Vì sao có kinh lại đau lưng

Triệu chứng đau lưng trước khi có kinh là một triệu chứng thường gặp ở hầu hết các bạn gái. Triệu chứng này gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập của một số người.

  • MẸO HAY chữa đau lưng sau sinh mổ cho chị em
  • Đau lưng ở trẻ em có khác gì đau lưng ở người lớn?

Đau lưng khi có kinh là hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ

Nguyên nhân đau lúc trước khi có kinh

Bạn gái khi có kinh cơ thể thường mệt mỏi và dễ tổn thương hơn ngày thường do những thay đổi nội tiết tố Prostaglandin (hormone thúc đẩy tử cung để đổ nội mạc tử cung) hoặc do dư thừa prostaglandin gây co thắt nặng ảnh hưởng đến lưng.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng khi có kinh là:

Nguyên nhân chủ quan:

+ Dùng nhiều chất kích thích trước ngày có kinh như: cafe, rượu bia

+ Chế độ ăn nhiều muối

+ Hoạt động thể lực quá mức

+ Không nghỉ ngơi, ăn uống điều độ

Ăn quá nhiều muối cũng là nguyên nhân khiến chị em đau lưng trước khi có kinh

– Nguyên nhân khách quan:

+ Do rối loạn chuyển hóa hoóc môn

+ Do những thay đổi nội tiết tố Prostaglandin

+ Dư thừa của prostaglandin gây dysmenorrheal, đau kinh nguyệt, co thắt nặng.

+ Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

Phòng và điều trị đau lưng khi có kinh

Dựa trên hai nguyên nhân đau lưng khi có kinh trên chúng ta sẽ có những cách phòng và điều trị như sau:

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ và yoga là hai biện pháp lý tưởng để thúc đẩy lưu thông máu. Các bài tập giãn cơ (những động tác khởi động bạn hay làm) cũng có tác dụng tốt.

– Nằm nghỉ khi cần thiết. Massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng và lưng, có thể dùng thêm tinh dùng để thư giãn đầu óc.

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn gái đỡ đau lưng trước khi có kinh

– Chế độ ăn nhiều rau quả và hạn chế đường, muối.

– Uống nhiều nước: Trong thời kì kinh nguyệt, cơ thể bạn gái mất đi một lượng máu, do đó dẫn tới thiếu nước. Lượng nước bù vào để tái  tạo lại phần chất lỏng đã bị mất.

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafe

– Chườm nóng và tắm nước ấm

– Dùng thuốc giảm đau như: asprin, ibuprofen có tác dụng với những trường hợp đau nhẹ, nếu đau dữ dội, quằn quại thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị kịp thời

– Một số bài thuốc từ y học cổ truyền như: châm cứu và xoa bóp bấm huyệt sẽ đem lại cho các bạn gái một kì kinh nguyệt thoải mái và dễ chịu.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về chứng đau lưng trước khi có kinh, bạn hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc gọi điện đến số điện thoại 0904 97 0909 hoặc 1900 558892 để được tư vấn trực tiếp.

Ngoài sự mệt mỏi ê nhức cơ thể, đau bụng dưới khi có kinh thì đau lưng cũng là một dấu hiệu đi kèm thường gặp ở chị em phụ nữ khi đến tháng. Để “giải quyết” hiện tượng này, chuyeneva.vn xin giới thiệu đến bạn một số tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng hiệu quả.

Cơn đau lưng xuất hiện ở thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Đau lưng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh. Bên cạnh đau bụng kinh, đau lưng cũng là một hiện tượng sinh lý đi kèm thường gặp ở phụ nữ tới tháng. Và tùy thuộc vào từng người mà cơn đau lưng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn với các mức độ đau khác nhau.

Đau lưng trước kỳ kinh (Tiền kinh nguyệt)

Thời điểm tiền kinh nguyệt ngoài những cơn đau bụng trước kỳ kinh âm ỉ nhẹ thì cũng có  thể kèm theo đau lưng với mức độ ít. Chị em có thể có cảm giác lưng hơi mỏi, bị ê vị trí 2 bên thắt eo. Tuy nhiên các triệu chứng này chỉ ở dạng nhẹ không làm ảnh hưởng nhiều đến các chị em

Đau lưng trong chu kỳ kinh

Đây là thời điểm hay gặp đau lưng ở phụ nữ đến tháng nhất. Cơn đau lưng trong chu kỳ kinh có thể xuất hiện đồng thời hoặc sau khi có kinh nguyệt 1 – 2 tiếng.

Đau lưng có thể xảy ra ở nhiều thời điểm trong kỳ kinh nguyệt

Khác với cơn đau lưng trước kỳ kinh, đau lưng trong kỳ kinh có mức độ đau nhiều khiến phụ nữ dễ bị đau mỏi lưng, đau nhức 2 bên thắt eo, khi ngồi lâu cảm thấy rất mỏi và chỉ muốn đi nằm để giãn lưng hơn.

Trong những ngày đầu nguyệt san, tử cung hoạt động co thắt nhiều nhằm tống máu kinh ra bên ngoài, từ đó tác động khiến con gái bị đau bụng kinh và đau lưng. Tuy nhiên khi vào những ngày cuối kỳ kinh, lượng máu kinh giảm dần và tử cung cũng giảm co thắt thì hiện tượng đau lưng và đau bụng kinh cũng dịu dần sau đó tự hết.

