Vì sao chai tay cắt đi lại mọc lên

ThS. BS. Nguyễn Thị Trà My

Phó trưởng phòng khám Da Liễu - Bệnh viện Trường ĐHYD Huế

Hạt cơm, mắt cá và chai chân ở lòng bàn chân là 3 chẩn đoán có biểu hiện khác nhau về mặt lâm sàng, tuy nhiên cả ba cùng có chung đặc điểm khiến bệnh nhân khó chịu là gây đau hoặc cảm giác thốn tại vị trí có tổn thương khi đi lại. Bệnh nhân đến khám đa phần đều nhầm lẫn ba bệnh lý này với chẩn đoán “sạn lòng bàn chân” và trên thực tế không tồn tại hạt sạn nào trong lòng bàn chân cả. Vậy để hiểu đúng về ba bệnh lý trên cũng như lựa chọn hướng xử trí hiệu quả, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Trà My – Phó trưởng bộ môn Da Liễu, Trường Đại Học Y Dược Huế chia sẻ đến chúng ta những thông tin hữu ích sau:

Vì sao chai tay cắt đi lại mọc lên

Trước hết, chúng ta cần hiểu về bản chất của ba bệnh lý trên:

- Bệnh hạt cơm lòng bàn chân còn được gọi là mụn cóc lòng bàn chân do virus sinh u nhú có tên HPV gây nên. Do da ở lòng bàn chân dày và chịu lực tì đè thường xuyên nên tổn thương hạt cơm ở vị trí này có khuynh hướng lún sâu vào da chứ không nổi gờ lên như các vị trí khác trong cơ thể. Đặc điểm nhận diện tổn thương này là bề mặt có các chấm đen nhỏ là các điểm tắt mạch của các nhú bì trong da và tổn thương có thể lây lan nhanh trong thời gian ngắn làm tăng số lượng tổn thương từ một tổn thương ban đầu.

- Bệnh mắt cá chân và chai chân có chung đặc điểm là sự dày sừng khu trú ở lòng bàn chân ở những vị trí tì đè, chịu lực mạnh trong thời gian dài. Nếu lực tác động trên diện rộng thì sẽ gây ra tổn thương chai chân, ngược lại nếu lực tác động trên diện tích nhỏ thì gây ra tổn thương mắt cá chân. Về biểu hiện lâm sàng, mắt cá chân khá giống với hạt cơm lòng bàn chân, chỉ khác là không có các chấm đen nhỏ trên bề mặt, khi lấy sạch tổn thương thì có khối nhân rắn chắc ở trung tâm khá giống mắt con cá nên được gọi là “mắt cá”. Chai chân là mảng da dày diện rộng có thể dễ dàng phân biệt với 2 tổn thương trên. Nguyên nhân của hai bệnh lý này không do HPV mà do thói quen giày dép (như mang giày cao gót làm trọng lương cơ thể không rơi xuống gót chân mà chuyển sang vùng da phía trước của bàn chân), lao động, các bệnh lý gây biến dạng xương làm điểm tì đè chịu lực không rơi xuống vị trí bình thường khiến các vùng da này xuất hiện hiện tượng tăng sừng để bù trừ. Các tổn thương này xuất hiện từ rất lâu mà không có triệu chứng nào cho đến khi sự sừng hoá làm vùng da mất sự đàn hồi, tì đè vào mô thần kinh gây cảm giác đau thốn khi đi lại.

Trên thực tế lâm sàng, không ít trường hợp bệnh viện tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân xử trí không đúng như: dùng hương nhang để châm vào vị trí tổn thương, dùng bấm móng tay khoét sâu vào tổn thương… Kết quả dẫn tới làm lan rộng tổn thương hoặc tổn thương bị nhiễm trùng, không những không giúp cải thiện triệu chứng mà còn làm nặng hơn tình trạng ban đầu. Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám và yêu cầu bác sĩ cắt bỏ tổn thương trong khi chưa biết rõ bản chất tổn thương là gì. Có những trường hợp hạt cơm lòng bàn chân được chẩn đoán nhầm với mắt cá chân và sau khi làm thủ thuật cắt bỏ tổn thương, virus phát tán rộng hơn làm xuất hiện hàng chục tổn thương mới ngay tại mép vết cắt và vùng da xung quanh. Cũng có trường hợp bệnh nhân chai chân đã điều trị cắt bỏ vùng da chai đến 3 lần nhưng vẫn than phiền về triệu chứng đau lúc đi lại ở vị trí đã cắt.

Vì sao chai tay cắt đi lại mọc lên

Vậy biện pháp điều trị nào sẽ tối ưu cho mỗi bệnh lý? Sau khi đã được làm rõ chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa, chúng ta đã phần nào hiểu rõ bản chất và đặc điểm của mỗi bệnh và sẽ có cách điều trị riêng cho từng bệnh. Nhìn chung, điều trị chủ yếu là bằng các phương pháp nội khoa, giúp bệnh nhân thuận tiện cho việc sinh hoạt và quay trở lại ngay với công việc mà không mất thời gian nghỉ dưỡng, chăm sóc.

- Hạt cơm lòng bàn chân có thể tự khỏi, nó phụ thuộc vào miễn dịch của từng cá nhân – tuy nhiên đây là yếu tố không thể tiên đoán trước. Nếu tổn thương tồn tại dai dẳng kèm theo triệu chứng cơ năng khó chịu cũng như nổi thêm các tổn thương mới thì tốt nhất bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Những biện pháp hiệu quả dành cho hạt cơm gồm áp ni tơ lỏng, đốt điện, chấm axit tricloacetic… Trong đó với đặc điểm vùng điều trị là bàn chân, cần cho quá trình sinh hoạt đi lại, biện pháp áp ni tơ lỏng được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Với ưu điểm không tiêm thuốc tê, không có vết thương nên không cần chăm sóc sau điều trị cũng như không cần dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn cho vết thương, thời gian điều trị ngắn chỉ 5-10 phút, bệnh nhân có thể đi lại bình thường ngay sau điều trị, không để lại sẹo và ni tơ là chất hoàn toàn an toàn với sự dung nạp tốt cho tất cả bệnh nhân. Đồng thời với trường hợp tổn thương nhiều thì đây càng là lựa chọn thích hợp. Kỹ thuật này chỉ có nhược điểm là để hết sạch tổn thương cần một vài lần điều trị.

- Mắt cá chân và chai chân do nguyên nhân là điểm chịu lực tì đè rơi vào vị trí khác thường nên cần giải quyết nguyên nhân để hạn chế làm nặng bệnh cũng như tái phát sau điều trị. Chỉ cần gọt bỏ khối dày sừng và loại bỏ nhân mắt cá chân là có thể giúp bệnh cải thiện. Cũng có thể phối hợp với ni tơ lỏng để giúp cho sự bong tróc của lớp dày sừng này nhanh hơn và ức chế sự sừng hoá mới. Những biện pháp hỗ trợ gồm: thiết kế giày dép phù hợp cho những bàn chân này, dép có bề mặt bằng phẳng không có độ dốc kèm đế mềm, tấm đệm ở vùng chai chân, ngâm chân và gọt thường xuyên, thoa các chất làm mềm da hoặc tiêu sừng… Ngoại khoa được đặt ra cho những trường hợp bất thường trục xương cần có sự chỉnh trục để cho điểm tì đè của trọng lực về vị trí bình thường.

Hiện tại, phòng khám Da Liễu - Bệnh viện Đại Học Y Dược Huế có đầy đủ các phương tiện kỹ thuật cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có thể khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho mỗi đối tượng bệnh nhân dựa vào sự thăm khám kỹ lưỡng và sự tận tình trong tư vấn.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có vấn đề với ba bệnh lý này: tầng 3 – toà nhà 51 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.

Tuy nhiên, chai chân cũng có thể do nhiễm virut ký sinh và khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhói.

