Bệnh viêm gan mãn tính là gì

Viêm gan là bệnh rất nguy hiểm nếu phát hiện muộn, nhưng lại rất thầm lặng, gây khó khăn cho việc phát hiện sớm.Vì vậy mỗi người chúng ta đều cần có biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn căn bệnh này. Bài viết dưới đây đề cập đến nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm gan hy vọng mang lại cái nhìn tổng quan cho người đọc về căn bệnh này.

Viêm gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan. Nó diễn ra một cách thầm lặng, không có biểu hiện ở giai đoạn đầu mà chỉ khi bệnh đã nặng người bệnh mới thấy rõ triệu chứng. Điều đó khiến cho người bệnh khó có thể chủ động trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Viêm gan có thể khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, hình thành xơ gan, thậm chí là gây ung thư gan dẫn tới tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan. Chúng bao gồm:

Có khá nhiều loại virus gây viêm gan, phổ biến là viêm gan A, B, C, D, E, G. Bên cạnh đó còn có một số loại virus khác như MV, EBV, virus herpes…

  • Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng

Plasmodium falciparum – ký sinh trùng sốt rét và một số loại amip là những kí sinh trùng có khả năng gây viêm gan. Gan bị sưng to và các chức năng của gan như lọc chất độc, dự trữ chuyển hoá của gan bị trì trệ nếu bị nhiễm bệnh.

Là do hệ miễn dịch tấn công vào tế bào gan. Bệnh này ít gặp và chưa xác định được nguyên nhân gây ra viêm gan tự miễn. Trong một số trường hợp bệnh có thể do các chát độc tích tụ trong cơ thể hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc gây ra, nó có thể làm tổn thương gan dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm.

Rượu bia là thức uống có hại gây độc cho gan. Việc lạm dụng bia trong thời gian dài khiến gan bị viêm, bị nhiễm mỡ, tế bào gan bị hoại tử hoặc xơ gan. Những tổn thương do nhiễm độc từ rượu bia và thuốc thường là cấp tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính.

Ở giai đoạn đầu, viêm gan không có triệu chứng rõ ràng. Một số ít xuất hiện triệu chứng với mức độ khác nhau. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan với những biểu hiện như: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, đau khớp hoặc cơ bắp, vàng mắt vàng da, mẩn ngứa phát ban, nước tiểu vàng sẫm…Các dấu hiệu bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn và cơ hội khỏi bệnh càng lớn hơn.

Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị mà sự nguy hiểm của viêm gan có mức độ khác nhau. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị dứt điểm ở giai đoạn đầu. Nhưng khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn sẽ trở nên nguy hiểm bởi sức khoẻ của người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, khó điều trị hơn, thời gian điều trị lâu hơn, tốn nhiều chi phí hơn, có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân do dẫn đến những biến chứng như:

Xơ gan là giai đoạn sau của viêm gan mạn tính, là hậu quả của việc bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng, làm giảm lưu lượng máu qua gan và không thực hiện được chức năng bình thường của gan.

Bệnh viêm gan có thể biến chứng thành ung thư gan vô cùng nguy hiểm

Ung thư gan là bệnh lý khi tế bào gan trở nên bất thường từ viêm gan, ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể lan rộng sang các vùng khác của gan và các cơ quan khác. Ung thư gan có 3 dạng chính: Ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô đường mật, và u nguyên bào gan.

Viêm gan A ít nguy hiểm, không tiến triển thành mãn tính cũng không để lại di chứng nào. Nhưng lại rất khó khăn để chữa khỏi hoàn toàn.

Viêm gan B dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, cũng rất dễ gây đột biến do siêu vi gây bệnh có sức đề kháng mạnh mẽ. Đây là loại viêm gan được đánh giá là nguy hiểm nhất.

Viêm gan C mức độ nguy hiểm nhẹ hơn mặc dù triệu chứng giống như viêm gan B. Người bệnh có nguy cơ bị viêm gan mãn tính, suy gan, xơ gan, ung thư gan thậm chí là tử vong nếu mắc phải viêm gan B hoặc viêm gan C.

Viêm gan D không thể độc lập lây bệnh, mà chỉ những ai đã bị viêm gan B mới có khả năng mắc loại  bệnh này.

Viêm gan E tương đối nguy hiểm vì bệnh gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể.

Viêm gan do lạm dụng bia rượu thuốc lá, viêm gan tự miễn thì không có khả năng lây lan. Nhưng viêm gan do virus thì khả năng lây nhiễm rất cao. Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm viêm gan do virus như:

– Quan hệ tình dục không an toàn

– Dùng chung đồ dùng cá nhân với  người bệnh

– Truyền máu

– Nhiễm HIV

– Truyền từ mẹ sang con

– Sử dụng các loại thuốc có hại cho gan

– Ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng thực phẩm và nguồn nước bị  ô nhiễm

Viêm gan có thể lây từ mẹ sang con trong thai kỳ và cho con bú

Viêm gan thường được chẩn đoán thông qua những lần khám sức khỏe định kì. Có các cách chẩn  đoán như:

Khám lâm sàng: phát hiện những triệu chứng vàng da, vàng mắt, sốt, mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn…

Siêu âm gan: mỗi 6 tháng siêu âm gan 1 lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của gan

Sinh thiết gan: để kiểm tra, chẩn đoán và phân tích những bất thường ở gan

Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan ALT, AST, GGT, ALP

Xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm sinh học phân tử.

Viêm gan ở giai đoạn sớm, cấp tính sẽ được điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Thuốc đặc trị viêm gan hiện nay có interferon, protease có tác dụng kháng virus, nucleoside analogue kháng virus, thuốc ức chế polymerase và một số thuốc khác.

Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối, kháng thuốc, thì biện pháp tối ưu được cân nhắc tới là ghép gan. Tuy nhiện biện pháp này quá tốn kém về chi phí và cũng là thách thức rất lớn với sự thành công.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng những biện pháp hỗ trợ điều trị như:

– Kiêng hẳn rượu bia thuốc lá

– Áp dụng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất

– Nghỉ ngơi nhiều hơn để gan có thời gian bình phục

– Luôn rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ít nhất 20 giây

– Sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm cho bạn tình.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút được chỉ định cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính và một hoặc nhiều trong các thuốc sau:

  • Các bằng chứng trên lâm sàng hoặc sinh thiết về bệnh tiến triển

Ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh tái phát trở lại, đợt tái phát này có thể ở mức độ nặng. Tuy nhiên, điều trị có thể bị dừng lại trong một số trường hợp sau:

  • HBeAg chuyển thành kháng thể kháng HBeAg (anti-HBe).

  • Các xét nghiệm HBsAg trở thành âm tính.

Nhiều loại thuốc kháng vi-rút có hoạt tính chống lại viêm gan B, nhưng hiện tại chỉ có bốn loại được khuyến cáo: entecavir, tenofovir disoproxil fumarate, tenofovir alafenamide, và pegylated interferon-alfa, Và chưa được sử dụng. dài hơn được đề nghị như là điều trị đầu tay vì tăng nguy cơ tác dụng phụ và phát triển kháng thuốc.

Điều trị ưu tiên thường bằng:

  • Loại thuốc kháng vi-rút đường uống, ví dụ như entecavir (chất đồng đẳng nucleoside) hoặc tenofovir (chất đồng đẳng nucleoside)

  • Pegylated interferon alfa

Các thuốc kháng vi-rút đường uống có ít tác dụng phụ và có thể được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gan mất bù. Nhiễm toan lactic là một tác dụng phụ tiềm ẩn, và nồng độ axit lactic nên được kiểm tra nếu có liên quan đến lâm sàng. Đa trị liệu chưa chứng minh được kết quả điều trị tốt hơn so với đơn trị liệu, nhưng các nghiên cứu đang tiếp tục đánh giá tác dụng của hai phương pháp này so với nhau. Bệnh nhân cần được xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu điều trị.

Nếu không phát hiện được HBsAg và sự chuyển đổi trong huyết thanh xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính có HBeAg dương tính thì những bệnh nhân này có thể ngừng thuốc kháng vi-rút. Hầu hết bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính có HBeAg âm tính đều cần dùng thuốc kháng vi-rút suốt đời để duy trì ức chế vi-rút; bản thân bệnh nhân đã hình thành được kháng thể kháng HBeAg, và do đó tiêu chí duy nhất để ngừng điều trị HBV là không còn phát hiện được HBsAg.

Entecavir có khả năng kháng vi-rút cao, và tình trạng kháng thuốc ít xảy ra; đây được coi là thuốc điều trị đầu tay của nhiễm HBV. Entecavir có hiệu quả với các dòng kháng adefovir. Liều 0,5 mg đường uống một lần/ngày; tuy nhiên, những bệnh nhân trước đó đã dùng chất đồng đẳng nucleoside nên dùng liều 1 mg đường uống một lần/ngày. Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Các tác dụng có hại gây nguy hiểm cho bệnh nhân thường không phổ biến, mặc dù an toàn thai kỳ vẫn chưa được xác định.

Tenofovir đã thay thế adefovir (một chất đồng đẳng nucleotide cũ) với vai trò thuốc điều trị đầu tay. Tenofovir là thuốc kháng vi-rút đường uống mạnh nhất của viêm gan B; sự đề kháng của thuốc ở mức tối thiểu. Thuốc có ít tác dụng phụ. Có hai dạng chính tenofovir:

  • Tenofovir disoproxil fumarate (TDF)

  • Tenofovir alafenamide (TAF), loại thuốc mới

Liều dùng TDF là 300 mg đường uống một lần/ngày; có thể phải giảm tần suất sử dụng thuốc nếu độ thanh thải creatinine giảm. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm bệnh thận, hội chứng Fanconi và nhuyễn xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ suy thận, cần kiểm tra độ thanh thải creatinin, phosphat huyết thanh, và glucose nước tiểu hàng năm. Các xét nghiệm về mật độ xương ở thời điểm ban đầu và trong quá trình điều trị nên được xem xét nếu bệnh nhân có tiền sử gãy xương hoặc nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Liều dùng TAF là 25mg đường uống một lần/ngày; cần chỉnh liều nếu độ thanh thải creatinine giảm. TDF và TAF tương tự nhau về hiệu quả, nhưng TAF an toàn hơn ở bệnh nhân khi có độc tính với thận hoặc mật độ xương. Creatinine huyết thanh và phốt pho, độ thanh thải creatinin, và glucose và protein nước tiểu nên được kiểm tra trước khi bắt đầu và trong khi điều trị.

Pegylated interferon-alpha có thể được sử dụng thay vì interferon-alpha. Liều pegylated interferon alfa thường dùng là 180 mcg đường tiêm một lần/tuần trong 48 tuần. Tác dụng có hại của thuốc tương tự như interferon-alpha nhưng có thể ít nghiêm trọng hơn. Hơn 40% bệnh nhân được điều trị bằng pegylated interferon alfa báo cáo sự mệt mỏi, sốt, đau cơ và đau đầu. Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác bao gồm rối loạn cảm xúc, giảm tế bào chất và rối loạn tự miễn dịch.

Chống chỉ định của pegylated interferon-alpha bao gồm:

Các xét nghiệm sau đây nên được sử dụng để theo dõi bệnh nhân được điều trị bằng pegylated interferon alfa:

  • Công thức máu (hàng tháng hoặc mỗi 3 tháng)

  • Nồng độ TSH (mỗi 3 tháng)

  • Theo dõi lâm sàng các biến chứng tự miễn, thiếu máu, thần kinh và các biến chứng nhiễm trùng

  • Nồng độ axit lactic nếu có liên quan đến lâm sàng

  • Xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu điều trị

Liệu pháp kháng vi-rút (adefovir, lamivudine, telbivudine, interferon alfa) có thể được xem xét nếu không có thuốc trên.

Adefovir là một nucleotide tương tự. Liều dùng là 10 mg uống một lần mỗi ngày. Đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên hàng đầu vì suy thận và toan lactic là những nguy cơ.

Lamivudine (một chất đồng đẳng nucleoside) không còn được coi là điều trị đầu tay của nhiễm HBV vì nguy cơ kháng thuốc cao hơn và hiệu quả thấp hơn các thuốc kháng vi-rút mới. Liều 100 mg đường uống một lần/ngày; thuốc có ít tác dụng phụ hơn.

Telbivudine là một chất đồng đẳng mới của nucleoside có hiệu quả và hiệu lực của thuốc cao hơn lamivudine nhưng cũng có tỷ lệ kháng thuốc cao; thuốc không được coi là điều trị đầu tay. Liều dùng 600 mg đường uống một lần/ngày.

Interferon alfa có thể được sử dụng nhưng không còn được coi là điều trị đầu tay và thường được thay thế bằng pegylated interferon alfa.

Ghép gan Ghép gan nên được cân nhắc đối với bệnh gan giai đoạn cuối do HBV. Ở những bệnh nhân bị nhiễm HBV, sử dụng kéo dài các thuốc kháng vi-rút ưu tiên đường uống và việc sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong thời gian ghép đã giúp cải thiện kết quả điều trị sau ghép gan. Khả năng sống là tương đương hoặc tốt hơn so với các chỉ định điều trị khác, và nguy cơ tái phát của viêm gan B được giảm thiểu.

  • 1. Terrault NA, Lok ASF, McMahon BJ, et al: Update on prevention, diagnosis, and treatment of chronic hepatitis B: AASLD 2018 hepatitis B guidance. Hepatology 67 (4):1560-1599, 2018. doi: 10.1002/hep.29800.

Video liên quan

Chủ đề