Đau lưng sau khi đã sạch kinh

Những người sau khi hết kinh vẫn bị đau lưng thì có thể đang gặp phải các vấn đề về xương khớp; hoặc do trong những ngày hành kinh nằm ngủ ở một tư thế quá lâu (thường nhằm mục đích “chống tràn”) làm cột sống bị chèn ép gây ra những cơn đau lưng “hậu kinh nguyệt”.

Hướng dẫn tư thế nằm giảm đau lưng khi đến tháng

Tư thế nằm đúng cách trong những ngày “Đèn đỏ” không chỉ giúp chị em giảm đau lưng, giảm đau bụng kinh mà còn giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, ê nhức trong những “ngày ấy”. Dưới đây là một số tư thế nằm giúp giảm đau lưng khi tới tháng hiệu quả. Mời chị em cùng tìm hiểu:

Tư thế nằm ngửa

Nếu bạn thích nằm ngửa cũng như phù hợp với tư thế này thì trong những ngày nguyệt san nhớ kê một chiếc gối có độ cao vừa phải vào vùng thắt lưng để cột sống được nâng đỡ, đồng thời giảm áp lực của cơ thể lên cột sống.

Con gái nhớ “kết thân” với gối ôm, gối ngủ để giảm đau lưng trong những “ngày ấy” nhé

Kê một chiếc gối mềm vào vùng cổ, gáy khi ngủ. Nó không chỉ giúp giữ định hình cột sống vùng cổ, nâng đỡ các đốt sống cổ mà còn giúp massage nhẹ nhàng phía sau não bộ.

Việc sử dụng đồng thời 2 chiếc gối khi bước vào tư thế nằm ngửa giúp làm ổn định độ cong cột sống một cách tự nhiên, giảm được áp lực chung của toàn bộ cơ thể với phần lưng giúp chị em đỡ đau mỏi lưng vào mỗi buổi sáng trong kỳ nguyệt san.

Tư thế nằm sấp

Nằm sấp khi đến tháng là lựa chọn của nhiều chị em ngày nguyệt san nhằm “chống tràn” vào buổi đêm. Tuy nhiên, tư thế nằm sấp khi ngủ lại dồn áp lực nhiều tới các cơ quan nội tạng có thể khiến chị em bị đau bụng, tức ngực, khó thở khiến giấc ngủ không sâu, bị tỉnh giấc nửa đêm.

Vậy nên, biện pháp cho trường hợp này là dùng chiếc gối mềm mỏng lót dưới phần bụng và ngực để giảm bớt áp lực cho các cơ quan nội tạng, giúp cột sống bên trên không bị uốn cong quá mức.

Tư thế nằm nghiêng

Làm sao để có thể nằm nghiêng nhưng không bị đau lưng khi thức dậy? Rất đơn giản, bạn hãy làm bạn cùng một chiếc ôm trong quá trình ngủ, và nhớ nằm nghiêng xen kẽ cả bên trái và bên phải để cơ thể được phân chia đều lực, không bị dồn lực vào một phía bạn nhé.

☛ Xem thêm: Đau bụng kinh ở vị trí nào?

Kết hợp một số cách khác giúp giảm đau lưng khi tháng

Bên cạnh tư thế nằm, bạn có thể kết hợp thêm một số cách làm khác giúp giảm đau lưng như:

Massage nhẹ nhàng phần lưng

Đây là cách massage, đấm hoặc ấn ray nhẹ nhàng phần lưng để làm giãn cơ lưng giúp giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện bạn có thể kết hợp thêm các loại dầu nóng, rượu gừng… để giúp đạt hiệu quả cao hơn.

Ngồi thẳng lưng và hít thở sâu

Trước khi đi ngủ hãy tập ngồi thẳng lưng và hít thở sâu khoảng 15 phút để phần lưng được căng giãn giúp bước vào giấc ngủ ngon hơn cũng như giảm đau lưng, giảm đau bụng kinh khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.

Hoặc bạn có thể kết hợp việc ngồi thẳng lưng và hít thở sâu hoặc Thiền định trước khi đi ngủ để làm giảm đau lưng.

Chườm nóng lưng

Chườm nóng lưng để giảm đau lưng thực hiện trên nguyên tắc dùng nguồn nhiệt nóng tác động vào phần lưng giúp các cơ lưng được giãn mở, cột sống được thư giản để làm giảm cơn đau lưng khi đến tháng.

Cách thực hiện khá đơn giản, chị em chỉ cần nằm sấp (nhớ kê một chiếc gối mỏng cho phần bụng nhé), sau đó dùng túi sưởi, túi chườm bụng đặt nên phần lưng đến khi có cảm giác nóng và giãn lưng, đỡ đau thì ngừng.

Đối với những người có vấn đề về xương khớp như bệnh đau lưng thì có thể chườm nóng bằng các cây thuốc Nam như cây cúc tần, ngải cứu để làm giảm đau bụng kinh bằng cách: lấy một viên gạch sạch đem đun nóng trên bếp lửa. Sau đó đặt viên gạch nên vị trí nằm đã được xếp sẵn. Dùng cây thuốc nam đặt lên trên viên gạch với một lớp vừa phải (đảm bảo không bị quá nóng lưng). Sau đó nằm lên phía trên sao cho vị trí bị đau tiếp giáp đúng với thuốc Nam.  Mỗi ngày nằm từ 25 – 30 phút.

Tập các động tác duỗi lưng

Các động tác duỗi lưng nhằm mục đích duỗi cơ lưng giúp giảm bớt cơn đau mỏi lưng. Bạn có thể tìm tập nhiều động tác duỗi lưng trong các bài tập Yoga, Zumpa…

Video liên quan

Chủ đề