Vì sao có hiện tượng vòi rồng

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại cảnh vòi rồng lớn xuất hiện giữa đám mây đen cao hàng trăm mét. Vòi rồng này được người người dân đứng trên thuyền ghi lại tại cửa biển Trần Để, tỉnh Sóc Trăng.

Hình ảnh về vòi rồng lớn xuất hiện khiến không ít cư dân mạng đưa ra những ý kiến bình luận trái chiều, thậm chí còn cảm thấy sợ hãi.

Vòi rồng xuất hiện tại Sóc Trăng gây xôn xao (Ảnh cắt từ clip).

Trước clip xôn xao cộng đồng mạng, chiều ngày 8/6 trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, đại diện của trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết: “Tại trạm khí tượng Sóc Trăng thuộc tổng cục Khí tượng Thủy văn không quan sát được hiện tượng này.

Tuy nhiên, qua báo cáo từ địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng, trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia đã nắm được tình hình về trận lốc xoáy mạnh xảy ra ở cửa biển Trần Đề, Sóc Trăng.

Trước đó, không chỉ ở Sóc Trăng mà tại một số trạm khí tượng ở Kiên Giang, Hải Phòng,… cũng đã quan trắc được hiện tượng vòi rồng”.

Lý giải về hiện tượng vòi rồng xuất hiện, vị đại diện của trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết thêm: “Vòi rồng là một hiện tượng khí tượng tự nhiên hình thành khi trong bầu khí quyển có những xáo trộn không khí mạnh, thường xuất hiện trong các cơn dông mạnh hoặc trước khi bão xuất hiện và hoàn toàn không liên quan đến những cái gọi là điềm báo.

Clip: Xuất hiện vòi rồng hút nước từ hồ thủy điện lên trời ở Quảng Trị

Vòi rồng hay còn gọi là lốc xoáy với gió xoáy rất mạnh, với đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất hoặc mặt biển lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên thường gọi là “vòi rồng”.

Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách xa sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.

Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia cho hay vòi rồng hoàn toàn không liên quan đến cái gọi là điềm báo.

Nhìn từ xa, vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vòi rồng xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts).

Vòi rồng là một xoáy khí nhỏ nhưng cực mạnh, hình thành khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển ở dưới một khối không khí lạnh khô, có khả năng làm xuất hiện những xoáy khí. Nếu xoáy khí này có áp suất trung tâm rất thấp nghĩa là vật chất trong tâm xoáy rất loãng thì không khí nóng, ẩm ở phía dưới bị hút lên tạo thành một cái vòi chuyển động xoáy rất mãnh liệt. Đó là nguyên nhân phát sinh vòi rồng.

Ở nước ta, vòi rồng và dông tố thường xuất hiện vào các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ, vòi rồng, dông tố không những xảy ra trong các tháng mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4, tháng 5), mỗi khi có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới.

Ở Nam Bộ, vòi rồng thường xảy ra trong giai đoạn mùa mưa khi gió mùa tây nam phát triển nhưng số lần xảy ra hiện tượng vòi rồng ít hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ”.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng lốc cuốn vòi rồng…

Gió rồng cuốn dân gian gọi là “rồng hút nước” (vòi rồng). Đó có thể là vì ngoại hình của nó giống như con rồng trong chuyện thần thoại, từ trên trời cúi xuống hút nước dưới đất lên.


