Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm

Hãy cùng TASTY Kitchen tìm hiểu về phương pháp bảo quản thực phẩm trong nhà hàng không phải ai cũng biết qua bài viết dưới đây.

Cách bảo quản thực phẩm trong nhà hàng để đảm bảo an toàn

Đối với các nhà hàng hay khách sạn, đầu vào của nguồn nguyên liệu thực phẩm là một phần cực kỳ quan trọng để tạo nên uy tín đối với khách hàng. Do đó, dù bạn có tham khảo bất kể cách bảo quản thực phẩm trong nhà hàng theo phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo theo quy trình cơ bản như sau:

Kiểm duyệt chất lượng nguyên liệu 

Một trong những khâu quan trọng đầu tiên mà bất kỳ người đầu bếp hay quản lý nhà hàng, khách sạn nào cũng cần phải đảm bảo nghiêm ngặt chính là kiểm tra, đánh giá chất lượng cũng như nguồn gốc thực phẩm được nhập vào kho. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện thông qua quan sát màu sắc, mùi vị, trạng thái và các thông tin ghi trên bao bì.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Nguyên liệu nhập vào phải đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc và độ tươi ngon

Sau khi đã đảm bảo được các tiêu chí đánh giá, thực phẩm sẽ được chuyển đến khu vực sơ chế hoặc khu đông lạnh, kho mát theo yêu cầu từng nhóm nguyên liệu.

Phân loại và sơ chế 

Việc tiếp theo mà bạn cần làm để bảo quản thực phẩm trong nhà sau khi đã kiểm tra đầu vào là phân loại và sơ chế để đảm bảo tất cả nguyên liệu đều được làm sạch.

  • Những nguyên liệu tươi sống được rửa sạch, cắt miếng theo yêu cầu sử dụng hoặc đựng vào túi chuyên dụng.
  • Các loại hải sản, thịt, cá đều phải tách riêng với khu vực nấu nướng để tránh trường hợp làm lây nhiễm vi khuẩn.
  • Rau, củ, quả phải bỏ rễ, lá già héo, một số loại còn phải gọt sạch trước khi đưa vào khu chế biến thức ăn của nhà hàng. Có thể cho vào túi nilon hoặc giấy bọc để đưa đến nơi bảo quản khi chưa sử dụng.
  • Các vật dụng được dùng để sơ chế, bảo quản hay chế biến đều cần đảm bảo sạch sẽ, khử trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực thực phẩm.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Sơ chế nguyên liệu và cho vào từng hộp hoặc túi chuyên dụng trước khi bảo quản

Bảo quản thực phẩm 

Đây chính là công việc chính về cách cất trữ thực phẩm trong nhà hàng mà bạn cần phải đặc biệt chú ý. Sau khi đã tiến hành đầy đủ và đảm bảo hai thao tác trên, thực phẩm sẽ nhanh chóng được đưa đến kho bảo quản. Những lưu ý về khâu bảo quản thực phẩm trong nhà hàng để đảm bảo được thời gian lâu và an toàn như sau:

  • Tách riêng thực phẩm sống và chín.
  • Thực phẩm sống sử dụng trong ngày bảo quản ở nhiệt độ dưới 40C.
  • Thực phẩm sống lưu trữ cần đưa vào ngăn đông ở nhiệt độ từ -180C đến -250C.
  • Rau, củ, quả bảo quản trong kho lạnh ở mức nhiệt độ từ 20C đến 80C. Đối với rau  chỉ nên bảo quản để sử dụng trong ngày hoặc tối đa 2 ngày nhằm giữ được độ tươi.
  • Thực phẩm đóng hộp phải đảm bảo nguyên tắc nhập trước - dùng trước.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Thiết kế khu chế biến và khu bảo quản riêng để tránh làm lây nhiễm vi khuẩn

>> Xem thêm:

Một số lưu ý về cách bảo quản thực phẩm trong nhà hàng

Ngoài một quy trình bảo quản thực phẩm nghiêm ngặt nói trên thì bạn còn cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

