Virus hiv sống được bao lâu ở môi trường ngoài

Virus hiv sống được bao lâu ở môi trường ngoài
Môi trường thích hợp nhất với virus HIV là máu người

Chào bạn,

Virus HIV cũng như bao nhiêu loại virus khác đều rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường. Môi trường thích hợp nhất với virus HIV là máu người. Trong các môi trường khác thì virus cũng tồn tại được nhưng chỉ trong 1 thời gian nhất định.

1/ Virus HIV tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ trong không quá ... 5 phút

2/HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS trong 24 giờ.

3/ Với máu của người có HIV rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus chỉ tồn tại được trong 30 phút. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h - 1 tuần

4/ Trong môi trường nước: virus HIV không tồn tại lâu được trong môi trường nước, môi trường nước đun sôi kéo dài trong 20 phút cũng tiêu diệt được HIV.

Khi đã ngoài thời gian sống còn của virus, thì virus sẽ chết đi và không còn khả năng lây nhiễm, nhưng mà khi đó nạn nhân sẽ gặp nguy cơ với các chủng vi khuẩn khác, như uốn ván.

Đây là lầm tưởng về HIV/AIDS phổ biến nhất trong xã hội. HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Điều trị HIV có thể giúp người nhiễm sống khỏe mạnh trong nhiều thập kỉ, tránh bệnh diễn tiến sang gia đoạn cuối, AIDS.

Vậy nhiễm HIV sống được bao lâu? Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống đỡ các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ chết vì các bệnh cơ hội này.

2. Tôi không sử dụng ma túy hay quan hệ tình dục bừa bãi. Tôi không thể nào nhiễm HIV/AIDS

Đừng để lầm tưởng về HIV/AIDS này phá hoại cuộc đời bạn và người thân. Người sử dụng chung bơm, kim tiêm khi tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao mắc HIV/AIDS.

Tuy nhiên, HIV có thể lây truyền qua 3 đường chính là quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, từ mẹ sang con và đường máu.

Việc hiểu rõ về cách thức HIV/AIDS lây nhiễm giúp chúng ta có thái độ đúng với người nhiễm HIV, tránh việc kỳ thị. Hơn ai hết, người nhiễm HIV rất cần sự cảm thông từ cộng đồng để họ giữ được tinh thần lạc quan, kiên trì theo đuổi điều trị, sống khỏe và sống có ích.

Theo Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, năm 2015 đã có 10.195 ca nhiễm mới HIV, 6.130 bệnh nhân HIV chuyển sang AIDS, 2.130 bệnh nhân AIDS tử vong. Tính đến cuối năm 2015, cả nước hiện có tổng cộng 227.154 người nhiễm HIV và khoảng 254.000 người nhiễm HIV chưa được phát hiện. Những con số này cho thấy, dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong kiểm soát và ngăn ngừa căn bệnh này, việc đẩy lùi HIV/AIDS luôn cần sự quan tâm và nhận thức đầy đủ từ cồng đồng.

3. Nếu tôi và bạn tình đều nhiễm HIV, cứ thoải mái quan hệ

Việc cả hai đều nhiễm HIV/AIDS không có nghĩa là bạn vô tư không phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Luôn sử dụng bao cao su trong mọi kiểu quan hệ tình dục có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Những bệnh này cộng hưởng với HIV/AIDS khiến bệnh nặng hơn và virus HIV cũng khó kiểm soát hơn. Quan hệ tình dục an toàn cũng rất quan trọng để tránh lây nhiễm chéo các chủng HIV kháng thuốc cho nhau, gây nhiều khó khăn rắc rối cho việc điều trị HIV/AIDS.

Bạn hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV của mình cho bạn tình ngay cả khi bản thân khỏe mạnh. Đừng để lầm tưởng về HIV/AIDS này đánh mất đi nỗ lực điều trị HIV của bạn và đối tác của mình.

4. Bố hoặc mẹ dương tính với HIV/AIDS, con sinh ra chắc chắn nhiễm HIV

Để con an toàn, không bị lây nhiễm HIV/AIDS, điều đầu tiên là cha và mẹ cần giữ tải lượng virus HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện trong ít nhất 6 tháng – 1 năm trước khi thụ thai. Trường hợp người cha nhiễm HIV, rửa sạch tinh trùng và thụ tinh trong ống nghiệm là những kỹ thuật cao có thể được cân nhắc để giảm đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm HIV cho đứa con (và cho người mẹ nếu không nhiễm HIV).

Mẹ nhiễm HIV cần giữ tải lượng virus dưới mức phát hiện trong suốt quá trình mang thai, sinh con và cho con bú. Con sẽ được điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV từ 4 – 6 tuần hoặc lâu hơn ngay sau khi sinh. Em bé có thể uống sữa công thức hoàn toàn thay vì sữa mẹ để ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua sữa mẹ. Những biện pháp này có thể giảm khả năng con nhiễm HIV xuống 0.4% và thấp hơn.

Sau khi rời khỏi cơ thể, HIV chỉ có thể hoạt động và có khả năng lây truyền trong một thời gian rất ngắn, trừ khi ở trong môi trường lý tưởng.