Trên thực tế nó giống như một cái phễu lớn, là cột không khí hình trụ quay tròn dữ dội. Phần trên của gió rồng cuốn tiếp giáp với mây, phần dưới có thể nằm trên không trung, có lúc tiếp giáp với mặt đất, gọi là rồng hút đất, nếu tiếp giáp với nước gọi là rồng hút nước.
Có lúc cùng một đám mây xuất hiện hai vòi cuốn, vừa quay tròn vừa tiến lên phía trước.
Gió rồng cuốn rất nguy hiểm, tốc độ gió thường từ mấy chục mét đến trăm m/s, cần nhớ rằng gió cấp 12 mới chỉ là 33 m/s. Do đó sức phá hoại của gió rồng cuốn lớn đến kinh người. Có một lần gió rồng cuốn đã tấn công vào vùng phố Đông, khu quân sự và ngoại ô phía tây Thượng Hải. Lần đó nó đã cuốn đi một xitéc đựng dầu nặng 110 tấn, cao bằng tòa nhà ba bốn tầng lên cao 15 m, đi xa hơn 120 m.
Khi nó đi qua một trường học đã làm sập khu giảng đường bằng bê tông cốt thép cao bốn tầng, một ký túc xá hai tầng bị phá hủy triệt để.
Phạm vi gió rồng cuốn nói chung không vượt quá 1 km. Đường kính của nó thông thường từ 25 - 100 m, đường đi kéo dài không quá 100 - 1000 m. Nó bỗng nhiên xuất hiện, bỗng tan ngay trong vòng mấy phút, lâu nhất không quá mấy giờ. Đường đi của nó ngắn nhất chỉ 30 m, dài nhất chỉ mấy trăm mét.
Gió rồng cuốn (vòi rồng) được hình thành như thế nào?
Cái nôi sinh ra gió rồng cuốn là phía dưới những đám mây giông.
Bên bờ sông nước chảy xiết về phía trước, bạn có thể nhìn thấy khi gặp một khúc gỗ hay cột cầu chặn lại, tốc độ dòng chảy bỗng nhiên thay đổi, dòng nước xoáy tròn thành xoáy ốc. Tương tự, gió rồng cuốn là vòng xoáy của không khí.
Trong những đám mây giông phát triển nhanh, không khí nhiễu động rất mạnh, nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió và tốc độ gió trong đó chênh lệch rất lớn, gây nên gió rồng cuốn. Ví dụ khi luồng khí trượt xuống phía dưới thường tốc độ gió mạnh từ cấp 8 trở lên, còn tốc độ gió bốc lên chỉ đạt cấp 3 - 4, nó khiến cho không khí trong đám mây giông trở nên hỗn loạn, sản sinh ra xoáy. Khi dòng xoáy phát triển đến một mức độ nhất định thì sẽ hình thành gió rồng cuốn.
Lại ví dụ khi nhiệt độ tầng trên và tầng dưới chênh lệch lớn, như ở mặt đất nhiệt độ trên 20°C, còn nhiệt độ phía dưới đám mây giông giảm đến 10°C, ở độ cao 4000 m nhiệt độ 0°C, ở 8000 m là -30°C. Lúc đó luồng không khí lạnh chảy xiết xuống dưới, không khí nóng bốc lên mạnh, không khí giữa hai tầng trên dưới nhiễu động liên tục sẽ hình thành nhiều dòng xoáy, đó là điều kiện hình thành gió rồng cuốn.
Vì vậy gió rồng cuốn thường phát sinh vào mùa quá độ từ xuân sang hè, hoặc từ hè sang thu và phát sinh cùng với sự hình thành những đám mây giông mạnh mẽ.


 

Vòi rồng (lốc xoáy) là gì?

Vòi rồng hay còn gọi là lốc xoáy là tên gọi dùng để chỉ một hiện tượng gió xoáy tuy mạnh nhưng có phạm vi đường kính nhỏ, hút từ bề mặt mặt đất hoặc mặt biển lên đám mây vũ tích, tạo thành hình cái phễu, có kèm theo sấm sét.

Vì vòi rồng có hình dáng kỳ lạ tương tự như cái vòi từ trên trời thò xuống nên được người dân đặt là "vòi rồng". Vòi rồng thường phát triển từ một cơn dông, từ một cơn bão hoặc từ một dải gió giật mạnh.

Vòi rồng hình thành như thế nào?

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, xoáy khí xuất hiện khi một khối không khí nóng và ẩm xung đột với khối không khí lạnh và khô bên trên. Tuy nhiên, nếu như xoáy khí có áp suất trung tâm thấp đồng nghĩa với vật chất trong tâm xoáy loãng khiến cho không khí nóng ẩm bị hút lên trên và hình thành nên vòi xoáy có chuyển động mạnh mẽ, từ đó tạo nên vòi rồng.

Các loại vòi rồng

Căn cứ vào vị trí và quá trình hình thành, vòi rồng được chia thành 2 loại là:

Vòi rồng lửa

Vòi rồng lửa là hiện tượng rất hiếm khi xuất hiện. (Ảnh: ABC)

Vòi rồng lửa là một hiện tượng rất hiếm khi xuất hiện. Nó chỉ hình thành khi trong không khí có chứa các khí dễ cháy hoặc nhiệt độ ngoài trời quá cao kết hợp với gió xoáy. Xét về mức độ thiệt hại, vòi rồng lửa có sức công phá lớn hơn vòi rồng nước rất nhiều. Từ những lần xuất hiện vòi rồng lửa, các chuyên gia ghi nhận được chúng cóđường kính tới vài mét, độ cao từ 10 đến 50m, thậm chí có lúc cao tới hàng km.

Sở dĩ vòi rồng lửa có thể bốc lên cao như vậy là do các dòng xoáy khí rút oxy vào cung cấp cho lõi lửa. Nhiệt độ của lõi lửa này vô cùng cao, có thể lên tới hơn 1.000 độ C. Với nhiệt độ cao như vậy, vòi rồng lửa sẽ đốt cháy bất cứ thứ gì trên đường đi của nó chỉ trong nháy mắt. Cách duy nhất để dập tắt được vòi rồng lửa là ngăn chặn nguồn cung cấp oxy của nó.

Vòi rồng nước

Vòi rồng nước hình thành do cột khí xoáy hút nước từ mặt đất lên hoặc hình thành trên mặt nước. Loại vòi rồng này chủ yếu là hơi nước, giống như một cột nước bốc lên cao. Vòi rồng nước có thể đạt tốc độ sức gió lên tới 200km/h. Với tốc độ như vậy, chúng có thể cuốn cả người, bẻ cong thuyền, hút cả cá và sinh vật trên biển lên cao rồi mang theo tới hàng dặm đường.

Vòi rồng thường phát triển từ một cơn dông, bão hoặc dải gió mạnh. (Ảnh: NP)

Mức độ mạnh của vòi rồng

Các chuyên gia khí tượng thủy văn đã phân loại độ mạnh của vòi rồng thành các cấp độ từ F0 đến F5. Theo đó, các cấp độ từ 0 đến 5 cũng thể hiện mức độ phá hủy tăng dần từ thấp đến cao. Cụ thể là:

- F0: Là loại vòi rồng (lốc xoáy) có cường độ khá yếu, với tốc độ gió chỉ rơi vào khoảng 64 đến 116km/h. Đối với mức độ này, lốc xoáy F0 chỉ gây ra các thiệt hại nhẹ như gãy cành cây.

- F1: Lốc xoáy với cường độ trung bình có thể lật một chiếc ô tô, lật mái nhà, làm đổ cột đèn. Tốc độ gió của lốc xoáy F1 từ 117 đến 180km/h.

- F2: Đây là loại vòi rồng có thể gây ra thiệt hại đáng kể như thổi bay mái nhà, bật gốc cây và thậm chí là lật cả toa tàu chở hàng. Tốc độ của lốc xoáy F2 rơi vào khoảng từ 181 đến 253km/h.

- F3: Là loại vòi rồng có cường độ khá mạnh có thể khiến cho cây to bật gốc, lật mái nhà, đổ tường. Tốc độ gió của loại lốc xoáy này đạt tới 254 đến 332km/h.

- F4: Là loại vòi rồng có thể phá hủy các ngôi nhà có kết cấu không vững, thổi bay cả ô tô. Tốc độ gió của nó đạt từ 333 đến 418km/h.

- F5: Đây là loại vòi rồng có sức hủy diệt mạnh mẽ nhất, nó có thể dễ dàng thổi bay các ngôi nhà kiên cố, bật gốc cổ thụ và ném bay một chiếc ô tô xa tới hàng trăm mét. Tốc độ gió của nó từ 419 đến 512km/h.

Theo nhận định từ các chuyên gia, lốc xoáy kéo dài từ vài giây cho tới hơn một tiếng, nhưng đa số là khoảng 10 phút đổ lại. Tuy nhiên trong lịch sử đã ghi nhận có rất nhiều cơn lốc xoáy có thời gian kéo dài rất lâu.

Ở Việt Nam, vòi rồng thường xuất hiện ở đâu? Vào lúc nào?

Mới đây, vòi rồng đã xuất hiện tại biển Nha Trang. Ảnh do người dân ghi lại

Tại Việt Nam, vòi rồng thường xuất hiện vào mùa hè. Ở nước ta, năm nào cũng xuất hiện vòi rồng tuy nhiên có năm nhiều và có năm ít. Ở khu vực Bắc Bộ, vòi rồng không chỉ xảy ra vào mùa hè mà còn xuất hiện ở những tháng chuyển từ đông sang hè như tháng 4 hoặc 5. Nguyên nhân là do ở thời điểm này thường xuất hiện các đợt không khí lạnh. Tại Nam Bộ thì số lần xảy ra vòi rồng sẽ ít hơn Bắc Bộ và Trung Bộ.

Mới đây nhất, vào ngày 7/9 vừa qua, hiện tượng vòi rồng đã xuất hiện trên biển Nha Trang. Đó là một luồng xoáy khí cao tới hàng trăm mét từ trên trời đâm thẳng xuống mặt biển để hút nước tạo thành vòi rồng nước.

