Các loại vacxin có tác dụng trong bao lâu


Các loại vacxin có tác dụng trong bao lâu

Đại dịch toàn cầu COVID-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt trên toàn thế giới. Đặc biệt với những đợt bùng phát mới và sự biến chủng không ngừng của virut, mọi nỗ lực phủ sóng đủ 2 liều tiêm vắc-xin giúp phòng chống loại virut này và đạt được miễn dịch cộng đồng tại các quốc gia đang có khả năng không mang lại kết quả như mong đợi.

Các loại vắc-xin COVID-19 hiện đã được chứng minh có khả năng chống lại nguy cơ mắc bệnh, diễn biến bệnh năng, nhập viện và tử vong do COVID-19 ở hầu hết các đối tượng. Tuy vẫn có nguy cơ lây nhiễm, những người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 thấp hơn đáng kể so với những người không được tiêm chủng và khi nhiễm bệnh, các triệu chứng có xu hướng nhẹ hơn (NACI, 2021).

Tuy nhiên, các bằng chứng thời gian gần đây cho thấy hiệu quả của vắc-xin có thể giảm theo thời gian và các loại vắc-xin COVID-19 hiện đang sử dụng có thể kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta. Do đó, việc tiêm bổ sung mũi vắc-xin thứ 3 là cần thiết để có được sự bảo vệ lâu dài hơn.

Phân tích giữa rủi ro và lợi ích cho từng đối tượng đối với việc tiêm bổ sung mũi vắc-xin thứ 3 hiện đang là vấn đề rất được quan tâm. Bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy các vắc-xin loại mRNA (Pfizer-BioNTech và Moderna) được tăng cường sau tiêm 6 tháng sau khi đủ 2 mũi đầu tiên giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Các dữ liệu thực tế cũng cho thấy rằng liều tăng cường mang lại hiệu quả ngắn hạn tốt và tính an toàn tương tự như liều thứ hai. Hiện chưa có bằng chứng về hiệu quả lâu dài của vì tại thời điểm này vẫn chưa rõ các lợi ích mà liều thứ 3 mang lại có thể kéo dài bao lâu.

Các loại vacxin có tác dụng trong bao lâu

Tình hình tiêm vắc-xin mũi bổ sung trên thế giới hiện nay

Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Anh hiện đang là những quốc gia đi đầu trong việc phân bổ mũi vắc-xin thứ 3 tới người dân.

Vậy những đối tượng nào nên tiêm bổ sung liều vắc-xin thứ 3?

Các loại vacxin có tác dụng trong bao lâu

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bạn  nên tiêm liều tăng cường vắc-xin COVID-19 thứ 3 nếu:

Trên 50 tuổi

Từ 18 tuổi trở lên và có bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh lý hô hấp mạn tính, ung thư…

Bạn cũng có thể tiêm liều tăng cường vắc-xin COVID-19 nếu bạn trên 18 tuổi.

Khi nào tiến hành tiêm liều tăng cường vắc-xin COVID-19 thứ 3?

Sau khi bạn đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin và liều thứ hai được tiêm ít nhất 6 tháng.

Liều vắc-xin bổ sung là không bắt buộc, tuy nhiên chúng được khuyến cáo để duy trì khả năng miễn dịch chống lại COVID-19 cũng như nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Hiện tại không khuyến nghị tiêm liều vắc-xin COVID thứ 3 cho những người từ 12 đến 17 tuổi. Đặc biệt những đối tượng như người cao tuổi và nhân viên y tế nên ưu tiên tiêm  tăng cường mũi vắc-xin COVID-19 thứ 3 sớm.

Lựa chọn liều vắc-xin bổ sung

• Có thể sử dụng vắc-xin Moderna hoặc Pfizer làm liều thứ ba hoặc liều bổ sung (bất kể vắc-xin COVID-19 nào đã được sử dụng trong các mũi tiêm trước đó).

• Nếu sử dụng vắc-xin Moderna, người lớn từ 70 tuổi trở lên và tất cả những người bị suy giảm miễn dịch được khuyến nghị nhận đủ liều (100 mcg). Đối với những đối tượng khác thì nên dùng một nửa liều (50 mcg).

• Nếu sử dụng vắc-xin Pfizer-BioNTech cho liều thứ ba, thì nên dùng đủ liều (30 mcg).

• Nếu đã sử dụng vắc-xin AstraZeneca ở các liều trước đó, khuyến nghị tiêm vắc-xin AstraZeneca hoặc mRNA cho liều thứ ba trừ khi có chống chỉ định.

     Những người đã trải qua phản ứng dị ứng nghiêm trọng ngay lập tức sau khi tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 liều thứ 3

Các loại vacxin có tác dụng trong bao lâu

Vắc-xin của Pfizer

Liều bổ sung thứ ba của Pfizer có cùng công thức và cùng độ mạnh với liều một và hai. Các dữ liệu thu thập được cho đến thời điểm này cho thấy các tác dụng phụ do liều thứ 3 mang lại rất giống với các triệu chứng mà một số người gặp phải sau lần tiêm ban đầu - thậm chí có thể nhẹ hơn.

Đau tại chỗ tiêm là phản ứng được báo cáo phổ biến nhất sau khi tiêm liều thứ 3 (theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng mà Pfizer và BioNTech đệ trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)), chiếm khoảng 83% , tiếp theo là mệt mỏi (63,7 %) và đau đầu (48%), hầu hết đều ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những dấu hiệu này tương tự với dữ liệu về tác dụng phụ được thu thập từ mũi tiêm thứ hai của Pfizer. Các tác dụng phụ khác được ghi nhận trong thử nghiệm mũi thứ 3 cũng phù hợp với các triệu chứng được ghi nhận sau  mũi vắc-xin Pfizer ban đầu, như đau cơ và khớp, ớn lạnh, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Ngoài ra, thử nghiệm của Pfizer đã phát hiện ra rằng, so với người lớn từ 18 đến 55 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên ít gặp phải các triệu chứng mệt mỏi hoặc biểu hiện giống như cúm sau khi tiêm.

Melanie Swift, M.D., đồng chủ tịch của Nhóm làm việc Phân bổ và Phân phối Thuốc chủng ngừa COVID-19 của Mayo Clinic, cho biết, hầu hết các tác dụng phụ không phải là kết quả trực tiếp của vắc-xin mà là “một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang phản ứng” với vắc-xin. Có nghĩa là, phản ứng miễn dịch của bạn càng mạnh thì “bạn càng có nhiều tác dụng phụ”.

Khi con người già đi, phản ứng miễn dịch của họ thường giảm dần, Swift nói. Đây là lý do tại sao người lớn tuổi đứng đầu danh sách những người nên tiêm nhắc lại. Nghiên cứu mới cho thấy rằng hiệu quả của vắc-xin sẽ mất nhanh hơn ở những người lớn tuổi.

Không có trường hợp nào được báo cáo về viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sốc phản vệ, viêm ruột thừa hoặc bệnh liệt Bell trong dân số thử nghiệm tiêm liều vắc-xin tăng cường (khoảng 300 người lớn) trong suốt thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, có một triệu chứng nổi bật đó là các hạch bạch huyết bị sưng ở dưới cánh tay được quan sát thấy thường xuyên hơn sau khi dùng liều tăng cường hơn so với sau loạt hai đầu tiên.

Vắc-xin của Moderna

Không giống như Pfizer, mũi tiêm bổ sung của Moderna bằng một nửa liều (50 microgam) của 2 mũi đầu tiên. Nhà sản xuất cho biết, các tác dụng phụ từ lần tiêm thứ 2 này cũng tương tự như những tác dụng được báo cáo sau mũi tiêm thứ hai. Đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên, đau tại chỗ tiêm là triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất, chiếm 76%, tiếp theo là mệt mỏi (47,4%), đau cơ (47,4%), nhức đầu (42,1%) và đau khớp (39,5%).

