Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp là một tổng thể bao gồm những con người khác nhau từ vùng miền, quan điểm, trình độ chuyên môn, tư tưởng văn hóa đến tư duy nhận thức và rất nhiều các yếu tố khác nữa. Sự khác biệt này càng thể hiện rõ hơn trong các công ty có quy mô lớn. Tất cả những khác biệt trong lực lượng lao động tạo nên một môi trường làm việc năng động, sáng tạo nhưng cũng rất phức tạp. Hơn nữa, áp lực cạnh tranh từ môi trường bên ngoài khiến doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy hiện nay các công ty đều chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách đó họ có thể dung hòa và phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực để thích ứng kịp thời với những biến động trong môi trường kinh doanh. 

Ngoài ra, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần vào việc quảng bá và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu vững mạnh sẽ đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển bền vững trong dài hạn. Vì vậy văn hóa doanh nghiệp chính là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, yếu tố con người đóng vai trò chủ chốt. Nhất là người đứng đầu doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ tư tưởng của người sáng lập và của những người đứng đầu doanh nghiệp đó. Tất cả những biểu hiện bề ngoài của văn hóa doanh nghiệp đều thể hiện một cách sinh động định hướng xây dựng doanh nghiệp của những người đứng đầu doanh nghiệp. 

Vai trò dẫn dắt các thay đổi trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp 

Trong vai trò của người đứng đầu, họ có trách nhiệm khơi dậy, đưa ra những đề xuất và hướng dẫn nhân viên công ty nỗ lực thay đổi. Họ cũng là người chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch, xác định và truyền bá tầm nhìn, sứ mệnh đến tất cả các nhân viên trong công ty.

Những thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến toàn bộ nhân viên. Vì vậy họ cần hiểu rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm và quyền lợi họ nhận được khi tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để tạo động lực và tìm kiếm sự đồng thuận của mọi người trong công ty, người đứng đầu cần có biện pháp phổ biến phù hợp, phải làm sao cho nhân viên nhận ra nhu cầu cần thay đổi, những gì sẽ đạt được từ những thay đổi đó. Chỉ khi nào nhân viên nhận thức rõ những lợi ích do văn hóa doanh nghiệp mang lại, họ mới tự nguyện và nỗ lực tham gia vào việc xây dựng và phát triển nó. 

Trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp, người đứng đầu cần biết cách động viên, khuyến khích nhân viên để họ thấy được giá trị của việc thay đổi.

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp


>>>> Xem thêm: Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng như vậy?

Củng cố và cải thiện các giá trị văn hóa doanh nghiệp

Khi phát triển văn hóa doanh nghiệp, vai trò của người đứng đầu thể hiện ở việc truyền bá các giá trị văn hóa mới. Đồng thời họ cũng chú trọng đến việc duy trì những giá trị tốt đẹp trước đó và loại bỏ các giá trị lỗi thời hoặc các giá trị gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Các giá trị văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự do, công bằng và dân chủ. Trong nội bộ doanh nghiệp, đó có thể là các quy định, quy chế được soạn thành văn bản hoặc không được soạn thành văn bản – các quy tắc bất thành văn; hoặc đó là các nghi thức hay phi nghi thức được mọi người chấp nhận và tự nguyện thực hiện. Với các đối tượng bên ngoài, văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện dưới các sắc thái mà họ có thể cảm nhận được rõ ràng.

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Tuyệt đối không xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên tính chủ quan, áp đặt. Khi làm như vậy văn hóa doanh nghiệp sẽ chỉ là những khuôn mẫu cứng nhắc, không thể hiện được triết lý nhân sinh của người đứng đầu. Việc này có thể dẫn tới phản ứng ngược, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kìm hãm khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân viên.

Gắn kết chiến lược hoạt động kinh doanh với văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn, nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, thậm chí là tạo nên các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Thế nhưng hầu hết những nhà quản trị, những người đứng đầu doanh nghiệp đều chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Họ quan niệm rằng kinh doanh là kinh doanh, văn hóa là văn hóa, hai yếu tố này không nên trộn lẫn với nhau. 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là câu chuyện đơn giản, có thể hoàn thành một sớm một chiều. Tuy nhiên đã đến lúc những người đứng đầu doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hiệu suất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Hãy là người đứng đầu khôn ngoan trong việc vận dụng tối đa hiệu quả của công cụ văn hóa doanh nghiệp vào việc điều hành hoạt động kinh doanh. Hãy trở thành một người đứng đầu có tầm nhìn khi sử dụng văn hóa doanh nghiệp làm công cụ phát triển nhân tài, xây dựng môi trường làm việc và gắn kết đội ngũ nhân viên. Từ đó góp phần gia tăng doanh số và nâng cao giá trị thương hiệu.

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp


>>> Văn hóa doanh nghiệp mang dấu ấn đậm nét ở buổi đầu tiên đi làm

Nếu ví doanh nghiệp như một con người thì văn hóa doanh nghiệp chính là tinh thần và tính cách của con người đó. Toàn bộ các giá trị văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định phương thức hành động và đường lối phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trở thành yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và thành công của mỗi doanh nghiệp.
 

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail:  Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh: mang tính chất minh họa


Có nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp hay không khi mà các công ty lớn như: Google, Facebook… cũng đã điều chỉnh văn hóa của mình và có những tác động tích cực?

Khái nệm văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là khái niệm tương đối trừu tượng. Có thể hiểu nó là những giá trị, niềm tin mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận. Văn hoá doanh nghiệp khi được xây dựng đủ mạnh sẽ có những tác động đến suy nghĩ, hành động và thái độ của nhân viên. Từ đó, sẽ tác động gián tiếp nhưng mạnh mẽ tới sự thành bại của doanh nghiệp về lâu dài.

