Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không

Khi nữ giới đang có kinh nguyệt hiến máu được không? Hiến máu có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và mỗi lần nên hiến bao nhiêu máu? Hãy cùng luxtoy.vn tìm hiểu ngay thông qua nội dung bài viết sau.

Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không
Hiến máu – Việc làm ý nghĩa, mang đến lợi ích lớn cho cộng động

Hiến máu được xem là một trong những nghĩa cử cao đẹp bởi máu là loại chế phẩm sinh học không thể tổng hợp được để phục vụ cho công tác cứu chữa bệnh nhân. Khi hiến máu, thành phần được sử dụng chủ yếu là hồng cầu. Thông thường, tế bào hồng cầu có thời gian sống là 90 ngày sau đó sẽ được tiêu hủy và thay thế vị trí bằng những tế bào hồng cầu mới.

Nói cách khác, sau khi hiến máu, cơ thể hầu như không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn có lợi cho chu kỳ sinh lý của máu. Ngoài ra, lượng máu hiến tặng có thể mang đến hy vọng cứu chữa rất lớn đến cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân thuộc máu hiếm.

>>Đọc thêm: Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu?

Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không
Người vừa khỏi bệnh không nên hiến máu

Có thể nói, tuy hiến máu là hành động tốt nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện mà cần tuân thủ theo các yêu cầu chung để đảm bảo lợi ích của người cho lẫn người nhận. Cụ thể, một số yêu cầu chung cho người hiến máu bao gồm:

  • Người hiến máu cần nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60, trong đó, nữ giới cần đạt cân nặng tối thiểu 42kg và ở nam giới là 45kg.
  • Người hiến máu cần có sức khỏe đầy đủ, không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính và có chỉ số huyết áp, nhịp tim bình thường.
  • Khi hiến máu cần đảm bảo tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt
  • Đối với trường hợp đang hoặc vừa kết thúc hành kinh nên tránh hiến máu sau đó 1 tuần
  • Người vừa khỏi bệnh hoặc vừa được tiêm vắc xin phòng bệnh cần 4 tuần sau đó mới được phép hiến máu.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người bị rong kinh, đa kinh, mắc bệnh lý huyết áp, tiểu đường, đang ngộ độc,…không được phép hiến máu

Như vậy, trong thời gian có kinh nguyệt, nữ giới hoàn toàn không nên hiến máu bởi lượng máu kinh đã khiến cơ thể hao hụt đi một lượng máu khá lớn. Hiến máu trong thời gian này, lượng máu mới không được kịp thời tái tạo sẽ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp đột ngột, suy nhược cơ thể. Việc hiến tặng được khuyên nên thực hiện sau đó 1 tuần lễ hoặc 10 ngày là thích hợp nhất.

>>Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều có thai không?

Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không
Người có kinh nguyệt hiến máu được không?

Thông thường, lượng máu hiến tặng sẽ có quy định riêng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sinh lý và cân nặng của người được lấy máu để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung. Lấy ví dụ, lượng máu chứa trong cơ thể người 45kg là 4,5 lít (tương ứng 10%), khi đó, lượng máu hiến tặng chỉ được lấy 400ml tương ứng (9ml/kg).

Đối với tình trạng người mới hồi phục sau bệnh, cần tránh hiến máu trong 4 tuần sau đó, phụ nữ đang mang thai tốt hơn hết không được hiến máu,… Chính vì thế, có thể thấy rằng việc hiến máu hầu như sẽ không có hại cho người hiến tặng trái lại còn kèm theo nhiều lợi ích được trình bày ở phần tiếp theo.

Sau khi hiến tặng, để bù đắp cho lượng máu bị thiếu hụt, hệ thống xương tủy sẽ được kích thích quá trình sản sinh ra nhiều tế bào máu mới. Nói như vậy, hiến máu chính là cơ hội để làm trẻ hóa lượng hồng cầu trong cơ thể từ đó giúp quá trình lưu thông máu trở nên thuận lợi hơn.

Quá trình này, đối với phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có lẽ không quá cần thiết. Bởi họ thường xuyên thay máu vào ngày hành kinh hàng tháng. Tuy nhiên, đối với nam giới, nữ giới mãn kinh lại là một việc làm rất có ích để giúp làm mới máu.

Vừa hết kinh nguyệt có hiến máu được không
Hiến máu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cơ thể chúng ta thường gặp phải tình trạng thừa sắt do sắt sẽ được tái sử dụng sau khi tế bào hồng cầu cũ bị tiêu hủy. Bên cạnh đó, thực phẩm hàng ngày lại khiến lượng sắt liên tục được bổ sung. Đây là điều hoàn toàn không có lợi cho các cơ quan nội tạng, thậm chí dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác. Do đó, hiến máu là cơ hội rất tốt để đào thải bớt lượng sắt ra khỏi cơ thể, giảm lượng sắt tồn không có lợi.

Bên cạnh lợi ích đối với cơ thể, hành động hiến máu còn giúp người hiến tặng có cơ hội được kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Các bệnh lý thông thường sẽ hầu hết sẽ được phát giác giúp tăng cao hiệu quả chủ động điều trị bệnh. Đặc biệt, thông qua việc hiến máu, người hiến tặng cũng xác định được nhóm máu của bản thân, phát hiện những bất thường trong máu.

Mọi đơn vị máu trước khi được sử dụng phải được xét nghiệm xác định nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Nếu phát hiện thấy bất thường, túi máu đó sẽ bị loại ra. Các kết quả của những xét nghiệm này sẽ được thông báo với người hiến máu.

Nói tóm lại, khi nữ giới đang trong giai đoạn có kinh nguyệt hiến máu được không? Nữ giới được khuyến cáo chỉ nên hiến máu sau thời gian hành kinh ít nhất một tuần để cơ thể khôi phục lại tình trạng bình thường. Đồng thời lượng máu hiến cần phải dựa trên tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng hiện tại. Tốt hơn hết, nên đến các trung tâm chuyên nghiệp để thực hiện việc hiến tặng an toàn.

Tham khảo các sản phẩm thuốc kích dục nữ an toàn, hiệu quả nhanh chóng tại luxtoy.vn

Chào Bác sĩ,

Cháu năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên, sức khỏe tốt. Trong thời gian này trường cháu có phong trào hiến máu nhân đạo. Cháu cũng muốn tham gia phong trào nhưng đang bối rối về điều kiện tham gia và những điều cần lưu ý về hiến máu nhân đạo ạ

Mong được sự tư vấn của Bác sĩ

  • Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì người hiến máu phải đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe như sau:

    Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu.

    Ngoài ra, Điều 5 Thông tư này cũng quy định việc trì hoãn hiến máu như sau:

    - Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:

    + Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;

    + Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;

    + Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;

    + Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

    - Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:

    + Xăm trổ trên da;

    + Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;

    + Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;

    + Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.

    - Những ngườì phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần kể từ thời điểm:

    + Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả, quai bị;

    + Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG.

    - Những ngườì phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày kể từ thời điểm:

    + Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầu Migraine;

    + Tiêm các loại vắc xin, trừ các loại đã được quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.

    .....

    Theo đó, pháp luật không có quy định người đến ngày đèn đỏ thì không được hiến máu hay phải trì hoãn hiến máu. Do đó mà phụ nữ đến ngày đèn đỏ vẫn có thể hiến máu nếu đạt tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT.

    Tuy nhiên, trường hợp này cũng nên tránh hiến máu vì việc ra máu trong ngày đèn đỏ đã khiến cơ thể mất đi lượng máu lớn. Nếu hiến máu có thể dẫn đến bị thiếu máu, suy nhược cơ thể,... ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

    Trân trọng!