Vì sao ho nhiều về đêm

Ho về đêm có hai loại là ho khan và ho có đờm. Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho được xem là cấp khi dưới 3 tuần, bán cấp 3-8 tuần, ho mạn tính khi kéo dài trên 8 tuần.

Vì sao ho nhiều về đêm

  1. Các nguyên nhân ho về đêm có thể gặp bao gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nguyên nhân gây ho kéo dài do nhiễm trùng ở nước ta thường do lao phổi.

Triệu chứng gợi ý : Ho khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực,nặng sẽ gây khó thở.

Chẩn đoán bằng: chụp X quang phổi và xét nghiệm đàm.

Bệnh có tính lây lan và để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau xảy ra khi dịch nhày chảy từ khu vực mũi xuống họng. Về đêm hiện tượng này xảy ra nhiều hơn, dễ hơn do tư thế nằm.

Hội chứng chảy dịch mũi sau xuất hiện đặc trưng khi cơ thể tiết ra dịch nhày nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi cơ thể bị cảm lạnh, cúm hay dị ứng. Khi dịch nhày chảy xuống thành sau họng sẽ kích thích khởi phát phản xạ ho và gây ra hiện tượng ho về đêm.

Các triệu chứng khác của hội chứng chảy dịch mũi sau bao gồm:

  • Đau họng
  • Cảm thấy có khối vướng ở trong họng
  • Khó nuốt
  • Chảy nước mũi
  • Hen phế quản
  • Ho trong hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm và lúc gần về sáng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD) là một loại trào ngược acid mạn tính. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ dày mang acid ngược lên thực quản. Acid trong luồng trào ngược từ dạ dày có thể gây kích thích thực quản và khởi phát phản xạ ho.

Các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Đau ngực
  • Ợ lên thức ăn hoặc dịch chua
  • Cảm thấy như có khối nghẹn ở cổ họng
  • Ho mạn tính
  • Đau họng mạn tính
  • Khàn tiếng nhẹ
  • Khó nuốt
     

Viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn

Là nguyên nhân ngày càng được công nhận gây ra ho mạn tính chiếm khoảng 20-25 % các nguyên nhân gây ho mạn tính. Bệnh nhân thường có tiền căn dị ứng.

Chẩn đoán dựa vào có tăng lượng eosinophil trong đàm >3 %, không ghi nhận tình trạng tắt nghẽn đường hô hấp. Đáp ứng với điều trị corticoid hít

Hen phế quản

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết. Và ho là một trong những triệu chứng tiêu biểu của hen phế quản. Ho trong khi diễn ra cơn hen bình thường là ho khan, khi kết thúc cơn hen hoặc khi hen phế quản bội nhiễm là ho có đờm. Ho trong hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm và lúc gần về sáng.

Với hen phế quản, hiếm khi xuất hiện duy nhất triệu chứng ho. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Cảm giác nặng ngực hoặc đau ngực
  • Cơn ho hoặc cơn khò khè
  • Tiếng rít khi thở ra
     

Dãn phế quản

Chiếm khoảng 4% nguyên nhân ho kéo dài

Triệu chứng: Ho đàm mạn, có thể kèm ho ra máu, hoặc khó thở thường là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng hô hấp mạn tính, từng nhiễm lao.

Chẩn đoán: X Quang, CT ngực

Ung thư phế quản

Ho kéo dài chiếm khoảng 2% các trường hợp

Triệu chứng gợi ý: Ho mới xuất hiện hoặc thay đổi ở những người hút thuốc lá lâu năm, ho kéo dài trên một tháng sau ngưng hút thuốc lá, kèm ho ra máu

X nghiệm: X Quang phổi, CT ngực, nội soi phế quản sinh thiết

Thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển

Thường được sử dụng trong cho các bệnh nhân tăng huyết áp, hoặc bệnh lý tim mạch

Triệu chứng: ho khan là triệu chứng phổ biến chiếm đến 15% bệnh nhân điều trị bằng nhóm thuốc này. Xuất hiện sau 1 tuần điều trị, hoặc có khi sáu tháng sau khi điều trị

Ho sẽ chấm dứt sau ngưng thuốc một đến bốn ngày.

  1. Cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm

Khi gặp phải tình trạng ho kéo dài uống thuốc không khỏi, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Không tự ý sử dụng thuốc: Có nhiều bệnh dẫn đến ho kéo dài, nếu không xác định đúng nguyên nhân mà tự ý sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ, biến chứng làm bệnh nặng thêm, hoặc gây ra hiện tượng nhờn thuốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa: Khi gặp phải triệu chứng ho kéo dài không khỏi, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc xác định rõ nguyên nhân và chữa trị theo đúng phác đồ chuẩn sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Vệ sinh vùng mũi họng: Người bệnh nên súc miệng và vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Khi vi khuẩn được tiêu diệt, tình trạng viêm sẽ giảm nhẹ, tình trạng ho giảm rõ rệt.

Tránh tiếp xúc với môi trường nhiễm: Tránh xa môi trường độc hại, nhiều khói bụi, lông động vật,...giúp hạn chế tình trạng ho nặng hơn.

Tránh các yếu tố gây kích thích: Bụi, lông của vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá,... là các tác nhân gây kích thích. Hãy cố gắng loại bỏ chúng nhiều nhất có thể, chẳng hạn như đóng cửa sổ phòng ngủ, không để vật nuôi vào trong phòng ngủ, không hút thuốc lá,...

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước và các chất lỏng lúc này sẽ có tác dụng làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, điều này giúp cơn ho giảm đi nhanh chóng.

Cân nhắc khi sử dụng các thuốc không cần kê đơn: Một số thuốc giảm ho và long đờm không cần kê đơn có thể mua tại các hiệu thuốc, chúng cũng có những tác dụng nhất định, tuy nhiên không nên quá lạm dụng chúng.

Cùng thăm khám ngay khi có hiện tượng ho kéo dài về đêm tại bệnh viện đa khoa Chữ Thập Xanh. Những ưu điểm vượt trội khi bạn thăm khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng – bệnh viện đa khoa Chữ Thập Xanh.

  • Thăm khám bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
  • Đội ngũ điều dưỡng viên được đào tạo chuyên sâu luôn thân thiện, nhiệt tình và sẵn sàng phục vụ khách hàng.
  • Ứng dụng các thiết bị y tế hiện đại giúp chuẩn đoán chính xác tình trạng tai mũi họng của người bệnh.
  • Quy trình thăm khám và điều trị khép kín giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu, tiết kiệm thời gian tối đa.
  • Không gian bệnh viện sạch sẽ, tiện nghi tạo cảm giác thoải mái cho mọi khách hàng.
  • Các dịch vụ thăm khám và điều trị tại Phòng khám Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa Chữ Thâp Xanh có áp dụng thanh toán Bảo hiểm y tế theo đúng quy định của nhà nước giúp khách hàng yên tâm không phải lo lắng về chi phí mỗi khi khám và điều trị.
  • BỆNH VIỆN ĐA KHOA CHỮ THẬP XANH
  • Địa chỉ: 33 Đường Nguyễn Hoàng - P. Mỹ Đình 2 - Q. Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienChuThapXanh
  • Hotline: 024 62 600 633 hoặc 0901 700 669

Như chúng ta biết, những bệnh lý đường hô hấp thường có thể gây ra triệu chứng ho vào ban ngày và cả ban đêm, tuy nhiên có những trường hợp người cao tuổi ban ngày không ho nhưng ban đêm lại ho rất nhiều. Nguyên nhân là do:

Tư thế nằm ngủ

Thông thường, những người có tuổi sẽ có những bệnh lý ở cột sống nên thường được khuyên nằm ngủ với tư thế đầu thấp hoặc nằm không gối để tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ. Hơn nữa, khi nằm thấp, cột sống cổ không bị gấp khúc sẽ tạo điều kiện cho việc bơm máu lên não được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối lại làm cho dịch trong đường hô hấp kích thích và dễ dàng gây ho khi ngủ.
Đặc biệt, với những người lớn tuổi bị viêm xoang, ban ngày dịch chảy xuống hầu họng, chúng ta dễ dàng khạc nhổ ra ngoài, nhưng khi đêm về, nằm ngủ với tư thế nằm ngang thì dịch nó sẽ đọng lại ở hầu họng, tạo ra những kích thích và gây ho.

      

Vì sao ho nhiều về đêm

Mắc bệnh hen phế quản

Nếu cơ thể tồn tại bệnh hen phế quản (hen suyễn) thì người bệnh rất dễ bị ho vào ban đêm. Nguyên nhân là do ban đêm, khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh hen dễ lên cơn khó thở và khi lên cơn khó thở như vậy sẽ kèm theo khò khè và sau đó là ho.

Viêm phổi

Những người bị viêm phổi, khi nằm ngủ đầu thấp thì các chất dịch tiết nó sẽ kích thích vào phế quản, tạo ra phản xạ ho.

Hội chứng trào ngược dạ dày

Mặc dù hội chứng trào ngược dạ dày không phải là bệnh đường hô hấp nhưng nó cũng gây ra chứng ho đêm rất nhiều. Khi mà chúng ta nằm ngủ với tư thế đầu thấp, dịch từ dạ dày, các axit dịch vị có khuynh hướng trào ngược lên và nó là tác nhân kích thích và gây ho. Cơn ho này thường không có kèm theo đàm.

Hút thuốc lá lâu năm

Những người hút thuốc lá kéo dài thường bị ho cả ngày lẫn đêm, nhưng ban đêm cơn ho sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Như vậy, tình trạng ho đêm ở người lớn tuổi có thể do bệnh lý từ đường hô hấp trên hoặc bệnh tại phổi, phế quản hoặc do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá lâu năm gây ra.

     

Vì sao ho nhiều về đêm

Cách khắc phục ho đêm ở người lớn tuổi

Theo khuyến cáo, nếu nhận thấy cơn ho đêm kéo dài quá 4 – 5 ngày thì người bệnh cần phải đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả. Nếu loại bỏ các nguyên nhân hiệu quả và đẩy lùi được những bệnh lý đang có thì người bệnh sẽ không còn thấy ho nhiều vào ban đêm.

Tình trạng ho đêm không nên kéo dài vì nó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tổn thương đến niêm mạc hầu họng, lâu dần sẽ dẫn đến viêm mãn tính đường hầu họng. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ho thông thường để giảm ho, nếu không mắc bệnh tiểu đường thì có thể chọn các loại siro ho.

Bên cạnh đó cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nếu không có bệnh lý của cột sống cổ thì hãy nằm ngủ ở tư thế cao đầu, hơi dốc một chút chứ đừng quá cao vì nằm đầu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng gập cổ.

  •  Giữ ấm cơ thể, ưu tiên uống nước ấm thay cho nước lạnh.

  •  Nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp thì nên tắm nước ấm. Nếu sức khỏe ổn định, bình thường thì nên tắm nước lạnh, bởi vì việc tắm nước lạnh sẽ giúp hệ tĩnh mạch có cơ hội tăng các hoạt động, đồng thời hoạt động của hệ miễn dịch cũng được tốt hơn.

  • Có thể sử dụng một số thực phẩm giúp giảm ho như tần dày lá, kinh giới, tía tô,…đây là những loại thực phẩm có tinh dầu và có tính kháng sinh, nó sẽ giúp giảm các kích thích của vùng hầu họng. Người bệnh có thể dùng cành và lá của các loại thực phẩm này để nấu nước uống trong ngày. Ban đêm có thể uống thêm nước gừng ấm để ngăn ngừa cơn ho xảy ra.

 Nếu bệnh vẫn kéo dài, không thuyên giảm thì người bệnh có thể sử dụng một số thuốc ho theo hướng dẫn của người thầy thuốc.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Vì sao ho nhiều về đêm
  facebook.com/BVNTP

Vì sao ho nhiều về đêm
  youtube.com/bvntp