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện

Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện qua 2 yếu tố: hữu hình và vô hình cụ thể:

  • Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, quy định, hoạt động nội bộ,…
  • Vô hình: Thái độ, suy nghĩ, hành động, thói quen của mọi người trong tổ chức

Tại sao phải thay đổi văn hoá trong doanh nghiệp?

Văn hoá công ty là thứ được xây dựng từ cốt lõi và cần được duy trì, phát triển trong thời gian dài. Vậy tại sao phải thay đổi? Thay đổi văn hoá doanh nghiệp ở đây không có nghĩa là loại bỏ toàn bộ những giá trị và định hướng từ trước đó. Văn hoá nội bộ cần được liên tục trau dồi, cập nhật để phù hợp với xã hội.

Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của con người. Trong từng giai đoạn phát triển hay những tác động của xã hội, con người sẽ dần có những thay đổi để thích nghi và tồn tại. Văn hoá công ty cũng như vậy, sẽ có những giá trị cốt lõi nhưng cách thể hiện hoặc 1 phần của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Thông thường những khủng hoảng như dịch Covid, xu hướng lâu dài và tác động mạnh mẽ như công nghệ hoá sẽ ảnh hưởng đến văn hoá tổ chức.

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Một số thách thức thường gặp dẫn đến sự thay đổi văn hoá:

  • Khó khăn từ sự suy giảm của nền kinh tế trong thời gian dài
  • Sát nhập hoặc tách tổ chức không có nhiều điểm chung trong văn hoá
  • Những yếu tố có sự “lỗi thời”, ngăn cản sự phát triển trong tương lai
  • Thay đổi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
  • Yếu tố tác động mạnh từ xã hội như khủng hoảng, chuyển đổi số

Yếu tố cần cân nhắc khi thay đổi văn hoá công ty, doanh nghiệp?

Để thay đổi văn hoá đã có từ lâu trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan cần xem xét lại một số yếu tố:

  • Đánh giá văn hoá nội bộ hiện tại: Đâu là điểm yếu? Loại điểm yếu đó cần loại bỏ hay thay đổi để phù hợp? Những điểm mạnh nào trong văn hoá cần được duy trì và phát triển mạnh?
  • Sự thay đổi của xã hội: Lí do gì khiến doanh nghiệp phải thay đổi? Đặc điểm cần xây dựng trong văn hoá doanh nghiệp để thích nghi với sự thay đổi đó?
  • Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị tuyên bố: Những thứ “cốt lõi” cần được nhìn lại và xác định rõ để đảm bảo những thay đổi trong văn hoá tổ chức sẽ đi theo định hướng này
  • Các hoạt động, suy nghĩ và thái độ của nhân viên: Lường trước những hành động, suy nghĩ và thái độ của nhân viên để ra các hoạt động và cách thức truyền tải phù hợp nhất.

Thay đổi văn hoá doanh nghiệp bằng cách nào?

Lãnh đạo và quản lý phải đi đầu

Văn hóa doanh nghiệp đi từ cấp trên xuống, đi từ gốc rễ đi lên, tức xuất phát từ ban lãnh đạo. Họ là những người đưa ra các giá trị, định hướng ban đầu và cố định. Bởi vậy, nếu quản lý cấp cáo này không chủ động thực hiện văn hoá nội bộ thì khó có nhân viên nào thực hiện theo. Nhân sự cần có tấm gương để noi theo và duy trì các hoạt động. Lãnh đạo không thể hỏi câu “Thay đổi văn hoá doanh nghiệp bằng cách nào?” bởi chính họ phải trả lời điều đó.

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Anh Nguyễn Đình Thành, Co-founder của Elite PR School từng chia sẻ trong talkshow “Đi làm hậu cách ly – Tiếp lửa cho nhân sự” của ACheckin một ví dụ về văn hoá đọc. Nếu công ty muốn xây dựng văn hoá đọc nhưng bản thân người chủ doanh nghiệp chẳng bao giờ cầm tới cuốn sách thì nhân viên sẽ khó lòng duy trì hoạt động này thành thói quen. Như vậy, văn hoá ở đây chỉ là đi cóp nhặt, không có giá trị.

Bộ phận nhân sự HR tạo ra môi trường phù hợp

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

HR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố văn hóa doanh nghiệp bởi bản thân bộ phận này có trách nhiệm liên quan đến quản lý nhân sự. Những hoạt động được đưa cần làm thiên về hướng dẫn và tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa phát triển, thay vì kiểm soát và ép buộc.

Giao tiếp hiệu quả với nhân viên

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Toàn bộ nhân viên cần được biết về quá trình thay đổi văn hóa nhằm đảm bảo sự cam kết và thực hiện của họ. Thông tin phải minh bạch, rõ ràng để họ hiểu những gì cần làm và tầm quan trọng của họ trong quá trình này. Vì không phải thay đổi trong một sớm một chiều, nên giao tiếp thường xuyên, tương tác hai chiều là điều cần duy trì và đẩy mạnh.

ACheckin cung cấp công cụ giúp quá trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn cho cả công ty và nhân viên. Bạn quan tâm tới giải pháp hỗ trợ xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong thời điểm chuyển đổi số có thể nhận tư vấn chi tiết từ ACheckin khi đăng ký tại đây

Vai trò của nhà quản lý trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Với bài viết này, hy vọng các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể hơn về lợi ích của thay đổi văn hoá doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận tiện và tiết kiệm nguồn lực trong quá trình xây dựng, phát triển văn hoá tổ chức.