  • Thông thường tại các nhà hàng sẽ sơ chế nguyên liệu tại kho mát và duy trì mức nhiệt độ từ 50C đến 100C nhằm giữ độ tươi cũng như hạn chế sự lây lan, phát triển của mầm bệnh.
  • Các kho chứa, bảo quản thực phẩm cần đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu từng nhà hàng, khô thoáng, không có côn trùng, sâu bọ, không ẩm thấp và cần bố trí các kệ inox để thuận tiện cho việc xuất - nhập nguyên liệu.
  • Với các loại gia vị thì cần được bảo quản trong các hộp đựng riêng, có nắp đậy kín và dán nhãn để không chịu ảnh hưởng từ môi trường cùng như côn trùng và tránh trường hợp nhầm lẫn.
  • Thực phẩm cần được bảo quản trong các tủ riêng biệt hoặc ngăn chứa, bệ và đặt cách mặt sàn nhau tối thiểu 15cm để đảm bảo việc vệ sinh, lau dọn.
  • Sau khi xuất hết nguyên liệu, cần phải dọn dẹp kho bảo quản thực phẩm thường xuyên, khử trùng để đảm bảo vấn đề vệ sinh.
  • Niêm yết hạn sử dụng đối với các loại thực phẩm được đưa vào khi bảo quản để lưu trữ. Nên chú ý các nguyên liệu có thời gian bảo quản ngắn và sắp xếp ở nơi dễ thấy để dùng trước.
  • Với các loại thực phẩm đã được bảo quản trên 7 ngày thì tốt nhất không nên sử dụng để chế biến thức ăn.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Bảo kín thực phẩm theo từng loại riêng khi chưa sử dụng

Hy vọng những chia sẻ nói trên của TASTY Kitchen về cách bảo quản thực phẩm trong nhà hàng đã phần nào giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên, với bất kỳ phương pháp nào thì bạn cũng cần phải đảm bảo tuyệt đối vấn đề an toàn thực phẩm để vừa mang đến món ăn ngon vừa đảm bảo uy tín của nhà hàng.

Hà Linh

Nhờ sự tiện ích của tủ lạnh mà vấn đề bảo quản đồ ăn đã không còn là mối lo đối với các bà nội trợ hiện nay. Tuy nhiên, để bảo quản thức ăn một cách khoa học, hợp lý nhằm phát huy tối đa công năng của tủ lạnh thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, hãy cùng TASTY Kitchen tìm hiểu những cách bảo quản thực phẩm đã chế biến một cách khoa học nhất nhé.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Bảo quản tốt các thực phẩm đã qua chế biến sẽ giúp cho bữa ăn an toàn và ngon miệng hơn.

Thực phẩm đã qua chế biến có thể để được bên ngoài trong bao lâu?

Dù đã được nấu chín và làm theo cách bảo quản đồ ăn đã chế biến được hướng dẫn, bảo quản quá thời gian vẫn khiến thức ăn trở thành môi trường sinh sôi của các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì kể cả những thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp như xúc xích, đồ hộp,... hay thức ăn được nấu tại nhà thì ta cũng chỉ nên ăn trong vòng 2 giờ sau khi mở bao bì hoặc sau khi mới nấu xong. Nếu để hơn 2 giờ và trong môi trường nhiệt độ phòng thì thức ăn rất dễ bị hư hỏng, trở thành yếu tố gây bệnh cho con người.

