Vốn pháp định là gì Công nghệ 10

Vốn là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để thành lập và phát triển doanh nghiệp. Trong các loại vốn thành lập công ty có vốn điều lệ và vốn pháp định. Vốn điều lệ nghe có vẻ quen thuộc hơn, là một yếu tố mà mọi doanh nghiệp cần phải có để thành lập nên doanh nghiệp. Vậy còn vốn pháp định là gì? Làm sao để phân biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Hãy cùng Apolo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vốn pháp định là gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Đến Luật Doanh nghiệp 2020 thì không còn quy định cụ thể nào về vốn pháp định nữa, mà chỉ được ghi nhận trong một số văn bản luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hình thức kinh doanh mang rủi ro cao. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.

2. Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định?

Một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu vốn tối thiểu được quy định trong một số luật và văn bản dưới luật sau:

  • Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng (CSPL: Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP)
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành: từ 100–500 triệu đồng (CSPL: Nghị định 168/2017/NĐ-CP)
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (CSPL: Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP)
  • Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng (CSPL: Điều 05 Nghị định 29/2019 /NĐ-CP)
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng (CSPL:Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
  • Bán hàng đa cấp: 10 tỷ đồng (CSPL: Điều 7 Nghị định 40/2018/ NĐ-CP)
  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng (CSPL: Điều 03 Nghị định 76/2015 /NĐ-CP)
  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng (CSPL: Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP)
  • Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (CSPL: Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
  • Lĩnh vực tài chính, ngân hàng (CSPL: Nghị định 86/2019/NĐ-CP)
  • Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.
  • Công ty tài chính: 500 tỷ đồng; Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng; Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
  • Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn: 0,5 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Ngoài ra còn các ngành nghề khác yêu cầu mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

3. Ý nghĩa của vốn pháp định

Trong nền kinh tế hiện đại cùng với việc ngày càng đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể dễ dàng được thành lập với số vốn điều lệ ghi trên giấy phép kinh doanh có thể không đúng so với số vốn mà chủ doanh nghiệp thực có. Do vậy việc pháp luật quy định số vốn tối thiểu mà nghiệp phải có để thành lập và hoạt động kinh doanh với một số ngành nghề là cần thiết để đảm bảo an toàn và là điều kiện tiên quyết để có thể được thành lập và hoạt động doanh nghiệp một số lĩnh vực nhất định.

Những ngành mà pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định như kinh doanh bất động sản, kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng,… là những ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân. Do đó các doanh nghiệp phải chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để hoạt động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó quy định mức vốn pháp định cũng là để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đó.

  • Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
TIÊU CHÍVỐN ĐIỀU LỆVỐN PHÁP ĐỊNH
Khái niệmVốn điều lệ là số tiền (hoặc tài sản) mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
Cơ sở xác địnhKhi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ có thể thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệpVốn pháp định chỉ bắt buộc đối với một số ngành, nghề cụ thể Vốn pháp định của của công ty là cố định và trong quá trình hoạt động kinh doanh mức vốn doanh nghiệp sở hữu không được thấp hơn vốn pháp định.
Mức vốnPháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với vốn thực tế thì sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty Còn nếu vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng và đối tác khi giao dịch.Mức vốn pháp định là mức tối thiểu đối với một số ngành nghề kinh doanh cụ thể, ví dụ; – Ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu vốn pháp định 20 tỷ. – Kinh doanh dịch vụ đòi nợ yêu cầu vốn pháp định 2 tỷ đồng.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Apolo về vốn pháp định là gì? Ý nghĩa của việc pháp luật quy định vốn pháp định. Cùng việc đưa ra các tiêu chí để phân biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Hi vọng có thể giúp ích cho quý bạn đọc.

Với kinh nghiệm hơn 6 năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đã thành lập hơn 10000 công ty với đủ mọi loại hình và quy mô trên khắp TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận. Apolo sở hữu một đội ngũ chuyên viên trẻ, tận tâm, luôn nhiệt tình, nhanh chóng và chính xác trong các thủ tục. Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vốn điều lệ, vốn pháp định và các vấn đề khác trong quá trinh thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

APOLO – 0904448464

CHÚNG TÔI LUÔN Ở ĐÂY ĐỂ LẮNG NGHE BẠN!

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản.

Chứng khoán

[1][2]

  • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng
  • Tự doanh: 100 tỷ đồng
  • Quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ đồng
  • Bảo lãnh phát hành: 165 tỷ đồng
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng
  • Môi giới lao động, việc làm: 50 triệu đồng

Kinh doanh vàng

  • Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 tỷ đồng Việt Nam.

Kinh doanh bảo hiểm

  • Bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỷ đồng.
  • Bảo hiểm nhân thọ: 600 tỷ đồng.
  • Môi giới: 4 tỷ đồng.

Kinh doanh tiền tệ

Theo quy định của Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng vốn pháp định là 3.000 tỷ.

Kinh doanh Bất động sản

  • Kinh doanh Bất động sản: 20 tỷ đồng

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định VPĐ nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, VPĐ khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định VPĐ phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.

  • Công ty cổ phần: 70.000 Euro
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: 35.000 Euro.
  • Công ty cổ phần: 50.000 Euro
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: 25.000 Euro
  • Công ty cổ phần: 100.000 CHF
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: ít nhất 20.000 CHF nhiều nhất là 2 triệu CHF

  1. ^ Nghị định số 48/NĐ-CP của Chính phủ
  2. ^ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vốn_pháp_định&oldid=39592309”

Video liên quan

Chủ đề