Vì sao phóng thích adh tăng thải kali

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đái tháo nhạt là một căn bệnh mãn tính xảy ra do sự suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hóa nước của cơ thể, gây rối loạn cân bằng nước. Đây là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của bệnh nhân.

Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể, giúp kiểm soát nồng độ các chất điện giải, đặc biệt là Natri và Kali. Vì vậy, việc giữ cân bằng giữa lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra khỏi cơ thể là vô cùng quan trọng.

Cơ thể kiểm soát sự cân bằng nước qua 2 cách chính:

  • Làm bạn cảm thấy khát, thúc đẩy uống nước nhiều hơn;
  • Kiểm soát cân bằng nước thông qua hormone kháng lợi niệu ADH để kiểm soát lượng nước thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

ADH (còn có tên gọi là vasopressin) là hormone được tạo ra bởi vùng dưới đồi trong não. Sau đó, ADH được chuyển tới tuyến yên và được phóng thích vào máu. Sau khi vào máu, ADH tác động lên thận, khiến thận thải ít nước qua nước tiểu hơn (nước tiểu cô đặc hơn).

Nếu cơ thể mất nước, cảm giác khát sẽ thúc đẩy việc uống nước và ADH được tiết nhiều hơn để giảm lượng nước thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi cơ thể đã có quá nhiều nước, cảm giác khát sẽ biến mất, ADH sẽ được tiết ra ít hơn để làm tăng lượng nước thải ra ngoài qua nước tiểu (nước tiểu trở lên loãng hơn).

Vì sao phóng thích adh tăng thải kali

Sau khi vào máu, ADH tác động lên thận, khiến thận thải ít nước qua nước tiểu hơn

Đái tháo nhạt là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Thận của bệnh nhân không còn khả năng giữ nước, gây ra triệu chứng tiểu nhiều. Vì vậy, bệnh nhân sẽ trở nên khát nước, muốn uống nhiều nước hơn, nước tiểu loãng hơn. Nếu bị đái tháo nhạt, bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng mất nước. Khi đó, nồng độ Natri và Kali trong máu trở nên mất cân bằng, tăng cao.

Đái tháo nhạt là bệnh ít gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 1:25000 người. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu xảy ra ở người lớn. Hiện tượng đái tháo nhạt cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn phụ nữ mang thai.

Có 2 dạng đái tháo nhạt:

3.1 Đái tháo nhạt trung ương

Đái tháo nhạt trung ương còn được gọi là đái tháo nhạt do thần kinh, xảy ra khi vùng dưới đồi và tuyến yên bị tổn thương, làm giảm sản xuất và bài tiết ADH, giảm lượng ADH lưu hành trong máu. Vì ADH giúp thận cô đặc nước tiểu nên nếu lượng ADH tiết ra ít hơn thì nước tiểu thải ra khỏi cơ thể sẽ nhiều và loãng hơn.

Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Chấn thương đầu;
  • U lành tính hoặc u ác tính trong não hoặc tuyến yên;
  • Phẫu thuật não xung quanh tuyến yên hay vùng dưới đồi;
  • Mắc bệnh thiếu oxy não hoặc thiếu máu não nặng;
  • Đái tháo nhạt vô căn (các tế bào vùng dưới đồi bị tổn thương và dừng sản xuất ADH) do bệnh tự miễn gây ra;
  • Các bệnh nhiễm trùng: Viêm não và viêm màng não;
  • Gan nhiễm mỡ cấp ở người có thai;
  • Di truyền (hiếm gặp).

Nếu đái tháo nhạt trung ương do chấn thương đầu hoặc phẫu thuật não, tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, khoảng vài tuần.

3.2 Đái tháo nhạt do thận

Trong các trường hợp đái tháo nhạt do thận, ADH vẫn được não bài tiết bình thường nhưng thận kháng lại tác dụng của ADH. ADH không thể làm cho thận cô đặc nước tiểu, dẫn đến hiện tượng cơ thể thải ra lượng lớn nước tiểu bị pha loãng (đa niệu), bệnh nhân khát nước và uống nhiều nước (chứng uống nhiều).