Vòi rồng ở Nha Trang diễn ra trong khoảng 4 phút, đã được rất nhiều người dân sống gần đó ghi lại bằng điện thoại. Theo các chuyên gia, hiện tượng này xảy ra do khi đó trời có mưa.

Vào ngày 22/8 trước đó, tại Bến Tre, hiện tượng vòi rồng cũng xuất hiện và quét qua địa bàn xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại và huyện Ba Tri khiến cho 142 căn nhà bị sập, làm bị thương 8 người và khiến nhiều cây xanh, cột điện bị gãy đổ.

Những trận vòi rồng lớn nhất trên thế giới

Dưới đây là một số trận vòi rồng lớn trên thế giới đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản:

- Vào ngày 6 tháng 5 năm 1840, trận lốc xoáy có tên Natchez xuất hiện tại 2 bang Louisiana và Mississippi ở Mỹ đã làm cho 317 người thiệt mạng cùng 109 người bị thương. Tuy nhiên, số liệu thống kê này chưa bao gồm những nô lệ thời đó.

- Ngày 27 tháng 5 năm 1896, trận lốc xoáy có tên gọi St. Louis đã xảy ra tại Illinois và Missouri ở Mỹ và cướp đi sinh mạng của 255 người, đồng thời khiến cho 1.000 người khác bị thương.

Vòi rồng với tốc độ gió mạnh có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. (Ảnh: Bankrate)

- Vào ngày 18 tháng 3 năm 1925, tại 3 bang Illinois, Missouri, Indiana ở Mỹ đã xuất hiện cùng lúc tới 7 cơn lốc xoáy. Những cơn lốc xoáy với tốc độ gió lên tới hơn 400km/h đã khiến cho 740 người thiệt mạng và 2.027 người bị thương, đồng thời phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng.

  • Video 'lốc xoáy muỗi' đen kịt bầu trời tại Nga

  • Clip: Xem lốc xoáy tuần lộc khổng lồ ở Bắc Cực

- Ngày 6 tháng 4 năm 1936, cơn lốc xoáy với tên gọi Gainesville đã bất ngờ xuất hiện tại Gainesville, Georgia, Mỹ và khiến cho 203 người chết, 1.600 người bị thương, phá hủy 4 tòa nhà cùng 750 ngôi nhà.

- Ngày 9 tháng 4 năm 1947, một trận vòi rồng có tên Woodward đã càn quét nhiều khu vực tại bang Texas, Kansas và Oklahoma ở Mỹ khiến cho 181 người thiệt mạng và 970 người bị thương.

- Ngày 3 tháng 4 năm 1974, một trận lốc xoáy là tập hợp của 148 cơn lốc xoáy nhỏ đã khiến cho 315 người chết từ phía bắc Alabama cho đến Ohio của Mỹ.

Những điều nên và không nên làm khi xuất hiện vòi rồng

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã kết luận rằng trước khi vòi rồng xuất hiện sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như sắc trời chuyển sang màu đen, mây xoắn lại với nhau tạo thành một hình nón và di chuyển rất nhanh. Ngoài ra, đôi khi lốc xoáy còn xuất hiện cùng với tiếng gầm rú đáng sợ.

Vậy khi xuất hiện vòi rồng, chúng ta nên và không nên làm gì:

Hình ảnh vòi rồng xảy ra tại Mỹ. (Video: The Guardian)

Nên làm

- Bạn cần chú ý theo dõi các thông tin cảnh báo và quan sát các dấu hiệu báo hiệu lốc xoáy như nêu trên.

- Đặc biệt, chúng ta cần tìm chỗ nấp an toàn ở trong nhà, nếu ở bên ngoài cần tránh dưới vật nặng và giữ nó thật chặt.

- Hãy tìm những chỗ an toàn của các công trình kiên cố như tầng hầm hoặc tầng trệt.

- Cần đảm bảo ngắt hết các nguồn điện để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn hoặc điện giật.

- Nếu đang đi trên đường bất ngờ gặp vòi rồng hãy nhanh chóng nhảy xuống hố, cống hoặc nằm sát xuống đường và tìm nơi đất trũng thấp để ẩn nấp.

Không nên làm

- Không đứng trú hoặc đứng gần các cây to, cột điện hoặc nhà không vững chãi...để tránh bị đè bẹp.

- Không đứng gần cửa sổ, cửa ra vào và tường ngoài của căn nhà.

- Không đứng gần nóc nhà.

- Tuyệt đối không chạy cùng hướng với đường đi của vòi rồng.

Clip: Vòi rồng siêu dài uốn lượn trên bầu trời Canada

Video liên quan

Chủ đề