Vợ mới sinh con có nên xây nhà

Vợ mới sinh con có nên xây nhà

Lấy vợ, làm nhà và sinh con là 3 việc lớn trong đời của người đàn ông. Không ít người đàn ông thành đạt có cả 3 điều này trong thời gian ngắn, thậm chí có người còn lấy vợ, sinh còn và làm nhà trong cùng 1 năm. Tuy nhiên vẫn có nhiều mẹ lo lắng, tâm sự về chuyện vợ mang thai có nên xây nhà? Có nên xây nhà hay có nên sửa nhà khi vợ mang bầu không?

Vợ mang bầu có làm nhà được không?

Sinh con và xây nhà đều là đại sự trong đời của mỗi người, không chỉ riêng đàn ông mà với phụ nữ cũng vậy. Vợ mang thai có nên xây nhà hay có nên sửa nhà khi vợ mang bầu là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng quan tâm.

Con cái là lộc trời ban, muốn đến sẽ tự khắc đến, không muốn đến ép buộc, cố gắng cũng không đến. Vậy nên nếu có lộc trời thì hãy để chuyện con cái thuận theo tự nhiên. Nếu sinh con theo tuổi bố mẹ mà tương sinh sẽ giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc, sự nghiệp hanh thông cho cả đứa bé lẫn cha mẹ.

Xây nhà cũng vậy, đây là việc cực kỳ trọng đại trong đời người, mỗi con người lúc nhỏ chỉ mong muốn có được 1 tổ ấm, không ai muốn chia 2. Đến khi lớn lên ai cũng muốn có 1 tổ ấm nhỏ hơn và cũng không ai muốn bản thân có đến 2 3 tổ ấm cả. Cổ nhân có câu “An cư rồi mới lạc nghiệp”, nhà có an ổn thì sự nghiệp mới thành. 

Vợ mới sinh con có nên xây nhà
Vợ mang thai có làm nhà được không

Xây nhà ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu?

Phong thủy khi xây nhà

Theo góc nhìn phong thủy thì xây nhà là việc ảnh hưởng lớn đến long mạch. Giải thích sơ qua về long mạch, hiểu đơn giản thì long mạch là nơi hội tụ khí thiêng, là nơi giao nhau của các thế đất như thanh long ở hướng đông, bạch hổ ở hướng tây, chu tước ở hướng nam và huyền vũ ở hướng bắc. Do vậy mà long mạch được biết đến là vị trí đắc địa, vượng khí để xây nhà.

Mỗi mảnh đất, mỗi căn nhà đều có long mạch riêng, khi động thổ xây nhà nếu không xem xét phong thủy cẩn thận dễ bị động long mạch thậm chí là đứt long mạch.

Động long mạch sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trong gia đình như người thân lục đục, cãi cọ, sống không hòa hợp, không yên vui. Nặng hơn là đứt long mạch, trong phong thủy hiện tượng đứt long mạch là đại kỵ, người xưa còn cho rằng nếu làm nhà gây đứt long mạch thì sẽ có người trong gia đình bị mất.

Tránh xây nhà khi vợ mang bầu

Đối với 2 việc lớn này thường sẽ kéo dài gần hết 1 năm hoặc hơn, như mang bầu sinh con cũng kéo dài đến 9 tháng 10 ngày còn xây nhà có thể kéo dài ít nhất 4 tháng cho đến 1 năm. Người xưa thường nói, tránh làm 2 chuyện vui trong cùng 1 năm đặc biệt lại là 2 chuyện lớn. 

Vợ mới sinh con có nên xây nhà
Mang bầu sinh con nên chú ý điều gì?

Còn theo khoa học, mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ bầu phải trải qua rất nhiều thay đổi bên trong cơ thể, nếu làm nhà trong cùng năm đó thì sẽ tác động không tốt đến sức khỏe mẹ bầu vì vừa chịu tác động từ bên trong cơ thể vừa chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi môi trường sống. Ngoài ra, nếu người chồng lo việc xây nhà cũng sẽ không có thời gian chăm sóc vợ chu đáo, stress trong thai kỳ là điều có thể xảy ra ở người vợ. 

Vậy trả lời cho câu hỏi vợ mang bầu có làm nhà được không, câu trả lời là có nhưng khuyên nên tránh để làm tốt nhất 1 việc tại 1 thời điểm, tránh ôm đồm để mọi việc đều nửa vời. Trường hợp đang xây nhà nhưng vợ bất ngờ mang thai thì nên để cho thai phụ đến nhà người thân, quen để sống cùng 1 thời gian, tạo không gian sống yên tĩnh cho bà bầu.

Có nên sửa nhà khi vợ mang bầu?

Sửa nhà có thể chia ra làm 2 loại: sửa nhà dài hạn và sửa nhà ngắn hạn. Sửa nhà dài hạn là việc nâng cấp lại căn nhà, cần nhiều thời gian tu sửa thậm chí gia đình không thể sống trong nhà trong giai đoạn sửa nhà. Sửa nhà ngắn hạn là việc sửa đổi nhỏ như sửa nền nhà, sơn tường, … 

Có nên sửa nhà khi vợ mang bầu không? Câu trả lời là không nên, cũng giống như việc xây nhà, sửa nhà dù trong thời gian dài hay ngắn đều có tác động đến môi trường sống của bà bầu.

Lý do không nên sửa nhà khi vợ có bầu

Giai đoạn mang thai, bác sĩ luôn khuyên mẹ hãy tránh áp lực, tạo môi trường sống trong lành, yên tĩnh. Nếu tiến hành việc sửa nhà sẽ làm phá vỡ đi sự yên tĩnh cần thiết của thai phụ.

Việc phải di chuyển nhiều và dọn dẹp, quán xuyến các công việc khi sửa chữa nhà sẽ là không tốt với sức khỏe bà bầu, bụi gỗ, bụi xi măng, mùi sơn nước, tiếng khoan cắt, … đều không có tác động tích cực đến không gian sống của phụ nữ có thai.

Vợ mới sinh con có nên xây nhà
Có nên sửa nhà khi vợ mang bầu?

Các cụ ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” việc kiêng cữ không làm 2 chuyện lớn trong cùng 1 năm nhằm khuyên răn người đời nên toàn tâm toàn ý cho 1 việc để có kết quả mỹ mãn trước khi chuyển sang làm việc khác.

Tuy vậy với những gia đình có thể đảm bảo làm tốt cả việc xây nhà và sinh con, không để chuyển xây sửa nhà làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Ngược lại, chuyện sức khỏe thai phụ cũng không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng ngôi nhà thì hoàn toàn có thể tiến hành cùng 1 năm.

Những lưu ý khi đặt giường ngủ

Anh Nguyễn Minh Cường (172 Âu Cơ, Hà Nội) đang chuẩn bị xây nhà thì vợ có bầu, nghe ông bà nội ngoại gàn vì cho rằng, khi vợ có thai thì kiêng xây dựng, sửa chữa nhà cửa nên anh chị không dám không theo. Theo các chuyên gia, việc kiêng xây nhà khi vợ mang thai không phải là không có cơ sở, mặc dù vậy vẫn có thể cân nhắc đến từng trường hợp để có quyết định đúng đắn, tránh ảnh hưởng việc lớn.

Ảnh hưởng phong thủy

Cũng giống như nhà anh Cường, vợ chồng anh Nguyễn Thành Trí (97 Nguyên Hồng, Hà Nội) đang rục rịch đào móng làm nhà thì vợ lại có thai. Vợ chồng anh rất lo lắng vì không biết nên làm thế nào, tiếp tục làm nhà thì sợ ảnh hưởng đến vợ con mà dừng lại thì lấy đâu chỗ ở, hơn nữa lại đang đào móng rồi cũng không thể để đấy chờ cả năm được. KTS Phạm Cương, Giám đốc Khối Phong thủy, Công ty Nhà Xuân cho biết: "Phong thủy về cơ bản chính là sự tương tác giữa con người và môi trường. Khi xây dựng và động thổ thì sự tương tác đến rất nhanh và mạnh, thay đổi môi trường sẽ ảnh hưởng nhanh tới con người, nhất là người phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất, trong giai đoạn mang thai cần cân nhắc việc làm nhà. Nếu có thể, nên để lùi lại sau thời điểm này hoặc ưu tiên việc mua nhà xây sẵn thì tốt hơn nhằm tránh sự tương tác mạnh với thai nhi trong bụng". Ông Phạm Hữu Khánh, Tiểu ban Phong thủy, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người cũng cho rằng, về cơ bản, khi trong nhà đang có người thai sản thì nên tránh sửa nhà vì dù là sửa kiểu gì, dù xấu hay tốt cũng đều dẫn đến những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Theo các chuyên gia phân tích: Phong thủy là nghiên cứu và điều chỉnh sự tương tác của môi trường sống lên con người để đạt mục đích mong muốn. Sửa chữa, xây cất nhà tức là thay đổi sự tương tác đó, có thể là thay đổi tốt hoặc xấu. Khi xây sửa nhà, thay đổi môi trường sống thì sự tương tác đối với các cá nhân trong ngôi nhà đó sẽ khác đi và tất nhiên cơ thể cũng phải có sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với môi trường mới, sự tương tác mới. Và điều này cơ thể cần phải có thể trạng tốt để thích nghi. Đối với người thường có thể điều chỉnh, thích nghi được dễ dàng, nhưng đối với thai nhi khả năng thích nghi chậm hoặc không kịp thích nghi với những sự tương tác mới. Hơn nữa, cơ thể của người mẹ cũng có những thay đổi để phù hợp với môi trường mới nên thai nhi vừa phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường, vừa phải điều chỉnh để thích nghi với thể trạng mới của người mẹ nên bị ảnh hưởng rất lớn. Trường hợp sức khoẻ người mẹ kém lại thêm sự thay đổi nhà cửa quá lớn thì có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai hoặc sinh con yếu đuối, non yểu...

Vợ mới sinh con có nên xây nhà

Ảnh minh họa.


Có kiêng có lành Theo KTS Phạm Cương, kinh nghiệm dân gian của các cụ có truyền lại là người đang có bầu nên kiêng không xây nhà mới. Nhưng tất nhiên đối với mỗi người khác nhau thì có những lời khuyên khác nhau, chẳng hạn nếu người mang thai có sức khoẻ, không có tiền sử về vấn đề xấu trong sinh nở, thai đang ở giai đoạn ổn định... thì vẫn có thể làm nhà mới bình thường, đương nhiên việc làm nhà trực tiếp nên để chồng hoặc người thân trong gia đình gánh vác. Các chuyên gia cho rằng, khi có thai phụ nữ cần tránh các yếu tố gây ảnh hưởng đến thai nhi, ví dụ, tác động mạnh về tâm lý, tình cảm hay vận động nhiều, phải mang vác nặng... Và cũng tùy vào cơ địa mỗi người khi mang thai để có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Đối với những người phụ nữ phải chịu sự gánh vác trách nhiệm trong gia đình thì việc làm nhà vào giai đoạn đang có bầu cần hạn chế. Bởi người phụ nữ này sẽ chịu nhiều sự chi phối như kiến trúc nhà, lo vật tư, tiền bạc làm nhà. Thậm chí lo cách ứng xử trong các tình huống khác khi làm nhà. Và những vất vả này phần nào tác động đến thai nhi. Đối với người có tiền sử không tốt về thai nhi có thể gây sảy thai. Chính điều này đã gây nên những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống... Tuy nhiên, ở một góc độ khác, người phụ nữ chủ động công việc hoặc không phải gánh vác nhiều trách nhiệm trong làm nhà, mà thay vào đó người chồng, người đàn ông sẽ lo lắng cho tất cả thì sự việc lại trở nên đơn giản hơn.

Ngay cả khi người chồng và gia đình đứng ra gánh vác việc xây cất nhà thì người mang thai cũng nên được bố trí ở chỗ khác, không nên lui tới hay cư ngụ tại công trình, tránh ảnh hưởng của khí động, bụi bặm, tiếng ồn...

Phong thủy: Kiêng xây nhà khi có bầu? Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu