Ví dụ về chức năng khái quát hóa của ngôn ngữ

Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải PhòngTâm lí học đại cươngVí dụ người Miền Nam phát âm khác người Miền Bắc, khác người Miền Trung.6.2. Chức năng của ngôn ngữ6.2.1. Chức năng chỉ nghĩa− Chức năng chỉ nghĩa là hoạt động ngôn ngữ luôn đảm bảo nghĩa khách quan do xãhội quy định.− Chức năng chỉ ý là hoạt động ngôn ngữ luôn chuyển tải ý chủ quan của người nói tớingười nghe.6.2.2. Chức năng truyền thông (thông báo)Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp với người khác, truyền tin, thông báo chonhau nội dung công việc, nhu cầu, cảm xúc, tình cảm…Trong quá trình truyền thông, ngônngữ đóng vai trò chính.6.2.3. Chức năng khái quát hoáNgôn ngữ không những có thể chỉ một sự vật, hiện tượng riêng lẻ mà còn có thể chỉmột nhóm các sự vật, hiện tượng có chung những thuộc tính bản chất. Vì thế, ngôn ngữđóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và giao tiếp.Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chât khái quát và không thể tự diễn ra, màphải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ. Ở đậy ngôn ngữ vừa là công cụ để hoạtđộng trí tuệ vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, làm cho hoạt độngtrí tuệ không bị lặp lại, gián đoạn mà liên tục phát triển.6.3. Hoạt động lời nóiHoạt động lời nói là một quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt và tiếpnhận kinh nghiệm xã hội lịch sử hay để thiết lập sự giao tiếp, để lập kế hoạch hành động.Lời nói không chỉ là phần âm thanh nghe được, phần âm thanh này chỉ là kết quả củamột quá trình hoạt động có sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một mục đích nào đó của conngười.Lời nói không có mục đích tự thân nó bị chi phối bởi động cơ và mục đích của hoạtđộng chung.6.4. Các loại lời nóiCó nhiều cách phân loại lời nói. Dựa vào hình thái tồn tại của lời nói được chiathành lời nói bên ngoài và lời nói bên trong.6.4.1. Lời nói bên ngoàiLời nói bên ngoài là lời nói tồn tại dưới dạng vật chất là âm thanh và vật chất hóa làchữ viết. (lời nói bên ngoài dùng để khái quát hóa hiện thực và giao tiếp với người khác)Lời nói bên ngoài có tính vật chất hay vật chất hóa, tính triển khai mạnh, tính dưthừa thông tin.63/91 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải PhòngTâm lí học đại cươngDựa vào tính chất giao tiếp lời nói miệng và lời nói viết chia thành lời nói đối thoạivà lời nói độc thoạiLời nói đối thoại có trước, tiếp đến lời nói độc thoại và sau cùng là lời nói viết.a) Lời nói đối thoại là lời nói giữa hai hay một số người với nhau, có tính chất rútgọn, thường gắn với tình huống, ít có tính chủ ý và thường bị động, ít có tính tổ chức, cấutrúc lời nói không chặt chẽ.b) Lời nói độc thoại là lời nói của một người còn những người khác là người đọc hayngười nghe. Ví dụ lời phát biểu của đại biểu trong buổi họp.+ Lời nói độc thoại có tính triển khai mạnh+ Có tính chủ ý và tính chủ động rõ ràng+ Có tính tổ chức cao (có chương trình, kế hoạch, nội dung…)Chú ý: Khi sử dụng lời nói đối thoại cần chú ý giọng nói, cần kết hợp cử chỉ, điệu bộđể tăng hiệu quả nội dung truyền đạt.c) Lời nói viết là lời nói hướng vào người khác, được biểu hiện bằng các ký hiệu,chữ viết và được tiếp nhận bằng cơ quan phân tích thị giác.+ Lời nói viết có tính triển khai mạnh+ Tính chủ ý, chủ động và tính tổ chức rất cao và chặt chẽ.6.4.2. Lời nói bên trongĐây là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chủ thể. Lời nói bêntrong là vỏ từ ngữ của tư duy, của ý thức, giúp con người tự điều khiển, tự điều chỉnh mình.Lời nói bên trong có thể biểu hiện qua lời nói thầm (tự thân), không phát ra âm thanh, rútgọn và cô đọng.− Đặc điểm của lời nói bên trong+ Có tính rút gọn cao (cả câu được rút gọn lại một từ)+ Có tính vị thể+ Có tính ngữ nghĩa là ý và phụ thuộc vào tình huống.Tóm lại các hình thái hoạt động của lời nói được điễn đạt như sau:Tham số so sánh Lời nói bên ngoài1. Nơi tồn tại2. Tính vật chấtLời nói bên trongDiễn ra bên ngoài trí óc con Diễn ra bên trong đầu óc củangười, trong hoạt động và giaocon người, trong tình huốngtiếpphải giải quyết nhiệm vụCó tính vật chất hay vật chấtKhông có tính vật chất (chỉ làhoá (tồn tại dưới dạng âm thanhhình ảnh âm thanh hay biểuvà chữ viết)tượng về con chữ)64/91 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải PhòngTâm lí học đại cương3. Đặc điểm+ Có tính vật chất+ Có tính rút gọn tối đa của các+ Có tính triển khai, đầy đủ, kếtcấu thành lời nóicấu chặt chẽ và đảm bảo những+ Có tính vị thể (chỉ toàn vịchuẩn mực ngôn ngữ nên cóngữ)tính khách quan, ổn định+ Mang nội dung ý chứ không+ Có tính dư thừa thông tinphải là nghĩa và phụ thuộcnhiều vào tình huống, ngữ cảnh4.Nguồn gốc phátCó trướcCó sau (do lời nói bên ngoàisinhđược chuyển vào và rút gọn lại)5. Chức năngLàm phương tiện cho hoạt động Làm công cụ cho hoạt động trívà giao tiếptuệ6. Dạng thứcLời nói thuần tuý bên ngoài vàlời nói thầm. (Tồn tại nhờ âmthanh nhưng khác nhau vềcường độ)7. Sự chuyển hoá Lời nói bên ngoài àLời nóiLời nói bên trongà Lời nóithầm à Lời nói bên trongthầm à Lời nói bên ngoài.6.5. Cơ chế lời nói− Các cơ chế lời nói tồn tại trong não người, nó là cơ sở sinh học thần kinh cao cấpcủa lời nói.− Các cơ chế lời nói không có sẵn khi con người mới sinh ra mà được hình thành trongquá trình cá thể nắm vững và sử dụng ngôn ngữ bằng con đường hoạt động giao tiếp.− Cơ chế lời nói chia thành hai nhóm: cơ chế sản sinh lời nói và cơ chế tiếp nhận lờinói.Vậy cơ chế lời nói là những bộ máy ngôn ngữ đảm bảo cho các quá trình hoạt độnglời nói thực hiện nhanh chóng các chức năng của mình, là phương tiện tổ chức hoạt độngnhận thức và giao tiếp.6.6. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thứcNgoài chức năng là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy và cóảnh hưởng quan trọng tới toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.6.6.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với cảm giác và tri giác− Dưới tác động của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ bên trong có thể làm thay đổi ngưỡngcảm giác, tính nhạy cảm của cảm giác, hoặc có thể gây nên những ảo ảnh tri giác bằng tácđộng của ngôn ngữ.65/91 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải PhòngTâm lí học đại cương− Ngôn ngữ làm cho các quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và làm cho sựvật hiện tượng được tri giác trở nên khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn. Ví dụ, nhờ ngônngữ mà việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác tốt hơn (quy luật về tính lựa chọncủa tri giác).Ngôn ngữ giúp cho việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng (quy luật tínhtrọn vẹn của tri giác).Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người không khác gì tri giác của con vật, vìnó mất một thuộc tính quan trọng là tính có ý nghĩa. Tính có ý nghĩa trong tri giác của conngười là một chất lượng mới, khác xa về chất so với tri giác của con vật.6.6.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớNgôn ngữ tham gia tích cực vào quá trình ghi nhớ và gắn bó chặt chẽ với quá trìnhđó làm cho sự ghi nhớ, gìn giữ và nhận lại nhớ lại của con người có chủ định, có ý nghĩa.Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện được sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ýnghĩa và cả ghi nhớ máy móc. Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thứcđể lưu giữ những kết quả cần nhớ.Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là hình thức để lưu giữ những điều cầnnhớ. Nhờ ngôn ngữ con người truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau.6.6.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với tư duyNgôn ngữ liên quan chặt chẽ tới tư duy của con người. Tư duy sử dụng ngôn ngữlàm phương tiện, công cụ để tư duy, chính điều này làm tư duy của con người khác về chấtso với tư duy của con vật - con người có tư duy trừu tượng.6.6.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với tưởng tượngTrong quá trình tưởng tượng, ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành vàbiểu đạt các hình ảnh mới.Tóm lại, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động nhận thứccủa con người. Không thể hiểu được những đặc trưng tâm lí diễn ra trong quá trình nhậnthức nếu không hiểu được vai trò của ngôn ngữ trong sự hình thành các quá trình ấy.66/91 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải PhòngTâm lí học đại cươngCHƯƠNG 7. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH7.1. Khái niệm nhân cách- Khái niệm con người: Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thểxã hội. Cũng có thể định nghĩa con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hoá.Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể sinh vật(phần con), vừa là một thực thể xã hội (phần người).Phần thực thể sinh vật: Con người làmột tồn tại sinh vật nhưng ở mức độ cao nhất trong bậc thang tiến hóa sinh giới. Hoạt độngcủa cơ thể con người, đứng về mặt sinh học, cũng tuân theo qui luật sinh lý (đồng hóa, tuầnhóa, bài tiết,…). Phần thực thể xã hội của con người khác xa về chất so với động vật: Conngười luôn luôn chịu sự chi phối của các yêu tố xã hội chẳng hạn như: vỏ não con người cótrung khu ngôn ngữ, điều mà động vật không thể có được. Bên cạnh đó, các giác quan củacon người cũng chịu sự chi phối bởi yếu tố xã hội: tai của con người tuy không thính bằngtai của con dơi nhưng nhờ các yếu tố xã hội tác động mà tai con người trở nên tinh tế vànhạy cảm. Bản năng của con người cũng khác xa về chất so với bản năng của động vật,Karl Marx đã nhận xét như sau: cùng là đói nhưng cái đói của con người được thỏa mãnbằng các dụng cụ như dao, nĩa khác xa với cái đói của động vật được thỏa mãn bằng móngvuốt,bằngsựcàocấucắnxé.Vậy, đặc điểm thể chất của con người, đặc biệt là đặc điểm của bộ não, hệ thần kinhvà các giác quan là cơ sở vật chất quan trọng của sự phát triển các chức năng tâm lý người.Phần thực thể xã hội là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội.- Khái niệm cá nhân: Cá nhân là thuật ngữ chỉ một con người với tư cách đại diệnloài người. Nói đến cá nhân là nói đến một con người cụ thể của một cộng đồng, là thànhviên của xã hội và để phân biệt nó với cá nhân khác, với cộng đồng.- Khái niệm cá tính: dùng để chỉ cái độc đáo không lặp lại về những đặc điểm tâm lívà sinh lí của mỗi cá nhân, nhân cách. Nhà tâm lí học Nga X.L. Rubinstêin viết: "Conngười là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, không lặp lại".- Khái niệm nhân cách- Các nhà tâm lí học khoa học cho rằng, khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội,có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điềukiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người.Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách như sau:+ "Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội vàđang thực hiện một vai trò xã hội nhất định" (A.G.Covaliôv).+ "Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chấttâm lí, quy định hình thức của hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội" (E.V.Sôrôkhôva).67/91 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải PhòngTâm lí học đại cương+ "Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện những phẩmchất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với các cá nhânkhác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân vớicông việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai".+ "Nhân cách của con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giátrị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độphù hợp càng cao, nhân cách càng lớn".Vậy nhân cách là gì?Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiệnbản sắc và giá trị xã hội của con người.+ Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý ổn định trong mỗi con người, nhưtính cách, năng lực…được hình thành trong quá trình con người sống và hoạtđộng. Thuộc tính tâm lí là căn cứ để xác định tâm lí đã hình thành hay chưa.Ví dụ: một em bé mới sinh đã có nhân cách chưa? Vậy để biết em bé có nhân cáchhay chưa ta xem em bé đó có hiện tượng tâm lí nào ổn định không?Trong quá trình sống nếu con người bị bệnh hay bị tai nạn ảnh hưởng đến hệ thầnkinh và não bộ thì nhân cách cũng bị ảnh hưởng.+ Bản sắc là muốn nói đến nét riêng trong nhân cách. Nhân cách của một người là“độc nhất vô nhị”. Không thể có trường hợp nhân cách của hai người hoàn toàngiống nhau ngay cả là hai anh/chị em sinh đôi. Bản sắc là nét riêng trong nhâncách, cái riêng này được hình thành từ cái chung của thời đại, của dân tộc, củađịa phương, nơi con người sống và hoạt động, giao tiếp.Ví dụ mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặcđiểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tìnhyêu xóm làng, quê hương đất nước của mình.+ Giá trị xã hội là nói đến giá trị của nhân cách, giá trị của mỗi nhân cách như thếnào là do xã hội đánh giá, nhận xét. Sự đánh giá nhận xét của xã hội đối với mỗinhân cách dựa trên bình diện phẩm chất và năng lực và được biểu hiện thông quasản phẩm của hoạt động.+ Nhân cách là tổ hợp, là hệ thống các thuộc tính tâm sinh lý chứ không phải làmột vài thuộc tính. Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của một cá nhân được thểhiện qua hành vi của cá nhân khi hoạt động và giao tiếp với người khác. Nhữnghành vi đó được xã hội nhận xét, đánh giá so với chuẩn mực giá trị của xã hộitrong từng giai đoạn lịch sử.X.L. Rubinstêin đã viết: "Con người là nhân cách do nó xác định quan hệ của mìnhvới những người xung quanh một cách có ý thức" và ông cũng nêu ý tưởng rằng, nhân cách68/91