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi vào cơ thể, virus này sẽ khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Mặc dù hầu hết chúng ta đều đã từng nghe nói về HIV/AIDS nhưng nhiều người còn chưa hiểu đúng về thời gian mà HIV có thể sống ở bên ngoài cơ thể.

Trên thực tế, một khi ra khỏi cơ thể thì virus này không tồn tại được lâu, từ khi ở trong môi trường lý tưởng.

HIV là một loại virus nguy hiểm mà cơ thể không thể tự tiêu diệt và rất dễ lây lan ra môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, sau đó nó sẽ nhanh chóng không còn hoạt động (bất hoạt) hoặc bị chết. Một khi đã bất hoạt thì HIV sẽ không thể hoạt động trở lại được nữa.

HIV lây truyền như thế nào?

HIV lây truyền qua máu và các chất dịch cơ thể khác, gồm có tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ.

Sự lây truyền có thể xảy ra khi quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm, lây từ mẹ sang con, tiếp xúc vết thương hở hoặc dùng chung vật dụng có dính máu của người nhiễm HIV,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể gồm có:

  • Nhiệt độ: HIV vẫn có thể sống và hoạt động khi ở trong môi trường lạnh nhưng sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao.
  • Ánh sáng mặt trời: tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ phá hủy virus và khiến chúng không còn khả năng sinh sản.
  • Số lượng virus trong chất dịch: nói chung, số lượng HIV trong chất dịch càng cao thì thời gian để tất cả chúng trở nên bất hoạt sẽ càng lâu.
  • Mức độ axit: HIV tồn tại tốt nhất trong môi trường có độ pH ở mức 7 và không thể hoạt động trong môi trường có tính axit, cho dù chỉ rất nhẹ.
  • Độ ẩm môi trường: sấy khô cũng sẽ làm cho virus bất hoạt.

Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số này không ở mức lý tưởng thì thời gian tồn tại của HIV sẽ giảm đi.

Thời gian tồn tại ngoài môi trường

HIV không thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường hay nói cách khác là bên ngoài cơ thể. Khi chất dịch rời khỏi cơ thể và tiếp xúc với không khí thì sẽ nhanh chóng khô lại. Lúc này, virus sẽ không còn hoạt động được nữa. Một khi không hoạt động, HIV sẽ chết và không còn khả năng lây truyền.

Một số nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi tồn tại ở nồng độ cao hơn nhiều so với nồng độ thường thấy trong chất dịch cơ thể và máu của những người nhiễm HIV thì 90 đến 99% virus sẽ không còn hoạt động chỉ trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với không khí.

Vì vậy, bạn sẽ không thể bị nhiễm HIV từ các bề mặt, chẳng hạn như bệ xí trong nhà vệ sinh. Cho đến nay chưa từng có trường hợp nào lây truyền HIV qua con đường này.

Thời gian tồn tại trong tinh trùng ngoài cơ thể

Tinh dịch hay dịch tiết âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ cũng không thể bảo vệ HIV và giúp virus tồn tại lâu hơn bên ngoài cơ thể. Ngay sau khi chất dịch chứa HIV ra khỏi cơ thể và tiếp xúc với không khí thì sẽ bắt đầu khô và virus trở nên bất hoạt.

Thời gian tồn tại trong máu ngoài cơ thể

Ở bên ngoài cơ thể, HIV trong máu có thể hoạt động trong vài ngày, ngay cả khi máu đã khô. Tuy nhiên, số lượng virus thường chỉ rất ít và khả năng lây truyền bệnh là không cao.

Thời gian tồn tại của HIV bên trong ống tiêm sẽ lâu hơn. Sau khi được sử dụng bởi người có tải lượng virus cao, lượng HIV trong ống tiêm sẽ đủ để lây truyền sang người khác. Vì nằm trong ống tiêm nên máu không tiếp xúc với không khí như trên các bề mặt khác.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khi nhiệt độ và các yếu tố khác ở mức lý tưởng, HIV có thể tồn tại lên đến 42 ngày trong ống tiêm nhưng điều này chủ yếu chỉ xảy ra ở nhiệt độ thấp (4 độ C) trong tủ bảo quản.

Khi ở nhiệt độ phòng, HIV có thể sống được đến 21 ngày và có thể tồn tại đến 7 ngày ở nhiệt độ cao hơn.

Thời gian tồn tại trong môi trường nước

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng sau 1 đến 2 tiếng ngâm trong nước máy, chỉ có 10% HIV còn hoạt động. Sau 8 tiếng, tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 0.1%. Điều này cho thấy rằng HIV không tồn tại được lâu khi tiếp xúc với nước.

Tóm tắt bài viết

Sau khi rời khỏi cơ thể, HIV chỉ có thể hoạt động và có khả năng lây truyền trong một thời gian rất ngắn, trừ khi ở trong môi trường lý tưởng.

Do có nhiều thông tin không chính xác về nguy cơ lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với chất dịch có virus trên các bề mặt, trong không khí hoặc trong nước, CDC đã đưa ra khẳng định HIV không thể lây truyền qua những con đường này.

Trên thực tế, ngoại trừ dùng chung bơm kim tiêm, chưa từng có trường hợp nào được ghi nhận bị nhiễm HIV do tiếp xúc thông thường với chất dịch bị nhiễm bệnh ở ngoài môi trường.