được học kiến thức thực sự, khi thi kết thúc học phần nếu đạt có thể kết hợp với làm chứng chỉ B1 đáp ứng chuẩn đầu ra luôn, được miễn kinh phí thi. Tuy nhiên, thời gian học tập tương đối dài, phát sinh thêm nhiều chi phí học tập khác.

Mục 3.2. Có một số loại chứng chỉ tiếng Anh theo phụ lục trên được dùng làm minh chứng miễn học ngoại ngữ (ở đây là Tiếng Anh). Ngoài ra, những bằng tiếng Anh B1 này cũng đồng thời dùng để xét miễn thi đầu vào khi nộp kèm hồ sơ dự thi và xác định đủ điều kiện về chuẩn đầu ra ngoại ngữ buộc phải có trong hồ sơ bảo vệ luận văn.

Mục 4. Khi có minh chứng như ở Mục 3.2 ở trên, các bạn chỉ cần nộp cho Khoa trước khi chứng chỉ hết hạn, trong trường hợp này, đến thời điểm nộp luận văn mà minh chứng chuẩn đầu ra nộp trước đó hết hạn vẫn được chấp nhận.

3. Thi chứng chỉ tiếng Anh B1 hoặc tương đương làm chuẩn đầu ra ngoại ngữ

- Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội chỉ chấp nhận chứng chỉ của 5 trường sau:

+ Đại học Ngoại Ngữ - ĐH QG Hà Nội

+ Đại học Hà Nội

+ Đại học Huế

+ Đại học Đà Nẵng

+ Đại học Sư phạm Tp HCM

Lịch thi của các đơn vị này, vui lòng truy cập tại: https://vstep.edu.vn/lich-thi-tieng-anh-a2-b1-b2

Download thông tư  Số: 15 /2014/TT-BGDĐT

Kiểm tra trình độ A2, B1, B2 miễn phí

Quà tặng trị giá 280K khi hoàn thành bài kiểm tra 15 phút

Quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ thạc sĩ của Bộ Giáo dục từ năm 2021 có gì mới so với thông tư đào tạo thạc sỹ quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ dành cho thạc sĩ năm 2014 của Bộ Giáo dục. Trong bài viết này, Vivian sẽ so sánh các quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ thạc sĩ để không bị bõ lỡ thông tin về điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ theo quy chế đào tạo thạc sĩ mới nhất thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021.

Chuẩn đầu vào thạc sĩ là gì?

Theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ mới nhất thì chuẩn đầu vào thạc sĩ hay điều kiện dự tuyển thạc sĩ cần có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (bằng B1 tiếng Anh) hoặc tương đương. Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ tiếng Anh B1 theo quy chế đào tạo thạc sĩ a) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên mà các chương trình đào tạo chủ yếu bằng tiếng nước ngoài; b) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong vòng không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam;

c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển (phía dưới)

Xem thêm: Tài liệu ôn thi B1

Điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ là gì?

Điều kiện để được xét công nhận tốt nghiệp: a) Đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ luận văn, đề án đạt yêu cầu;

b) Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điếm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (bằng B2 tiếng Anh) hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài;


c) Hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của cơ sở đào tạo; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian đang bị kỷ luật, đình chỉ học tập.

Xem thêm: Tài liệu ôn thi B2 Vstep

Yêu cầu tiếng Anh đầu vào thạc sĩ

Những điểm mới trong quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ thạc sĩ của Bộ giáo dục từ năm 2021

1. Chuẩn đầu vào thạc sĩ phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 (chứng chỉ tiếng Anh B1)

Trước đây, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT quy chế đào tạo thạc sĩ cũ không có quy định về các điều kiện về hạng tốt nghiệp hay chuẩn đầu vào thạc sĩ đối với môn ngoại ngữ. Tuy nhiên, quy chế đào tạo thạc sĩ mới nhất theo Thông tư 23/2021 thì người dự tuyển thạc sĩ sẽ buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh B1 hoặc tương đương. 

2. Chuẩn đầu ra thạc sĩ phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (bằng B2 tiếng Anh)

Như vậy, Bộ Giáo dục đã nâng chuẩn ngoại ngữ với thạc sĩ. Theo điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, một trong những điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp thạc sĩ là có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong khi đó, trước đây, theo Quy chế cũ ban hành kèm Thông tư 15/2014, chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ thạc sĩ chỉ cần bậc 3/6 theo khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc hay chứng chỉ tiếng Anh B1.

Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh tương đương bậc 3 và bậc 4 thạc sĩ

Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh tương đương bậc 3 và bậc 4 thạc sĩ
Văn bằng/ chứng chỉ Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 4
TOEFL iBT 30-45 46-93
TOEFL ITP 450-499  
IELTS 4.0 - 5.0 5.5 -6.5
Cambridge Assessment English Bl Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.
Thang điểm: 140-159
B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill. Thang điểm: 160-179
TOEIC (4 kỹ năng) Nghe: 275-399 Đọc: 275-384 Nói: 120-159

Viết: 120-149

Nghe; 400-489 Đọc: 385-454 Nói: 160-179

Viết: 150-179

  • Download Quy chế đào tạo thạc sĩ mới nhất tại đây. 

Luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3, 4 ở đâu?

Trung tâm Anh ngữ Vivian chuyên luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3, bậc 4 làm chuẩn đầu ra ngoại ngữ  thạc sĩ tại các trường với giảng viên tiếng Anh các trường Đại học. Khóa học cam kết hỗ trợ học viên tới khi thi đạt chứng chỉ tiếng Anh B1 và B2.

  • Tham khảo: Lớp luyện thi tiếng Anh B1
  • Lớp luyện thi tiếng Anh B2

VIVIAN

  • 024.710.696.88
  • Hotline 097.4498.347
  • Cơ sở 1: Tầng 3, Tòa nhà Đức Đại, 302 Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 50, ngõ 16, Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội
Trung tâm Anh ngữ VIVIAN
giấy phép đào tạo số 2694/GCN-SGDĐT

  • A2 Online
  • B1, B2, C1 Vstep Online
  • Chấm bài viết
  • PET Online

  • Lịch khai giảng
  • Luyện thi A2
  • Luyện thi B1
  • Luyện thi B2
  • Học theo yêu cầu

  • Về chúng tôi
  • Giáo viên
  • Bài Viết
  • Liên hệ

  • Fanpage
  • Cộng đồng luyện thi VSTEP
  • Video bài giảng