Đái tháo nhạt do thận rất hiếm gặp. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính;
  • Sử dụng một số loại thuốc như lithium với liều lượng quá cao;
  • Do di truyền (rất hiếm).

  • Tiểu nhiều, 3 - 20 lít/ngày, có thể lên tới 40 lít/ngày;
  • Tiểu thường xuyên, thường cách nửa tiếng một lần trong cả ngày;
  • Thức dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu;
  • Cảm thấy khát dù uống nhiều nước, đặc biệt là nước lạnh;
  • Mất nước, nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không uống đủ nước để bù vào lượng nước bị mất qua nước tiểu. Triệu chứng của mất nước gồm đau đầu, khô miệng lưỡi, khô da, chóng mặt, choáng, chuột rút, lơ mơ, bất tỉnh;
  • Mệt mỏi và giảm tập trung do thiếu ngủ vì phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm;
  • Trẻ mắc đái tháo nhạt thường quấy khóc, khó dỗ, tiểu dầm vào ban đêm, tiểu không tự chủ vào ban ngày, chậm phát triển, chán ăn, thiếu cân và mệt mỏi.

Vì sao phóng thích adh tăng thải kali

Nồng độ Kali và Natri trong máu có thể tăng cao khi bị đái tháo nhạt

  • Khám lâm sàng: Dựa trên triệu chứng lâm sàng hoặc sau khi bệnh nhân vừa bị chấn thương đầu, trải qua một ca phẫu thuật não;
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nồng độ Kali và Natri trong máu có thể tăng cao khi bị đái tháo nhạt; lượng đường (glucose) trong máu và nước tiểu cần được kiểm tra để loại trừ đái tháo đường;
  • Nghiệm pháp nhịn nước: Bệnh nhân không được uống nước hay truyền dịch trong khoảng 6 - 8 giờ để đo lượng nước tiểu. Nếu cơ thể hoạt động bình thường, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống khi không uống nước trong một khoảng thời gian dài. Với người mắc bệnh đái tháo nhạt, lượng nước tiểu hầu như không thay đổi;
  • Nghiệm pháp sử dụng hormone kháng lợi niệu: Sau khi áp dụng nghiệm pháp nhịn nước, bệnh nhân được tiêm hoặc uống thuốc tương tự ADH. Với người mắc đái tháo nhạt trung ương, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống sau khi dùng thuốc vì thuốc đã thay thế lượng ADH đang thiếu trong cơ thể. Với trường hợp bị đái tháo nhạt do thận, lượng nước tiểu không thay đổi hoặc chỉ giảm một lượng rất ít;
  • Xét nghiệm khác: Được áp dụng để tìm nguyên nhân đái tháo nhạt. Chụp MRI não có thể được thực hiện để tìm tổn thương não và tuyến yên.

6.1 Điều trị đái tháo nhạt trung ương

Điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh: Nếu nguyên nhân gây đái tháo nhạt là xuất hiện khối u tại vùng hạ đồi hay tuyến yên, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp;

  • Kiểm soát lượng nước uống: Bệnh nhân mắc đái tháo nhạt nhẹ có thể uống đủ lượng nước để giải tỏa cơn khát và giữ nồng độ điện giải trong máu ổn định, kết hợp với theo dõi nồng độ điện giải trong máu;
  • Sử dụng Desmopressin: Có tác dụng tương tự như ADH, dùng qua đường nhỏ mũi, xịt mũi hoặc đường uống, dùng 1 - 3 lần/ngày theo liều lượng mà bác sĩ quyết định.

Các trường hợp đái tháo nhạt do chấn thương đầu hay phẫu thuật não chỉ cần điều trị trong vài tuần. Với những nguyên nhân khác, việc điều trị đái tháo nhạt có thể kéo dài đến suốt đời.

6.2 Điều trị đái tháo nhạt do thận

  • Đổi thuốc theo lời khuyên của bác sĩ nếu nguyên nhân đái tháo nhạt do thận là do tác dụng phụ của một vài loại thuốc như lithium;
  • Bệnh nhân đái tháo nhạt do thận mức độ nhẹ có thể uống thật nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Đồng thời, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn để giảm lượng nước tiểu như ăn ít muối, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đạm (thịt, cá, trứng,...);
  • Bệnh nhân đái tháo nhạt do thận mức độ nặng có thể điều trị bằng thuốc hydroclorothiazid để giảm lượng nước tiểu do thận thải ra.

Lưu ý

  • Bệnh nhân bị đái tháo nhạt kèm tiêu chảy, nôn ói cần uống nhiều nước để tránh mất nước;
  • Chú ý để không bị thừa nước khi uống nhiều nước hơn lượng nước thải ra ngoài vì thừa nước có thể làm rối loạn nồng độ điện giải trong cơ thể, đặc biệt là hạ Natri. Những dấu hiệu khi cơ thể bị thừa nước, hạ Natri máu gồm đau đầu, tăng cân, chóng mặt, mệt mỏi, lơ mơ hay thậm chí là co giật, mất nhận thức.

Bệnh đái tháo nhạt có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, khi có biểu hiện của bệnh như tiểu nhiều, khát nước nhiều, mất nước, mệt mỏi,... tốt nhất bệnh nhân nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tích cực, hiệu quả.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Nguyễn Mạnh Thắng đã được đào tạo chuyên sâu và tham gia nhiều hội thảo khoa học về chuyên ngành Ngoại thận, tiết niệu, nam học trong nước và quốc tế. Bác sĩ có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thận – tiết niệu – nam học. Hiện đang là bác sĩ tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Hormone ADH là một hormon polypeptid của thùy sau tuyến yên, có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu, nên được gọi là hormon chống bài niệu (ADH). Hormon ADH cũng làm co các mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang. Do đó thuốc có tác dụng cầm máu và kích thích nhu động ruột.

Hormon ADH hay hormone chống bài niệu được sản xuất ở vùng dưới đồi và được dự trữ ở thuỳ sau tuyến yên. Hormone ADH điều khiển lượng nước được tái hấp thu ở gan.

Khi tiêm một lượng rất nhỏ (2 millimicrogram ) hormone ADH đã có tác dụng chống bài tiết nước tiểu ở thận. Nếu không có mặt hormone ADH các ống thận hầu như mất tính thấm đối với nước dẫn đến giảm đột ngột khả năng tái hấp thu nước của các ống thận làm cho lượng nước tiểu tăng đột ngột. Khi có mặt hormone ADH, tính thấm của các ống thận tăng làm cho nước được tái hấp thu trở lại và lượng nước trong cơ thể tăng.

Cơ chế tác dụng của hormon chống bài niệu có thể được hiểu như sau: Hormon ADH kết hợp với các receptor tại các tế bào biểu mô ống thận kích thích các tế bào tổng hợp một lượng lớn cAMP. Các cAMP tác động lên lớp màng tế bào phía lòng ống thận làm mở các khe tạo điều kiện cho nước có thể đi vào tế bào từ trong lòng ống. Tuy nhiên cơ chế tác dụng của cAMP làm mở các khe trên màng tế bào vẫn chưa được biết rõ.

Vai trò sinh lý chủ yếu của hormone ADH là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Hormon ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận. Tại ống thận, hormone ADH kích thích hoạt tính của adenylcyclase, dẫn đến tăng adenosin monophosphat (AMP) vòng. AMP vòng làm tăng tính thấm nước ở bề mặt lòng ống lượn xa và ống góp, kết quả là tăng độ thẩm thấu của nước tiểu và giảm lưu lượng nước tiểu. Tác dụng chống bài niệu của vasopressin có thể giữ lại tới 90% lượng nước lẽ ra được bài xuất qua nước tiểu.

