Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non như the nào

Phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở tỉnh Thanh Hóa và năng lực quản lý của mỗi cấp chính quyền địa phương; đảm bảo vai trò của đạo của ngân sách cấp tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN cho giáo dục. Giai đoạn 2011-2017, phân cấp nhiệm vụ chi NSĐP cho GDCL tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 167/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 [37] và Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 [38] của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể như sau:

Đối với chi đầu tư phát triển

Ngân sách cấp tỉnh thực hiện chi đầu tư xây dựng  các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do tỉnh quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục, bao gồm: các trường THPT, phổ thông 02 cấp học; trường DTNT tỉnh; trung tâm GDTX thuộc tỉnh quản lý và các cơ sở giáo dục khác theo quy định.

Ngân sách cấp huyện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý theo phân cấp đầu tư XDCB hiện hành thuộc lĩnh vực giáo dục: các trường mầm non công lập, trường tiểu học, THCS.

Ngân sách cấp xã thực hiện hỗ trợ sửa chữa các  công trình do cấp trên đầu tư: hỗ trợ đầu tư sửa chữa các trường mầm non, trường tiểu học, THCS.

Đối với chi thường xuyên

Ngân sách cấp tỉnh chi cho giáo dục phổ thông trung học, trường phổ thông 02 cấp học, trường DTNT tỉnh và các hoạt động giáo dục khác do cấp tỉnh quản lý.

Ngân sách cấp huyện chi cho giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; trung tâm GDTX do huyện quản lý.

Ngân sách cấp xã hỗ trợ hoạt động nhà trẻ, mẫu giáo; hỗ trợ các trường THCS, trường tiểu học; hỗ trợ trung tâm học tập cộng đồng; hội khuyến học.

Trên cơ sở cơ chế phân cấp đó, các cấp ngân sách căn cứ vào nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với cơ chế phân cấp quản lý về giáo dục để phân bổ nguồn lực ngân sách cấp mình. Phân cấp chi NSĐP cho GDCL cho ngân sách các cấp ở tỉnh Thanh Hóa như ở Bảng 2.3

Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non như the nào

Chi NSĐP cho GDCL tập trung chủ yếu ở ngân sách huyện, thị xã, thành phố. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện ở địa phương. Chi ĐTPT tập trung từ 88-97%, chi thường xuyên tập trung tư 83-88% ở ngân sách huyện. Kết quả hoạt động của ngành giáo dục trong giai đoạn vừa qua cho thấy phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL đã góp phần đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu của ngành giáo dục các huyện, thị xã, thành phố và toàn tỉnh. Giai đoạn 2011-2017, cơ bản hoàn thành mục tiêu về duy trì tỷ lệ trẻ đến trường ở các cấp học. Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đạt 100%, THCS đạt khoảng 95%, THPT đạt từ 60-69%. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở các cấp học cũng cơ bản đạt mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn. Trong đó, tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt trên 98%; cấp THCS đạt từ 93-97%; cấp THPT đạt khoảng 60% (riêng năm học 2016-2017 đạt 85%). Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào tháng 4/2015; Kết phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi được duy trì và giữ vững.

Với cơ chế phân cấp này, nhiệm vụ chi của các cấp NSĐP cho GDCL đã khá rõ ràng. Đa số các cán bộ quản lý tài chính giáo dục tại các đơn vị, địa phương được phỏng vấn đều cho rằng, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi hiện hay đã rõ ràng, minh bạch, nhiệm vụ của các cấp ngân sách được xác định rõ. Sở Tài chính, Sở GD&ĐT là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh Thanh Hóa trong quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh ngành giáo dục. Phòng Tài chính kế hoạch, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố là cơ quan giúp việc cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chi ngân sách huyện cho các trường mầm non, tiểu học, THCS, và các cơ sở giáo dục khác thuộc huyện quản lý.

Phân cấp mạnh mẽ nguồn lực tạo tính chủ động cho chính quyền cấp dưới trong khâu lập kế hoạch phát triển giáo dục nói riêng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Nhiệm vụ chi được giao cụ thể cho các cấp đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải chủ động sắp xếp, bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao và tăng cường tính trách nhiệm của chính quyền cấp dưới (huyện, thị xã, thành phố) đối với sự phát triển của giáo dục mầm non, tiểu học, THCS.

Cơ chế phân cấp như vậy giảm tải khối lượng công việc cho Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT chỉ phối hợp với Sở Tài chính trong việc xây dựng dự toán và quyết toán chi ngân sách cấp tỉnh cho các trường THPT và các cơ sở giáo dục thuộc cấp tỉnh quản lý. Do đó, chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước về chuyên môn đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, cơ chế phân cấp như hiện nay dẫn đến tình trạng không có cơ quan tổng hợp để theo dõi, rà soát, sắp xếp và xác định thứ tự ưu tiên theo mục tiêu phát triển ngành trong từng giai đoạn, từ đó, dẫn đến tình trạng phân tán nguồn lực, hiệu quả thực hiện các mục tiêu không cao. Mặc dù chi thường xuyên được phân cấp mạnh mẽ và ưu tiên nguồn lực thông qua bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện nhưng chủ yếu các khoản chi ĐTPT cho lĩnh vực giáo dục ở các huyện, thị xã, thành phố lại từ khai thác nguồn thu sử dụng đất. Trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất lớn, đa số các địa phương còn nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách tỉnh và nguồn thu sử dụng đất còn hạn chế và không ổn định nên các huyện, thị xã, thành phố không đảm bảo được kinh phí đáp ứng nhu cầu ĐTPT để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập do cấp huyện quản lý. Nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn các huyện thường dựa vào nguồn kinh phí thực hiện các chương trình của Trung ương và của tỉnh (Chương trình mục tiêu giáo dục; Kiên cố hóa trường lớp học; Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT; Mở rộng, nâng cấp khu nhà ở nội trú cho học sinh trường THCS và THPT các huyện miền núi cao) và các nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện một số dự án nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất các trường theo đề nghị của các huyện, thị xã, thành phố. Như vậy, các dự án đầu tư cơ sở vật chất trên địa bàn các huyện có thể được thực hiện từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, do nhiều cơ quan làm chủ chương trình.

Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý ngành giáo dục ở địa phương nhưng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở tài chính trong phân bổ nguồn lực cho giáo dục thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh. Đối với các nguồn lực phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố, sau khi phân cấp, Sở GD&ĐT không có ảnh hưởng gì đến chi tiêu ngân sách cho giáo dục ở các địa phương. Do đó, họ nắm được rất ít thông tin về đầu tư cho giáo dục ở địa phương và gặp khó khăn trong thực hiện trách nhiệm giải trình trước HĐND cấp tỉnh và trước nhân dân trong việc sử dụng nguồn lực NSĐP đầu tư cho GDCL.

Thẩm quyền ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách ở địa phương rất hạn chế và tập trung ở chính quyền cấp tỉnh.

Luật NSNN 2015 quy định HĐND các cấp quyết định dự toán chi NSĐP, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi NSĐP cấp dưới, chi tiết theo chi ĐTPT, chi thường xuyên, … (trong chi ĐTPT và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ); quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP…. Ngoài các quyền hạn đó, HĐND cấp tỉnh còn có quyền quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phương; quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách ở địa phương theo quy định khung của Chính phủ hay quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương. HĐND cấp dưới ở địa phương (cấp huyện, xã) chỉ có thẩm quyền tổ chức thực hiện.

 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ

I. Vị trí và chức năng

1. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo Quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục, phân luồng, hướng nghiệp học sinh tại địa phương phù hợp với chiến lược phát triển ngành giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Dự thảo Quyết định quy định khung hoặc mức thu học phí hằng năm đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật;

2. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển giáo dục trên địa bàn theo quy định; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực giáo dục;

b) Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục;

đ) Phương án tích hợp nội dung về mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch và các quy định có liên quan;

e) Kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được phân công trên phạm vi địa bàn tỉnh; các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền;

g) Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;

h) Phê duyệt phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:

a) Thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình trường đối với cơ sở giáo dục: trường trung cấp sư phạm, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và cấp huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài (trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị thành lập) và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định;

b) Thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục trực thuộc tỉnh; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn chức danh và thủ tục do pháp luật quy định;

c) Ban hành quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công;

d) Khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục.

4. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các nội dung khác về giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi, cấp, thu hồi văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

6. Quản lý về chuyên môn đối với việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của các trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cấp huyện theo quy định.

7. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông, các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn (trừ các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học, trường cao đẳng hoạt động trong khuôn viên của trường), cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (trừ cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); cấp, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục sư phạm trình độ trung cấp theo quy định.

8. Quyết định thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; quyết định công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức quản lý các đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh, thủ tục, phân cấp quy định.

9. Công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông trên địa bàn.

10. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định đình chỉ hoạt động đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

11. Phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp số lượng người làm việc hàng năm của các cơ sở giáo dục công lập trong kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.

12. Xây dựng dự toán ngân sách giáo dục, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; duyệt quyết toán, thông báo quyết toán năm và tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ sở giáo dục trực thuộc; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hằng năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc cấp, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn tỉnh.

13. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý nhà giáo và người học, thực hiện chính sách phát triển giáo dục thuộc phạm vi quản lý trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các cơ sở đại học; trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh theo phân cấp.

16. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và người có chức danh theo dõi giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

17. Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.

18. Tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.

19. Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về thống kê, công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

20. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP; Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, các quy định của pháp luật có liên quan.

21. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

III. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Sở:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc điều hành các hoạt động của Sở.

d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

- Văn phòng;

- Thanh tra;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học;

- Phòng Giáo dục Trung học - Thường xuyên;

- Phòng Quản lý chất lượng.

3. Các cơ sở giáo dục trực thuộc:

Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục sau: Trường trung học phổ thông; Trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổ thông; Trường trung học phổ thông Chuyên; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; Trung tâm ngoại ngữ, tin học (do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quyết định thành lập).

4. Biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ của các tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động.

Nguồn: Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 10/01/2022