Nhìn chung, những người lớn tuổi ít bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ từ mũi tiêm của Moderna hơn những người từ 18 đến 64 tuổi. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo trong thời gian thu thập dữ liệu.

Các loại vacxin có tác dụng trong bao lâu

Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc-xin COVID mũi tăng cường 

Có thể thấy rằng, việc tiêm phòng liều vắc-xin thứ 3 là cần thiết, nhất là đối với các đối tượng cao tuổi hoặc làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao. Việc tiêm đủ các liều vắc-xin giúp bảo vệ sức khoẻ của không chỉ chúng ta và những người thân yêu mà còn chung tay với cộng đồng, giúp thế giới nhanh chóng vượt qua được đại dịch COVID-19 .

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế Việt Nam chưa có khuyến cáo về tiêm vắc-xin COVID-19 mũi thứ 3 tăng cường. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn về việc tiêm tăng cường mũi vắc-xin COVID-19.

Bệnh nhân ung thư cần tư vấn về tiêm vắc-xin COVID-19 mũi thứ 3 tăng cường xin liên hệ Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, số 1 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 02462784163.

Website: http://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Fan page: https://www.facebook.com/xatri108.

Người viêt bài: Thạc sỹ, Kỹ sư Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện TƯQĐ 108

Nguồn: https://www.health.gov.on.ca/en/pro/programs/publichealth/coronavirus/docs/vaccine/COVID-19_vaccine_third_dose_recommendations.pdf

https://www.health.gov.au/initiatives-and-programs/covid-19-vaccines/getting-your-vaccination/booster-doses

https://www.aarp.org/health/conditions-treatments/info-2021/booster-shot-side-effects.html

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/booster-shot.html

Cập nhật: 11:22 - 29/12/2021 | Lần xem: 70795

1. Ai cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19?

Nếu bạn thuộc nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đủ khả năng phòng COVID-19 dù đã tiêm chủng đủ liều vắc-xin cơ bảnNgười có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, một liều vắc-xin bổ sung có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại COVID-19Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung này có thể giúp bạn có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.Ngoài ra nếu bạn đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V thì bạn cũng cần tiêm bổ sung vắc xin COVID-19.

Lưu ý: Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

2. Loại vắc xin tiêm bổ sung là loại nào?

Bạn sẽ được tiêm loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản bạn đã tiêm hoặc vắc xin mRNA. 

3. Khoảng cách tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 là bao lâu?

Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

4. Ai cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19?

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin. Việc tiêm liều nhắc lại nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.

5. Ai thuộc nhóm người cần tiêm nhắc lại hay không?

Bạn thuộc nhóm cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện sau:Từ 18 tuồi trở lên; Đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; Đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng

6. Loại vắc xin được tiêm nhắc lại là loại nào?

Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; 

Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi-rút (vắc-xin Astrazeneca).

7. Vắc-xin nào được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại có an toàn không

Vắc-xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm: AstraZeneca;SputnikV; COVID-19 Vaccine Janssen; Moderna; Pfizer-BioNTech; Vero Cell (Sinopharm); Hayat - Vax;Abdala;Covaxin.

8. Sau khi mắc COVID-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

Đối với những người đã mắc COVID-19 thì có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt (kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại).

9. Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Vắc-xin phòng COVID-19 chống chỉ định tiêm đối vớinhững người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

10. Trường hợp nào tạm hoãn tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.

11. Làm thế nào để đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc nhắc lại?

Nếu bạn đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.

Nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi bạn học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.

Ngoài ra người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ thì có thể thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố, Ấp hoặc Ủy ban nhân dân phường/xã/thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vắc-xin.

12. Thành phố có đủ vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại?

Hiện nay nguồn cung vắc xin đảm bảo đủ để tiêm cho người dân Thành phố nên bạn yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm.

Tải file PDF tại đây

Lệ Thu, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM