Vì sao khi đói bụng lại kêu

Đang giữa giờ làm bài kiểm tra, bỗng nhiên bụng của bạn cao hứng trình diễn một bản hợp xướng. Nếu bạn thường ngượng ngùng vì bụng kêu òng ọc trong lớp thì bài viết này của wikiHow là dành cho bạn.

  1. 1

    Biết rằng đó là điều bình thường. Bụng kêu òng ọc là do hệ tiêu hóa đang làm công việc của nó: nhào trộn thức ăn, chất lỏng, dịch vị và đẩy xuống đường ruột. Những âm thanh này phát ra khi thành dạ dày-ruột co bóp để đẩy mọi thứ qua đường ruột. Ngay cả khi bạn ăn uống lành mạnh, tiếng kêu trong bụng đôi khi vẫn xảy ra, và điều này chẳng có gì phải xấu hổ.[1] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  2. 2

    Cố gắng đừng ăn quá no trước khi vào lớp. Nếu bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ buộc phải làm việc quá sức. Khi điều này xảy ra, bụng sẽ kêu thường xuyên hơn vì có nhiều thức ăn phải đẩy qua đường ruột hơn.

  3. 3

    Tránh để bụng rỗng. Khi dạ dày trống rỗng trong khoảng 2 giờ, tiếng kêu trong bụng sẽ phát ra lớn hơn. Đó là do trong dạ dày không có thứ gì giúp hấp thụ hoặc ngăn chặn âm thanh. Nếu bạn không ăn trong nhiều giờ đồng hồ, cơ thể sẽ tiết ra hormone báo hiệu cho não biết là đã đến giờ dọn dẹp mọi thứ trong dạ dày để dành chỗ cho thức ăn sắp nạp vào.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Luôn đem theo đồ ăn vặt bên mình.
    • Liên tục uống chất lỏng như nước, nước quả, trà, v.v…

  4. 4

    Hạn chế thức ăn khó tiêu. Một số loại chất bột (carb) có tính kháng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn không nên kiêng chất bột hoàn toàn vì chúng cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn chỉ cần ăn chừng mực để tốt cho dạ dày mà vẫn giúp giảm tiếng kêu òng ọc trong bụng.[3] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Chất bột kháng tiêu hóa: khoai tây hoặc mì ống đã nguội lạnh sau khi nấu, bánh mì bột chua và hoa quả xanh
    • Chất xơ không tan: bột mì nguyên hạt, cám lúa mì, bắp cải, xà lách, ớt chuông
    • Đường: táo, lê và bông cải xanh

  5. 5

    Nhận biết dấu hiệu bụng đói. Đừng quên rằng tình trạng bụng ”đánh trống” diễn ra cả khi bạn vừa ăn xong và khi đã lâu chưa ăn. Để tránh ăn quá nhiều và bụng kêu ầm lên, bạn cần biết khi nào mình thực sự đói. Học cách phân chia thời gian trong chế độ ăn thường ngày là cách tốt nhất để tuân thủ đúng và tránh ăn uống tùy tiện.

  6. 6

    Ăn chậm và nhai kỹ. Những người nuốt nhiều không khí thường bị sôi bụng nhiều hơn những người khác. Nếu ăn quá nhanh hoặc nói chuyện nhiều khi ăn, bạn thường nuốt nhiều không khí vào bụng. Nên ăn chậm hơn để tránh tình trạng này.[4] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  1. 1

    Uống thuốc giảm đầy hơi. Hơi tích tụ trong ruột có thể gây ra tiếng kêu trong dạ dày. Có một cách đơn giản để tránh tình trạng này là uống thuốc giảm đầy hơi không kê toa. Bạn không cần phải uống thuốc sau mỗi lần ăn, nhưng cố gắng đừng quên uống thuốc trước khi ăn các thực phẩm có thể gây đầy hơi.

  2. 2

    Tránh thức ăn gây đầy hơi. Một số thực phẩm được xếp vào loại sinh hơi vì sự phức tạp trong quá trình phân hủy. Việc tránh các thức ăn này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bụng “đánh trống”.

    • Phô mai
    • Sữa
    • A-ti-sô
    • Bông cải xanh
    • Các loại đậu
    • Thức ăn nhanh
    • Nước ngọt

  3. 3

    Đi dạo. Bạn nên đi dạo sau khi ăn. Quãng đường đi dạo không cần quá 1 km. Việc đi dạo sẽ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và giúp ruột chuyển động tốt.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Tập luyện đều đặn. Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, từ đó bụng thường phát ra âm thanh lớn. Hơn nữa, việc không tập luyện cũng tác động tiêu cực đến cân nặng và sức chịu đựng của cơ thể đối với một số thực phẩm gây đầy hơi và tiếng kêu trong bụng.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Nhận biết nếu bạn bị rối loạn lo âu. Nếu bạn liên tục hồi hộp hoặc lo lắng, bộ não sẽ gửi tín hiệu đến dạ dày. Các tín hiệu này gây nên âm thanh lớn. Nếu bạn thấy bụng kêu òng ọc cả ngày dù đã thay đổi chế độ ăn và cách sinh hoạt, có thể bạn mắc chứng rối loạn lo âu và cần phải được bác sĩ điều trị.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Nhận biết các dấu hiệu không dung nạp thực phẩm. Một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng làm rối loạn dạ dày và phát ra tiếng kêu. Nếu bạn nhận thấy dạ dày khó chịu sau khi ăn cùng một loại thực phẩm – hãy tránh thức ăn đó. Trường hợp không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất là không dung nạp lactose. Đây là trường hợp các sản phẩm sữa gây kích ứng mạnh trong dạ dày.

  4. 4

    Lưu ý hiện tượng khó tiêu nghiêm trọng (dyspepsia). Đau bụng trên, ợ nhiều, buồn nôn, cảm giác no sau khi ăn một lượng thức ăn nhỏ và chướng bụng là các triệu chứng của tình trạng khó tiêu nghiêm trọng. Nếu liên tục có các biểu hiện trên, bạn cần tìm sự trợ giúp y tế. Chứng khó tiêu không đe dọa tính mạng nhưng cần phải được điều trị.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ngủ 6-7 tiếng mỗi ngày có thể giúp bạn tránh các vấn đề về tiêu hóa.
  • Uống nước đều trong cả ngày. Tránh uống ừng ực quá nhiều nước cùng một lúc, nếu không, bụng của bạn sẽ phát ra tiếng kêu.
  • Ăn ít đi và giới hạn lượng thức ăn khi đang đói. Nguyên tắc này chỉ áp dụng sau bữa sáng (bạn vẫn có thể ăn no vào buổi sáng, sau đó hãy hạn chế ăn các thứ khác). Tránh thức ăn ‘’rác” và đảm bảo ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Ai cũng biết khi đói, bụng sẽ phát ra tiếng kêu “ọc… ọc… ọc”. Âm thanh này phát ra là do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Nếu có thức ăn sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột, nhưng khi bụng rỗng, tiếng kêu “ọc, ọc” sẽ phát ra rõ hơn.

Vì sao khi đói bụng lại kêu

Bác sĩ Lưu Điện Cương

Nếu bụng trống rỗng một thời gian dài, các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp mạnh hơn lần trước. Khi đó, rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống dạ dày rỗng, khiến tiếng kêu càng to hơn.  

Nhưng nếu bạn không đói và bụng thường xuyên phát ra tiếng “ọc, ọc”, trên 10 lần/phút, âm thanh tương đối lớn, thì cần chú ý. Nếu tinh thần căng thẳng và nuốt phải quá nhiều khí thì cũng có thể xảy ra tình trạng này, nhưng nếu cả hai hiện tượng trên đều không xảy ra thì bạn cần đề phòng các dấu hiệu bệnh tật.

Bác sĩ Lưu Điện Cương, Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Tuyên Vũ, Bắc Kinh, Trung Quốc khuyến cáo nên chú ý tới 4 vấn đề sau.

Không đói nhưng bụng kêu “ọc ọc” có thể là dấu hiệu của 4 bệnh này

1. Dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa

Vì sao khi đói bụng lại kêu

Nếu không có các triệu chứng khó chịu khác, nhưng bụng thỉnh thoảng kêu réo thì có thể là dấu hiệu của bất thường trong hệ tiêu hóa. Ví dụ, ở trong phòng điều hòa lâu vào mùa hè có thể khiến dạ dày và ruột bị nhiễm lạnh, hít nhiều khí lạnh hơn, gây ra tình trạng đau thắt ruột.

2. Viêm dạ dày ruột cấp tính, xuất huyết tiêu hóa

Khi con người ăn quá no hoặc ăn thức ăn không sạch, đường tiêu hóa bị kích thích, co thắt mạnh, lúc này khí và chất lỏng sẽ va chạm dữ dội, mỗi phút sẽ có khoảng 10 tiếng kêu “ọc, ọc”, lúc này có thể là viêm dạ dày ruột cấp tính hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Viêm dạ dày ruột cấp tính cũng có thể gây nóng rát và đau ở vùng bụng trên, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chướng bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng như sốt cao và hôn mê có thể xảy ra.

Chảy máu đường tiêu hóa có thể kèm theo nôn mửa và buồn nôn. Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều, có thể xảy ra các triệu chứng như đánh trống ngực, đổ mồ hôi lạnh và da nhợt nhạt.

3. Tắc ruột

Vì sao khi đói bụng lại kêu

Khi số lần ợ hơi tăng lên đáng kể và âm thanh “ọc ọc” phát ra trong bụng to hơn, chứng tỏ đường ruột không trơn tru, đó có thể là triệu chứng của tắc ruột.  

Tắc ruột cấp tính và mãn tính dễ gây ra đau bụng quanh rốn, cơn đau sẽ tiếp tục tăng lên, kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn và nôn, không thể trung tiện hoặc đại tiện được.

Tắc ruột cấp là tình trạng cấp tính thường gặp trong phẫu thuật, bệnh tiến triển nhanh có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên đi khám càng sớm càng tốt..

4. Không dung nạp lactose

Một số người sinh ra đã thiếu men lactase trong ruột non, điều này sẽ khiến đường lactose trong thức ăn không được ruột non hấp thụ, cuối cùng sẽ bị phân hủy thành nhiều loại khí khác nhau như carbon dioxide và oxy. Các khí này sẽ tạo ra axit lactic, làm tình trạng co thắt trầm trọng hơn, do đó đường ruột sẽ phát ra tiếng “ọc ọc”.

Bụng thường xuyên kêu réo, trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, nếu là do các bệnh lý nêu trên thì nên đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.

Sau khi loại trừ nguyên nhân gây bệnh, có thể được giảm bớt tình trạng bụng kêu “ọc ọc” bằng những cách sau:

Vì sao khi đói bụng lại kêu

1. Khi ăn nên nhai chậm, không nên ăn quá no, quá nhanh, tránh nuốt quá nhiều không khí.

2. Uống ít đồ uống có gas. Ăn ít thực phẩm sinh khí, chẳng hạn như đậu phụ và các sản phẩm đậu nành, bắp cải, khoai lang và thực phẩm giàu protein

3. Không nên uống nước, trà ngay sau bữa ăn sẽ dễ làm loãng axit trong dạ dày và giảm khả năng tiêu hóa.

4. Khi bụng đầy hơi, hãy tích cực thải khí ra ngoài:

Xì hơi đúng lúc: Nếu có khí trong ruột, đừng nín xì hơi, nếu không tống hết những khí này ra ngoài.

Thực hiện bài tập sau: Khi bị đầy hơi, bạn có thể nằm trên giường, lấy rốn làm trung tâm xoa bụng theo chiều kim đồng hồ để thúc đẩy quá trình thoát khí. 

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/khong-doi-nhung-bung-thuong-xuyen-keu-oc-oc-co-the...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/khong-doi-nhung-bung-thuong-xuyen-keu-oc-oc-co-the-la-dau-hieu-cua-4benh-nay-d283987.html

Theo Hà Vũ. Dịch từ Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)