Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Cấu tạo giải phẫu của xương chũm

Xương chũm là một bộ phận cấu thành của tai giữa. Xương chũm là loại xương xốp, chứa nhiều thông bào trong đó có một thông bào lớn nhất được gọi là sào bào, đây là nơi hòm tai thông với xương chũm, điều này giải thích viêm xương chũm được bắt nguồn từ viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hoặc do sức đề kháng của cơ thể quá yếu trong trường hợp sau khi người mắc bệnh sởi, cúm..., trẻ suy dinh dưỡng, độc tính của vi khuẩn quá mạnh.

Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào - tai giữa. Quy trình viêm kéo dài không quá 3 tháng, khác với phản ứng xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa gây nên, phản ứng xương chũm này chỉ kéo dài 5-7 ngày là khỏi. Bệnh tích chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương, các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi xương bị chết từng khối và biến thành xương mục rồi từ đây gây ra nhiều biến chứng. Viêm xương chũm được chia làm hai loại là viêm tai xương chũm cấp tính và viêm tai xương chũm mạn tính.

Viêm tai xương chũm cấp tính

Viêm tai xương chũm cấp tính thường xuất hiện sau viêm tai giữa. Bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp trước đó khoảng 3 tuần, các triệu chứng sốt, đau tai, nghe kém đang giảm dần đột nhiên lại sốt cao trở lại với nhiệt độ 39-40oC, có thể có phản ứng màng não như mê sảng, co giật. Đau sâu trong tai, đau theo nhịp mạch đập và đau phần xương chũm phía sau tai. Ấn trên bề mặt của xương chũm có phản ứng đau rõ rệt. Chảy mủ tai tăng lên hoặc ít đi do bị bít tắc dẫn lưu mủ, mủ thối. Nghe kém tăng lên, có thể kèm theo ù tai và chóng mặt. Đôi khi mủ phá vỡ các lớp bảo vệ xung quanh, chảy ra các tổ chức bên ngoài tai gây ra viêm tai xương chũm xuất ngoại như dấu hiệu sưng phồng ở trước trên nắp bình tai, sưng phồng ở phía sau tai, vành tai bị đẩy ra phía trước, mất nếp sau tai, mủ chảy xuống vùng cổ dọc theo cơ cổ ức đòn chũm làm sưng tấy vùng cổ, quay cổ khó khăn, mủ có thể phá vỡ cả da vùng này và tạo nên những lỗ rò.

Lúc này thầy thuốc khám tai sẽ thấy dấu hiệu xóa thành sau trên ống tai, làm xét nghiệm máu, thấy bạch cầu trong máu tăng cao chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Hình ảnh trên phim X-quang thấy các vách ngăn tế bào xương chũm bị phá hủy, toàn bộ xương chũm mờ. Trước kia đã chẩn đoán là viêm tai xương chũm cấp tính thì phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật khoét rộng xương chũm kết hợp điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân cùng với chống viêm. Ngày nay, với thế hệ kháng sinh đa dạng và hiệu quả, một số trường hợp viêm tai xương chũm có thể điều trị nội khoa bằng thuốc tiêm sau khi đã trích rạch mở rộng lỗ dẫn lưu ở màng nhĩ có sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng.

Cách phòng bệnh duy nhất là phải điều trị viêm mũi họng thật tốt khi trẻ bị nhiễm bệnh, nếu không may đã bị biến chứng viêm tai giữa phải đến ngay thầy thuốc tai mũi họng để khám và điều trị.

Viêm tai xương chũm mạn tính

Viêm tai xương chũm mạn tính được xác định khi quá trình chảy mủ tai thối kéo dài trên 3 tháng.

Bệnh nhân thường kêu nhức nặng đầu phía bên tai bệnh, đau âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát. Mủ tai thường thối hoặc thối khẳn như cóc chết - đây là dấu hiệu nguy hiểm báo cho ta biết trong tai có chứa chất cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ. Khám tai thấy có lỗ thủng rộng, sát xương, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy lỗ thủng bẩn. Đo sức nghe thấy sức nghe bên tại bệnh giảm, tuy nhiên mức độ thiếu hụt sức nghe phụ thuộc vào mức độ bệnh. Bệnh lý viêm tai xương chũm mạn tính nên phẫu thuật sớm để bảo tồn sức nghe và tránh viêm nhiễm tái phát.

Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm các xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt, áp-xe cổ hay áp-xe quanh họng rất nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân gây tử vong tại khoa cấp cứu tai mũi họng.

Thạc sĩ Phạm Bích Đào

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì
Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Tìm hiểu chung

Viêm tai xương chũm là bệnh gì?

Viêm xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Bệnh có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe. Đây là bệnh tai mũi họng khá phổ biến và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tử vong.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai xương chũm?

Các triệu chứng của viêm tai xương chũm có thể bao gồm:

  • Tai có mủ;
  • Đau tai hoặc cảm thấy khó chịu;
  • Sốt cao đột ngột;
  • Đau đầu;
  • Giảm khả năng nghe hoặc mất thính giác;
  • Tai hoặc vùng sau tai bị sưng, đỏ tấy.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng trên kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn tham khảo bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Viêm tai xương chũm xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Haemphilus influenza, Staphylococcus hoặc Streptococcus;
  • Đã từng bị viêm tai giữa nhưng không được điều trị kịp thời hoặc đúng đắn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm tai xương chũm?

Tất cả mọi người đều có khả năng bị viêm tai xương chũm. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở những trẻ từ 6-13 tháng tuổi hoặc ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm tai xương chũm?

Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin để xác định những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tai xương chũm. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm tai xương chũm?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên cơ sở tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể lấy mẫu thử từ dịch tai để xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu chụp X-quang, CT hoặc MRI khi cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tai xương chũm?

Việc điều trị có thể gặp khó khăn bởi vì thuốc khó có thể thấm đủ sâu vào xương chũm, thế nên bạn cần phải kiên trì điều trị. Trường hợp bệnh nặng hơn cần tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh vào mạch máu và sau đó mới dùng thuốc uống. Điều trị bằng thuốc kháng sinh phải liên tục trong ít nhất 2 tuần. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn xương chũm có thể được tiến hành nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. Ngoài ra còn có các phương pháp phẫu thuật khác như phẫu thuật loại bỏ tế bào xương chũm và cắt bỏ, chỉnh sửa xương chũm.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm tai xương chũm:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Giữ tai sạch sẽ và khô ráo. Có thể nhét bông gòn vào tai để hút chất dịch.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Viêm tai xương chũm có nguy hiểm?

Ngày đăng: 02/08/2017

Viêm tai xương chũm là một bệnh lý của tai giữa, khi vi khuẩn tấn công qua lớp niêm mạc hòm tai và các thông bào xương chũm, bệnh diễn biến thành viêm xương chũm hoặc với một số trường hợp, do độc tố của vi khuẩn quá mạnh hoặc ở trẻ suy dinh dưỡng, quá trình viêm không ở tai giữa mà tiến thẳng vào xương chũm. Trong thời đại kháng sinh phát triển, bệnh viêm tai xương chũm và biến chứng của nó ít gặp so với thập niên 70-80, chỉ chiếm khoảng 0,1% các cấp cứu tai mũi họng.

Viêm tai xương chũm là bệnh lý hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tích tổn thương tìm thấy ở xương chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương làm các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá vỡ dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi có những khối xương mục. Lớp vỏ ngoài của xương có thể bị thủng và mủ chảy ra ngoài ngay dưới da hoặc có thể đổ vào nội sọ gây những biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai xương chũm nhìn bên ngoài.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện điển hình hay gặp trên lâm sàng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đang được chẩn đoán là viêm mũi họng và viêm tai, đang có tiến triển giảm dần đột nhiên sốt cao tăng trở lại, có thể có triệu chứng màng não như nôn, co giật, cứng gáy. Tại tai: mủ trở nên đặc và nhiều thêm, đau tai tăng, lan xuống cổ và nửa bên đầu. Nghe kém dần. Màng nhĩ đỏ trở lại. Da trên bề mặt xương chũm sưng, đỏ, ấn đau.

Viêm tai xương chũm cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng hoặc trở thành viêm tai xương chũm mạn tính.

Viêm tai xương chũm gây biến chứng gì?

Một trong các mối nguy hiểm của viêm tai xương chũm mạn tính là viêm tai xương chũm hồi viêm. Đây là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính, tuy nhiên, loại này ẩn chứa những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh (viêm màng não, áp-xe não, viêm tĩnh mạch bên…) nên được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm, đây là một trong những cấp cứu của chuyên khoa tai mũi họng. Xương chũm hay bị viêm và gây biến chứng là xương chũm có một chất gọi là cholesteatoma hoặc xương chũm có cấu tạo quá thông bào. Cholesteatoma là một khối có khả năng ăn mòn xương, chiếm 70% các nguyên nhân gây biến chứng nội sọ… Vi khuẩn gây bệnh viêm xương chũm hay gặp là tụ cầu. Viêm xương chũm thường gặp ở những trẻ bị thể trạng suy yếu như sau các nhiễm khuẩn lây truyền như sởi, sốt xuất huyết, quai bị, bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS.

Biểu hiện của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ em. Tiền sử chảy mủ tai thối, nghe kém tăng rõ rệt. Sốt cao kéo dài, dùng thuốc hạ nhiệt không hiệu quả, thể trạng nhiễm khuẩn nặng. Chóng mặt, ù tai rõ rệt.

Soi tai: ống tai ngoài nhiều mủ thối, có vảy óng ánh khi có cholesteatoma, màng tai thủng rộng, không đều, sát thành xương, da thành sau ống tai ngoài bong ra làm cho thành sau ống tai như sập xuống, che lấp một phần màng tai (nhĩ). Viêm tai xương chũm xuất ngoại: sau tai (rãnh sau tai mất, vành tai bị đẩy ra trước). Sưng vùng thái dương, vùng trán kèm theo phù nề mi mắt. Phần trên cơ ức đòn chũm đầy, phồng.

Một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ

Xét nghiệm máu: công thức máu bạch cầu cao. Người cao tuổi cần thử đường huyết; Xquang thường: để chẩn đoán viêm tai xương chũm, người ta thường sử dụng 2 phim: phim Schüller thấy toàn bộ xương chũm mờ đều, vách ngăn tế bào bị bào mòn, một số tế bào nhỏ ăn thông với nhau hoặc biến thành những đám mờ hoặc ổ tiêu xương (nếu có cholesteatoma). Phim Chausse III có thể thấy tiêu hủy xương con, rò ống bán khuyên ngoài, mất cựa sau trên nhĩ; Chụp cắt lớp vi tính tai: xác định chính xác tình trạng viêm của tai và xương chũm một cách chính xác nhất. Thính lực đồ biểu hiện điếc dẫn truyền, tiếp nhận hoặc hỗn hợp tùy theo tình trạng và mức độ tổn thương của bệnh.

Để chẩn đoán bệnh, người ta dựa vào các dấu hiệu lâm sàng gợi ý và các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ như đã trình bày ở trên.

Xử trí thế nào?

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm nếu không được xử trí đúng sẽ đưa đến viêm tai xương chũm xuất ngoại và các biến chứng. Vì vậy, việc cơ bản là phát hiện sớm và điều trị đúng: trên bệnh nhân chảy mủ tai xuất hiện sốt, đau tai, nhức đầu, cần khám và xác định xem có viêm xương chũm hay không? Phẫu thuật chữa viêm hoặc biến chứng (nếu có) và điều trị nội khoa sau phẫu thuật. Điều trị nội khoa: dùng kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau. Tránh để biến chứng viêm tai và điều trị triệt để, đúng phác đồ bệnh lý tai khi đã bị viêm.

(theo suckhoedoisong.vn)

Lần xem: 4598

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì
Go top

Bài viết khác

  • Những thực phẩm cho sức khỏe đôi mắt. ( 30/10/2020)
  • Hãy quan tâm và bảo vệ thị giác của bạn nhiều hơn. ( 05/11/2019)
  • Bảo vệ mắt khi trời nắng nóng. ( 21/06/2019)
  • Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh Glôcôm ( 28/03/2019)
  • Dấu hiệu và cách phòng ngừa ung thư da vào mùa hè ( 25/03/2019)

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Tin nổi bật

  • Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

    Bảng phân trực các khoa Lâm sàng (từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 2022...

  • Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

    Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - chuyên khoa - các khoa CLS (từ...

  • Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

    Hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống tăng huyết áp 2022.

  • Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

    Bệnh tăng huyết áp: Cách kiểm soát, phòng tránh và điều trị bệnh.

  • Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

    Thư mời báo giá lựa chọn nhà thầu gói thầu mua một số vật tư chi mất đi hết số l...

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì

Viêm tai xương chũm mạn tính là gì