Van bauhin là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Phương Nga - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Viêm manh tràng là bệnh lý khá thường gặp, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như thủng ruột. Việc chẩn đoán viêm manh tràng đúng cách sẽ giúp điều trị kịp thời và hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.

1.1 Viêm manh tràng là gì?

Đại tràng được cấu thành từ 4 đoạn chính gồm đại tràng lên (bên phải), đại tràng ngang, đại tràng xuống (bên trái) và đại tràng xích ma. Manh tràng là phần đầu của đại tràng lên (bên phải) tới chỗ đổ của hồi tràng vào manh tràng - còn được gọi là van hồi – manh tràng (van Bauhin), nằm ở vị trí ngã ba của ruột non và ruột già. Manh tràng có chiều dài khoảng 6cm, có thể giãn rộng với đường kính >7cm, nối liền với hồi tràng của ruột non.

Bộ phận này có chức năng ngăn chặn các chất có trong ruột già vào ruột non bị trào ngược (và ngược lại), hấp thụ nước, tạm giữ thức ăn và đào thải các chất có hại (gồm muối kim loại nặng, muối mật thừa từ gan, thủy ngân),... các vi sinh vật có trong manh tràng có thể biến đổi các chất đơn giản trong đại tràng thành những dưỡng chất thiết yếu với cơ thể như vitamin K, vitamin B,....

Theo thời gian, chức năng của manh tràng sẽ suy yếu dần và dễ bị vi khuẩn tấn công, xuất hiện các ổ viêm loét, túi thừa ở thành manh tràng, u, ... . Có thể thấy viêm manh tràng là tình trạng tổn thương hoặc viêm ở niêm mạc manh tràng. Cũng có trường hợp bị viêm túi thừa manh tràng. Túi thừa là một cấu trúc bóng phình, nhô ra ở thành manh tràng. Viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi có tình trạng nhiễm khuẩn ở một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa. Mức độ viêm manh tràng ở từng người sẽ khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe.

Viêm manh tràng là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, nếu để kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu, suy giảm trí nhớ, trầm cảm. Thậm chí, bệnh nhân có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, thủng ruột hoặc ung thư đại tràng.

1.2 Nguyên nhân và triệu chứng viêm manh tràng

Về nguyên nhân, theo các chuyên gia bệnh viêm manh tràng có thể đến từ một số yếu tố sau:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Do vi khuẩn có hại tồn tại ở ruột non và ruột già như Bacteroides fragilis, Escherichia coli, Enterobacter aerogenes,...
  • Do di truyền
  • Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người bị viêm đại tràng.

Van bauhin là gì

Một số loại vi khuẩn ruột có thể gây bệnh viêm manh tràng

Về triệu chứng, dấu hiệu của bệnh khá mơ hồ và có nhiều nét tương đồng với các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa. Vì thế, việc chẩn đoán bệnh viêm manh tràng tương đối khó khăn. Một số triệu chứng gồm:

  • Giai đoạn viêm manh tràng cấp tính: Sốt cao (có thể lên tới 40°C), đau bụng ở vùng chậu phải. Đau bụng tăng sau khi ăn và khi đi vệ sinh xong thì cơn đau giảm xuống. Người bệnh có thể buồn nôn và khó chịu. Tiêu chảy, trong phân lẫn máu. Chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu. Đổ mồ hôi nhiều về đêm.
  • Giai đoạn viêm manh tràng mạn tính: Bệnh đã chuyển biến nặng, các triệu chứng rõ rệt và xuất hiện với cường độ dày hơn. Nếu người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc giảm đau thì các triệu chứng có thể giảm đi. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian bệnh sẽ tái phát trở lại.

Vì các triệu chứng viêm manh tràng rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tiêu hóa khác (VD viêm ruột thừa (là bệnh ngoại khoa), u đại tràng phải, u manh tràng ....) nên người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh chính xác. Các kỹ thuật y tế thường được sử dụng gồm:

  • Tìm máu ẩn hoặc ký sinh trùng trong phân: Là kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu phân, đưa đi xét nghiệm. Tùy loại máu trong phân hay hem (nhân hem của tế bào máu) sẽ được kiểm tra và đánh giá xem đoạn ruột nào có khả năng mắc bệnh. Bên cạnh đó, các loại ký sinh trùng trong phân cũng là dấu hiệu gợi ý bệnh lý đi kèm. Cụ thể, chủng vi khuẩn thương hàn là chủng hay gặp nhất gây viêm manh tràng.
  • Nội soi đại tràng: Là phương pháp tiên tiến hơn, đòi hỏi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cần có kinh nghiệm và tay nghề cao. Khi thực hiện, một thiết bị nội soi có gắn camera sẽ được đưa vào đại tràng qua đường hậu môn. Máy sẽ được đưa tới vùng đại tràng lên, manh tràng và phục vụ việc quan sát hình ảnh trong ruột. Tuy nhiên, vì manh tràng nếu bị viêm sẽ rất mỏng nên người thực hiện thủ thuật cần có kinh nghiệm để không gây tai biến thủng manh tràng.
  • Chụp X-quang khung đại tràng: Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn và xổ ruột. Sau đó, bác sĩ bơm từ từ chất cản quang tan trong nước vào đường hậu môn rồi tiến hành chụp X-quang. Kỹ thuật này có hạn chế là tốn thời gian để chuẩn bị bệnh nhân, xổ ruột cũng có thể gây nguy cơ tai biến khi bệnh nhân rặn quá mức hoặc thuốc xổ góp phần làm thủng ruột. Vì vậy, ngày nay ít sử dụng phương pháp này.
  • Siêu âm ổ bụng: Là phương pháp chẩn đoán viêm manh tràng đơn giản nhưng cần bác sĩ thực hiện có tay nghề cao. Người bệnh viêm manh tràng thường có nhiều hơi ứ đọng trong toàn bộ khung đại tràng, bụng chướng lên do chướng hơi nên sẽ khó khăn để siêu âm chính xác. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đánh giá gián tiếp qua bờm mỡ của manh tràng. Ở người bệnh viêm manh tràng, bờm mỡ xung quanh thường phù nề, sưng viêm gián tiếp;
  • Chụp CLVT và MRI ổ bụng: Là 2 phương pháp khá nhẹ nhàng với người bệnh nhưng đòi hỏi máy móc kỹ thuật cao để chụp khảo sát rõ phần manh tràng. Phim chụp thu được có thể đánh giá được độ giãn của manh tràng, độ loét và thậm chí là vị trí thủng manh tràng nếu có. Tuy nhiên, 2 kỹ thuật này có chi phí thực hiện khá cao và đôi khi người bệnh có thể bị dị ứng với chất cản quang khi chụp CLVT hoặc dị ứng thuốc đối quang từ khi chụp MRI.

Van bauhin là gì

Siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ chẩn đoán viêm manh tràng

Viêm manh tràng là bệnh lý thường gặp nhưng khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở đường tiêu hóa. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đầy đủ các kỹ thuật, máy móc hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc kiểm tra bệnh viêm manh tràng nói riêng và các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung. Ngoài điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ, bác sĩ chuyên gia tại viện đều là những người có chuyên môn được đào tạo tại môi trường nước ngoài sẽ trực tiếp tham gia vào quy trình thăm khám và điều trị bệnh.

Nhờ vậy kết quả kiểm tra luôn được chính xác, từ đó người bệnh sẽ có hướng điều trị sức khỏe tốt nhất, giảm thiểu những rủi ro không đáng có cũng như rút ngắn được thời gian nằm viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Đại tràng là gì? Sinh lý đại tràng ra sao? Vị trí như thế nào? Đây là một trong những kiến thức thường thức về đại tràng mà bạn đọc cần quan tâm tìm hiểu.

ĐẠI TRÀNG LÀ GÌ?
Đại tràng là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, hình chữ U ngược. Dài khoảng 1.5 – 2 m, phía trên nối với hồi tràng qua lỗ hồi manh tràng có van hồi manh tràng. Có nhiệm vụ tiếp nhận các thức ăn không tiêu hóa được (chất xơ…), một số vi khuẩn ở ruột già có thể sản xuất các vitamin cho cơ thể, hấp thụ nước và tạo nên phân để thải ra ngoài. Đại tràng còn có tên gọi khác là ruột già.

PHÂN ĐOẠN ĐẠI TRÀNG Đại tràng gồm 4 phần: – Manh tràng và ruột thừa – Kết tràng gồm kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống – Trực tràng

– Ống hậu môn và tận cùng là hậu môn

Tìm hiểu về đại tràng

1. Kết tràng lên 2. Ruột thừa 3. Kết tràng ngang 4. Mạc treo kết tràng ngang 5. Kết tràng xuống 6. Mạc treo ruột 7. Kết tràng sigma

8. Trực tràng

VỊ TRÍ ĐẠI TRÀNG: ĐẠI TRÀNG NẰM Ở ĐÂU?
Manh tràng
Manh tràng là một túi cùng, phình to, nằm ở hố chậu phải; ở đây có ruột thừa, lỗ của ruột cuối đổ vào đó là van Bauhin, dài 6 – 7cm và đường kính khoảng 7cm.

Manh tràng và ruột thừa

1. Kết tràng lên 2. Hồi tràng 3. Lỗ ruột thừa 4. Ruột thừa

5. Manh tràng

Ruột thừa
Hình con giun dài 3 – 13 cm, phát xuất từ bờ trong của manh tràng, nơi gặp nhau của ba dãi cơ dọc. Ruột thừa hướng xuống dưới, lòng ruột thừa thông với lòng manh tràng bằng một lỗ là lỗ ruột thừa.

Kết tràng
Là phần tiếp theo của đại tràng hình chữ U ngược ôm lấy hỗng tràng và hồi tràng, người ta chia làm bốn đoạn.

Kết tràng lên: nằm bên phải của ổ bụng, dính vào thành bụng sau bằng mạc dính kết tràng lên. Đại tràng lên đi dọc mạng mỡ phải lên sát tận mặt dưới gan, nối tiếp là kết tràng ngang.

Kết tràng ngang: đi ngang từ phía sau gan sang phía lách, ở đây có một mảng mỡ rộng dính vào gọi là mạc nối lớn. Kết tràng ngang được treo vào thành bụng sau bằng một mạc treo gọi là mạc treo kết tràng ngang.

Kết tràng xuống: nằm ở bên trái ổ bụng, đi dọc theo mạng mỡ trái từ cực dưới lách xuống. Kết tràng ngang và đại tràng xuống hợp với nhau thành một góc gọi là góc lách. Cũng giống bên phải, kết tràng xuống dính chặt vào thành bụng sau bằng mạc dính kết tràng xuống. Ở hố chậu trái thì kết tràng xuống được nối tiếp bằng kết tràng sigma.

Kết tràng sigma: di động không đi thẳng mà tạo thành cuộn vòng, có dạng hình chữ sigma, chiều dài rất thay đổi, treo vào thành bụng sau bằng mạc treo kết tràng sigma.

Trực tràng
Là phần đại tràng nằm ở hố chậu, trước xương cùng, sau bàng quang, tiền liệt tuyến, túi tinh ở nam; tử cung và âm đạo ở nữ. Dài khoảng 15-20cm, phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, Đoạn cuối trực tràng là một ống hẹp, ngắn khoảng 3-4cm, nhẵn gọi là ống trực tràng. Ở đoạn này có các cơ vòng và cơ hậu môn, là nơi tiếp giáp phần da của mông với niêm mạc ống trực tràng

Tấm dưới niêm mạc chứa mạch máu và thần kinh thường tạo thành đám rối, trong đó các đám rối tĩnh mạch thường bị giãn gây bệnh trĩ.
Vùng dưới niêm mạc chứa mạch máu và thần kinh thường tạo thành đám rối, trong đó các đám rối tĩnh mạch thường bị giãn gây bệnh trĩ.

Xem thêm:
+ Phòng ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả
+ Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh viêm đại tràng
+ Thuốc nam chữa bệnh viêm đại tràng

CẤU TẠO ĐẠI TRÀNG Từ trong ra ngoài, đại tràng được cấu tạo gồm 5 lớp + Lớp niêm mạc. + Lớp dưới niêm mạc. + Lớp cơ gồm cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài. + Lớp dưới thanh mạc. + Lớp thanh mạc.

Mạch máu nuôi dưỡng đại tràng gồm: Mạch máu kết tràng phải và mạch máu kết tràng trái

CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI TRÀNG
Chức năng vận động:
Van Bauhin là nếp gấp cấu tạo bởi một lớp cơ vòng nổi ghồ lên, lồi vào trong ruột để ngăn chặn dòng chảy từ manh tràng vào ruột non. Thức ăn đọng lại ở đoạn cuối ruột non, van đóng rồi một sóng nhu động mạnh làm van mở ra và đẩy thức ăn vào manh tràng. Do đó trong bệnh lý sóng nhu động có thể đẩy đoạn cuối ruột non vào đại tràng tạo nên lồng ruột cuối vào đại tràng.

Ở đại tràng phải có những sóng nhu động ngược đi từ góc gan xuống manh tràng với tần số 5-6 lần/ phút. Mỗi loạt sóng co bóp kéo dài 4-5 phút. Ở đại tràng ngang trái các sóng nhu động rất chậm 2-3 lần/24h. Manh tràng rất ít có sóng nhu động. Sóng nhu động toàn bộ chỉ xảy ra 2h sau khi ăn, trước khi thức ăn đến được manh tràng. Ban đêm nhu động đại tràng gần như biến mất hoàn toàn và tái xuất hiện khi thức dậy.

Chức năng hấp thu của đại tràng:
Mỗi ngày đại tràng nhận được khoảng 1,5 lít nước, 90% được hấp thu ở đại tràng phải và ngang. Natri cũng được hấp thu gần hết theo cơ chế chủ động. Khả năng tái hấp thu nước, điện giải của đại tràng rất lớn. Vai trò của muối mật, một số nội tiết tố dạ dày, ruột, một vài axid rất quan trọng trong việc tái hấp thu nước và điện giải của tế bào ruột.

Chức năng tiêu hoá:
Do vi khuẩn đảm nhiệm là chính, chúng tạo nên hai hiện tượng lên men và lên men thối để phân hủy nốt thức ăn chưa tiêu hoá ở ruột non, kết quả là tạo thành hơi và phân.

Phân bình thường:
Khối lượng trung bình: 100-160g/24h nếu thức ăn ít bã, xơ. Thường có màu nâu hoặc vàng. Tuy nhiên màu có thể thay đổi tùy theo thức ăn; pH trung tính hoặc hơi acid; Acid organic 15 mEq/100g phân, axid organic là biểu hiện sự lên men chua; Amoniac 3 mEq/100g phân, biểu hiện của sự lên men thối; Mỡ dưới 5g/24h; Protid dưới 1,5g/24h.