Mốc thời gian an toàn cho phép bảo quản thực phẩm đã chế biến trong tủ lạnh

Dưới đây là mốc thời gian an toàn bạn cần để ý để biết cách bảo quản thực phẩm đã chế biến trong tủ lạnh. Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thực phẩm khác nhau mà chúng sẽ có thời gian lưu trữ khác nhau, vì vậy không nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm đã vượt quá thời gian bảo quản trong tủ lạnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Không sử dụng các loại thực phẩm đã vượt quá thời gian bảo quản trong tủ lạnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách bảo quản đồ ăn đã chế biến đối với thịt, cá

Các thực phẩm từ cá và thịt như thịt bò, lợn, gà, đã được chế biến, nấu chín qua thì chỉ nên bảo quản từ 1 - 2 ngày trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế các biến đổi của chất dinh dưỡng có trong nó. Nhưng các loại thịt xông khói, thịt quay thì có thể bảo quản lâu hơn từ 5 - 7 ngày.

Các loại rau củ

Đối với các loại rau củ sau khi đã qua chế biến thì không nên để quá 1 ngày trong tủ lạnh. Đặc biệt các thức ăn từ rau mà để qua đêm thì không nên bỏ tủ lạnh và tiếp tục sử dụng nữa vì lúc này rau đã không còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời cũng không còn ngon miệng như vừa mới chế biến.

Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, váng sữa,…)

Sữa có thể bảo quản tối đa là 7 ngày trong tủ lạnh để đảm bảo các dưỡng chất có trong sữa. Còn cách bảo quản thực phẩm đã chế biến với các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa,… khi chưa bốc mở thì ta có thể bảo quản theo hạn sử dụng in trên bao bì. Phô mai tươi khi đã mở gói vẫn có thể giữ được nguyên hương vị và chất dinh dưỡng khi bảo quản trong 2 - 3 tuần, nhưng đối với các sản phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua và váng sữa thì nên sử dụng ngay và hạn chế bảo quản sau khi đã bóc vỏ để đạt hiệu quả cao về dinh dưỡng.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Bảo quản đúng cách giúp giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng có trong sữa và các chế phẩm từ sữa.

Hoa quả

Khi chưa qua cắt, lột bỏ phần vỏ thì ta có thể để hoa quả từ 1 - 2 tuần trong tủ lạnh mà vẫn giữ được độ tươi, ngon và các thành phần dinh dưỡng trong đó. Đối với phần dư lại của hoa quả sau khi ăn không hết thì chỉ nên bỏ trong ngăn mát tủ lạnh 2 - 3 ngày.

Các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp (xúc xích, lạp xưởng, đồ hộp,…)

Đối với các loại thực phẩm này ta có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dựa theo hạn sử dụng được in trên bao bì, tuy nhiên sau khi đã được bóc vỏ, loại bỏ lớp tiệt trùng thì nên nhanh chóng được sử dụng, chỉ nên tiếp tục bảo quản trong 1 - 2 ngày.

Các thực phẩm có thể để lâu như đồ chua, giò chả,…

Với những thực phẩm này nếu bảo quản đúng cách có thể tiếp tục sử dụng lên đến 7 - 10 ngày, vừa đảm bảo ngon miệng, tiện lợi và phù hợp trong các dịp cần tích trữ đồ ăn tại nhà như lễ Tết, phòng chống mưa bão, bệnh dịch,..

Cách bảo quản thực phẩm đã chế biến theo từng nhóm cụ thể

Cùng tham khảo những cách bảo quản thực phẩm đã chế biến sau đây để giữ được độ tươi ngon, dinh dưỡng cho thực phẩm, đồng thời hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh qua đường ăn uống cho cả gia đình.

Bảo quản các thực phẩm từ trứng, thịt và hải sản

Để đảm bảo dinh dưỡng và hương vị của món ăn, hãy dùng bữa ngay trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Phần đồ ăn còn dư lại nên cho vào hộp, đậy nắp kín rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản. Đến bữa ăn tiếp theo chỉ cần hâm nóng lại là có thể tiếp tục sử dụng, tuy nhiên nên hạn chế hâm đi hâm lại đồ ăn nhiều lần vì lúc này các dưỡng chất trong đồ ăn đã bị biến đổi và không còn ngon miệng nữa.

Bảo quản các loại rau củ

Các thực phẩm từ rau củ sau khi đã qua chế biến có thể bảo quản trong ngăn mát bằng cách sử dụng màng bọc thực phẩm để tránh các vi khuẩn có hại có trong môi trường tủ lạnh. Nhưng như đã nói ở trên, nên hạn chế bảo quản rau củ đã qua chế biến trong tủ lạnh vì hầu như các thực phẩm này đã không còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Cách bảo quản rau củ đã chế biến là có thể cho vào hộp đậy kín nắp.

Bảo quản sữa và chế phẩm từ sữa 

Đối với sữa và các sản phẩm từ sữa nếu chưa mở bao bì niêm phong thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, riêng các sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua và váng sữa nếu chưa sử dụng ngay có thể bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh để đảm bảo sự tồn tại của các lợi khuẩn này.

Mặt khác, sữa và các sản phẩm từ sữa khi đã mở hộp thì sẽ không còn vô trùng nữa do đó rất dễ bị các loại vi khuẩn, nấm mốc trong không khí xâm nhập, đồng thời làm mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm. Chính vì vậy, nên sử dụng các sản phẩm này ngay sau khi mở hộp, đối với trường hợp muốn bảo quản, nên bọc lại thật kĩ miệng hộp bằng màng bọc thực phẩm, đặt trong môi trường ngăn mát của tủ lạnh và chỉ sử dụng tiếp trong vòng 4 - 5 giờ.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Nên sử dụng hộp có nắp đậy kín hoặc màng học thực phẩm nhằm hạn chế vi khuẩn phát triển.

>> Xem thêm:

Cách bảo quản thực phẩm đã chế biến - hoa quả

Đối với phần dư lại của hoa quả sau khi ăn không hết thì chỉ nên bỏ vào hộp riêng hoặc bọc lại bằng màng bọc thực phẩm rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Nên hạn chế đặt đan xen hoa quả với các thực phẩm đã nấu chín, rau củ chưa qua chế biến,…Nếu hoa quả có dấu hiệu chín mục, hư thối thì không nên bảo quản chúng trong tủ lạnh nữa để tránh trở thành môi trường phát triển của các vi khuẩn, ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Bảo quản các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp

Nhìn chung các sản phẩm này đều áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm công nghiệp do đó có thể bảo quản khá lâu nên chúng ta chỉ cần lưu ý đến thời hạn sử dụng in trên bao bì của nó. Nhưng ngay sau khi bóc vỏ bao bì hoặc mở hộp thì nên dùng các biện pháp bảo quản như màng bọc thực phẩm hoặc máy ép bao bì để sản phẩm hạn chế tiếp xúc với môi trường không khí.

Bảo quản các thực phẩm có thể để lâu như đồ muối chua, giò chả,…

Đối với thực phẩm muối chua có thể để rất lâu vì trong các thực phẩm này đều có rất nhiều vi khuẩn lên men vừa kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại trong quá trình muối chua, vừa có tác dụng hữu ích đến hệ tiêu hóa của chúng ta. Do đó, cách bảo quản thực phẩm đã qua chế biến, muối chua tốt nhất, nên lựa chọn các bình, lọ chứa thủy tinh có nắp đậy kín để bảo quản. Với gia đình sử dụng hộp nhựa thì nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế quá trình lên men quá nhanh, dẫn đến chua và hư hỏng sớm.

Đối với giò, chả, nem,… sau khi lấy ra sử dụng nên dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại vết cắt và đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

Phương pháp nào vừa sử dụng để bảo quản thực phẩm vừa sử dụng để chế biến thực phẩm
Nên bảo quản đồ muối chua trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế quá trình lên men nhanh chóng

Trên đây là một số cách bảo quản thực phẩm đã chế biến tương ứng với từng nhóm thực phẩm. Hy vọng qua bài viết này của Bếp nhà TASTY sẽ giúp cho mọi người biết thêm về phương pháp bảo quản thực phẩm hợp lý, khoa học, giúp cho bữa cơm gia đình luôn đảm bảo an toàn, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Hà Linh