Vì sao trong sự phát triển có tính thụt lùi

a) Khái niệm phát triển

 Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.

 Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

b) Tính chất của sự phát triển

 Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

 - Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan.

 - Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật. hiện tượng, song rnỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác... Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.

a)             Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, "... Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động"..., trong sự biển đổi của nó". Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, đòi hòi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó.

Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: "... Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng!' . V.I.Lênin cũng cho rằng: "Phép biện chứng đòi hòi nguời ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó".

Loigiaihay.com

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Cụm từ phát triển có lẽ đã không còn là khái niệm xa lạ với bất cứ ai. Tuy nhiên khi nhắc đến phát triển, vận không ít người không biết được phát triển là gì? Nguồn gốc của sự phát triển, từ đó dẫn đến việc nhiều người thường nhầm lần giữa phát triển và tăng trưởng.

Vậy trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến Phát triển là gì? Nguồn gốc của sự phát triển.

Phát triển là gì?

Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng nào đó trong Triết học Mác – Lenin.

Quá trình phát triển có thể diễn ra từ từ hoặc diễn ra nhanh chóng (hay còn gọi là nhảy vọt) để sinh ra những sự vật, hiện tượng mới thay thế cho những sự vật, hiện tượng cũ.

Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu).

Nguồn gốc của sự phát triển

Theo chủ nghĩa Mác – Lenin thì nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ “Mâu thuẫn”.

Như đã trình bày ở trên, quá trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng, mà Mâu thuẫn là nguồn gốc cúa sự vận động.

Từ xưa đến nay, Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Đến một thời điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới sẽ được hình thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thế bằng những sự vất, hiện tượng mới.

Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội.

Tính chất cử sự phát triển

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì sự phát triển gồm 4 tính chất sau đây:

+ Sự phát triển mang tính khách quan;

+ Sự phát triển mang tính phổ biến;

+ Sự phát triển có tính đa dạng và phong phú;

+ Sự phát triển có tính kế thừa.

Khuynh hướng của sự phát triển

Khuynh hướng của sự phát triển là sự vận động không ngừng của các sự vật, hiện tượng trong xã hội, từ đó dẫn đến sự thay đổi dần dần. Đến một thời điểm nào đó, cái mới ra đời sẽ thay thế cái cũ. Quá trình vận đồng này sẽ được lặp lại khi đạt đến một giới hạn phát triển nhất định nhưng ở mức độ cao hơn, đa dạng hơn.

Quan điểm phát triển

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau:

+ Khi xem xét bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, cần đặt chúng vào sự vận động, phát triển và sự chuyển hóa, biên đổi của chúng. Sự vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng diễn ra rất đa dạng phong phú và yheo những khuynh hướng khác nhau, trong đó thì phát triển vẫn được coi là xu hướng phát triển chính để thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

+ Sự vận động của sự vật, hiện trưởng trong thế giới khách quan để hình thành sự phát triển là một quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

+ Trong quá trình đó, sự vật, hiện tượng không chỉ có những biến đổi theo hướng đi lên mà có thể còn phát triển theo hướng thụt lùi.  Do vậy, quá trình nhận thức phải thấy rõ được tính chất quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.

+ Quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng phải luôn đổi mới, bổ sung và phát triển cho phù hợp với sự biến đổi của bản thân sự vật, hiện tượng.

Ví dụ về phát triển

Phát triển là một quá trình vận đông, diễn ra lâu dài và đa dạng, diễn ra đối với tất cả các sự vật, hiên tượng trong thế giới khách quan.

Ví dụ như Sự phát triển của các giống loài từ bậc thấp lên đến bậc cao; Sự thay thế lẫn nhau của các hình thức tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ chức xã hội Thị tộc, bộ lạc so khai đến những tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức xã hội là Bộ tộc, dân tộc. Quá trình thay thế của các tổ chức xã hội được diễn ra với mức độ ngày càng cao hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nội dung Phát triển là gì? Nguồn gốc của sự phát triển. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Phát triển là gì? Nguồn gốc của sự phát triển, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ đề