Ý nào sau đây là sai khi nội về ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng giâm cành

phương pháp nhân giống bằng hạt ưu điểm" - nhanh tạo ra cây con - cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi - nhân giống nhanh, đơn giản - cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe nhược điểm - dễ thoái hóa giống - khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền - cây chậm ra hoa, quả Còn cái mà bạn nói là "trồng bằng cây con". ko biết hiểu ý bạn như thế nào? có thể ý bạn là cây được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như "giâm cành, chiết cành, ghép cành... ưu điểm: - cây thích nghi tốt - cây giữ được đặc tính của cây mẹ - nhanh ra hoa, quả. - tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt( đối với giâm cành) nhược điểm -qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa - cây không có rễ cọc nên yếu

- không tạo được nhiều cây( đối với pp chiết cành)

Câu hỏi:Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính

Trả lời:

Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như: giâm cành, chiết cành, ghép cành…

Ưu điểm:

– cây thích nghi tốt

– cây giữ được đặc tính của cây mẹ

– nhanh ra hoa, quả.

– tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt( đối với giâm cành)

Nhược điểm:

– qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa

– cây không có rễ cọc nên yếu

– không tạo được nhiều cây( đối với pp chiết cành)

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vô tính

1. Ưu, nhược điểm của phương pháp Giâm cành

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

Ưu điểm:

- Giữ được những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

- Cây trồng từ giâm cành sớm ra hoa, kết quả.

- Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh.

Nhược điểm:

- Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

- Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

- Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp Ghép cành:

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

Ưu điểm:

- Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

- Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

- Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý.

- Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao .

Nhược điểm:

-Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.

-Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.

-Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.

-Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

-Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây,....

3. Ưu, nhược điểm của phương pháp Chiết cành

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

Ưu điểm:

- Cây trồng bằng cành chiết sớm ra hoa, kết quả.

- Giữ được đặc tính, tính trạng tốt của cây mẹ.

- Cây trồng bằng cành chiết phân tán thấp, tán cây cân đối, gọn, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

- Sớm có cây giống để trồng.

Nhược điểm:

- Một số cây giống ăn quả sử dụng phương pháp chiết cành đạt hiệu quả thấp do tỉ lệ ra rễ thấp.

- Tuổi thọ không cao vì cây không có rễ cọc ăn sâu.

- Cây chiết qua nhiều thế hệ hay bị nhiễm vi rút.

Nêu những ưu điểm của chiết và giâm cành so với cây trồng mọc từ hạt.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chiết và giâm cành là 2 phương pháp nhân giống vô tính, cây con có một đoạn của cây mẹ

Cây trồng từ hạt phải bắt đầu từ giai đoạn nảy mầm tới mọc cây.

So với cây mọc từ hạt, cành chiết và cành giâm có những ưu điểm sau:

Nhân nhanh giống cây trồng.

+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.

+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.

Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có

Sinh sản vô tính của thực vật trong tự nhiên gồm

Sinh sản vô tính được đặc trưng bởi

Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình

Thực vật có thể sinh sản vô tính bằng các bộ phận sau, ngoại trừ

Sinh sản vô tính không thể tạo thành

Sinh sản bằng bào tử chỉ gặp ở nhóm thực vật

Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân hoặc lá được gọi chính xác là

Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng

Nhóm thực vật sinh sản chủ yếu bằng lá

Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm

Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành

Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ

Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

Sai khác cơ bản của ghép cành so với giâm và chiết cành

Chiết cành và giâm cành được ứng dụng nhiều

Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào mô thực vật là tính

Sinh sản vô tính có lợi cho thực vật bởi tất cả đặc điểm sau, ngoại trừ

Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo không phải nhằm

Sinh sản vô tính có vai trò gì trong đời sống thực vật?