Nguyên nhân do đâu?

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dày sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa. Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Chai thường xuất hiện ở tay, chân. Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động. Còn thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày.

Chai chân còn gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân hoặc do tính chất di truyền. Ngoài nguyên nhân do cọ xát, tiếp xúc nói trên, chai còn là hậu quả của một lần nhiễm khuẩn khiến cho chai có nhân ở giữa (nhân này có thể là dị vật như mảnh vụn của gỗ, cát... nhưng cũng có khi là tác nhân gây viêm). Nhân của chai có chứa huyết thanh và gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi tới mức không chịu đựng nổi. Những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường bị nhiễm khuẩn khi bị chai chân.

Chai chân do virut ký sinh nếu không điều trị sẽ không mất đi mà tăng kích thước, xâm lấn sang xung quanh và lây lan ra vùng khác. Chai do virut gặp ở mọi vị trí ở gan bàn chân, gan bàn tay.

Vì sao chai tay cắt đi lại mọc lên

Chai là một vùng da bị hóa sừng do quá sản các lớp thượng bì.

Tại sao dễ tái phát?

Nguyên do thường không được tư vấn cụ thể cách loại trừ nguyên nhân gây ra chai do tỳ đè hay do virut. Để tránh sự tái phát này cần chẩn đoán chính xác là chai chân, tay sừng hóa do tiếp xúc hay do virut. Nếu do tiếp xúc gây sừng hóa - chai chân thì nên loại bỏ các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân đè ép do tiếp xúc. Còn chai do virut gây ra thường cần sử dụng dao điện khi cắt đốt để tiêu diệt rộng các tế bào xung quanh khối xơ chai chân khi bóc (các tế bào có thể chứa virut).

Về điều trị

Chai chân có thể điều trị dứt điểm nếu tìm được chính xác nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, do dị vật thì chỉ cần loại bỏ được dị vật, điều trị dứt điểm nhiễm khuẩn, vết chai sẽ mất dần. Nếu nguyên nhân chai chân là do giày dép thì nên đi giày chỉnh hình bằng mút để phân bố lại lực tì đè của bàn chân cho hợp lý. Không nên đi những đôi giày quá chật so với chân, mũi giày quá nhỏ, gót quá cao. Nếu chai chân do dị tật bàn chân, khi được chỉnh hình, bệnh sẽ cải thiện đáng kể. Trường hợp do di truyền, bệnh nhân sẽ phải chấp nhận sống chung với chai chân và chỉ có thể làm giảm sự khó chịu bằng cách bạt mỏng khi lớp sừng quá dày bằng cách ngâm nước muối ấm cho mềm da và dùng dao gọt bỏ lớp sừng sau khi đã bôi vào đó một dung dịch chuyên tẩy da chết. Can thiệp ít xâm lấn được áp dụng khi các biện pháp không hiệu quả. Dùng laser, dùng nitơ lỏng bôi vào hạt chai chân, thậm chí cắt, bóc bỏ chai chân. Nếu mắt cá, chai chân do xương chồi - thừa tì đè thì cần cắt bỏ bớt mỏm xương thừa, chai chân.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do chai chân tay rất dễ tái phát, vì thế, sau khi điều trị, bệnh nhân cần tránh đi những đôi giày quá chật, quá cao, mũi nhỏ... để tránh những điểm tì quá mạnh. Nếu bàn chân đã có chai chứa nhân, thay vì đi giày, nên thay bằng đi dép xăng đan... Ngoài ra, bạn có thể thoa dầu dừa, ôliu, thầu dầu lên lớp sần thường xuyên trong ngày hoặc cũng có thể dùng nước cốt chanh thấm vào bông gòn bôi vào chỗ sần đó; đắp mặt nạ bột nghệ và mật ong cho chỗ chai và hãy nhớ rằng, bôi thêm kem dưỡng da có chứa thành phần dầu vaselin hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó mỗi tối trước khi đi ngủ vào chỗ chai chân đó.


BS. Vũ Thu