Vì sao phóng thích adh tăng thải kali

Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn

Hormon ADH cũng làm co các mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang. Do đó thuốc có tác dụng cầm máu và kích thích nhu động ruột.

Hormon ADH làm tăng sản xuất ACTH ở tuyến yên, ACTH lại kích thích tuyến thượng thận tăng sản xuất cortisol, nên hormone chống bài niệu còn được dùng trong thử nghiệm gây sản xuất cortisol ở thượng thận.

Nhiều tình trạng, rối loạn và một số thuốc có thể ảnh hưởng đến cả số lượng hormone ADH được bài tiết hoặc đến cả đáp ứng của thận với ADH. Sự thiếu và dư thừa hormone ADH có thể gây ra các triệu chứng cấp tính và mãn tính, đôi khi có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn. Điều này có thể gây nên sự khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, mất nước và - nếu không được bù đủ nước thì natri trong máu sẽ tăng.

Nếu có quá nhiều hormone ADH thì nước sẽ được giữ lại, khối lượng máu tăng lên và bệnh nhân có thể sẽ buồn nôn, đau đầu, mất phương hướng, thờ ơ và natri trong máu sẽ bị giảm.

Xét nghiệm hormon chống bài niệu (ADH) được dùng để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa hormon chống bài niệu. Tuy nhiên xét nghiệm này thường không phổ biến. Để chẩn đoán những tình trạng này bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm khác như độ thẩm thấu máu và thẩm thấu nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ.

Áp suất thẩm thấu của huyết thanh tăng hay giảm lượng máu trong lòng mạch sẽ kích thích giải phóng hormone chống bài niệu. Stress, phẫu thuật hay lo lắng quá mức cũng có thể kích thích giải phóng hormone ADH. Càng nhiều hormone ADH được giải phóng, nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều. Nước sẽ tái hấp thụ quá nhiều vào dòng máu và khiến nước tiểu đặc lại. Khi hormone ADH giảm, cơ thể sẽ thải nước ra, gây ra cô đặc máu và làm loãng nước tiểu.

Bác sĩ dùng nghiệm pháp chặn ADH để phân biệt hội chứng tiết ADH không thích hợp với các nguyên nhân khác gây ra hạ natri máu hay các bệnh lý phù nề. Nghiệm pháp này thường được dùng với đo độ thẩm thấu niệu và thẩm thấu nước tiểu. Bệnh nhân mắc hội chứng tiết ADH không thích hợp sẽ không thải hoặc thải rất ít lượng nước được uống vào. Hơn nữa, độ thẩm thấu niệu sẽ không bao giờ thấp hơn 100, và tỉ lệ thẩm thấu niệu/máu sẽ cao hơn 100. Bệnh nhân với các nguyên nhân khác gây hạ natri máu, gây phù nề và các bệnh thận mãn tính sẽ thải 80% lượng nước uống vào và sẽ có độ thẩm thấu niệu trung bình.

Vì sao phóng thích adh tăng thải kali

Xét nghiệm độ thẩm thấu máu và thẩm thấu nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ là những kỹ thuật có thể được dùng trong Xét nghiệm hormon chống bài niệu (ADH)

Kết quả xét nghiệm ADH một mình không phải là một chẩn đoán của một tình trạng bệnh cụ thể. Lượng hormone ADH thường được đánh giá cùng với bệnh sử của một người bệnh, khám lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm khác. Sự dư thừa và thiếu hụt của hormone ADH có thể là tạm thời hay kéo dài, cấp tính hoặc mãn tính và có thể là do một bệnh tiềm ẩn, một nhiễm khuẩn, một bệnh di truyền, hoặc do phẫu thuật hoặc chấn thương não.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: