Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền

Công thức tính bình quân gia quyền trong kế toán hiện nay không còn xa lạ gì nữa. Đây chính là một trong những phương pháp tính giá xuất kho phổ biến hiện nay. Vậy chúng có ưu điểm gì? Cách tính cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền mới

Khái niệm chung

Hàng tồn kho là loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc xác định phương pháp xuất kho nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến báo cáo tài chính nên phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho phải được kế toán công ty cung cấp một cách thực tế và chính xác. Việc xác định giá trị hàng tồn kho cần phải tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc.

Bình quân gia quyền hay còn được biết đến là giá trị trung bình có trọng số, khó tính toán hơn một chút so với trung bình số học thông thường. Như tên gọi, bình quân gia quyền chính là số bình quân hay trung bình mà trong đó các con số thành phần có giá trị hay trọng số khác nhau. 

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền thì giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi một trong hai cách sau:

  • Tính theo từng kỳ.
  • Tính sau từng lần nhập hàng.

Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền cuối kỳ

Đặc điểm của phương pháp này chính là kế toán cần phải tính đơn giá bình quân của hàng tồn kho và nhập kho trong kỳ để làm giá xuất kho.

Đây chính là phương pháp đang được nhiều kế toán sử dụng trong Excel. Việc này được thực hiện vào cuối kỳ và chỉ cần tổng hợp các lần xuất ra và các lần mua vào, bạn có thể tính đơn giá xuất kho cho kỳ kế toán của mình. Kỳ kế toán mà bạn có thể sử dụng tháng/quý/năm phục vụ cho công tác tính giá vốn, tổng hợp lãi lỗ vào cuối kỳ.

Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền cuối kỳ

Ưu điểm của phương pháp

Dễ tính, dễ làm và chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm

Không tính được giá xuất kho tại thời điểm, điều này gây nên các khó khăn trong công tác quản lý, báo cáo lợi nhuận tại thời điểm.

  • Độ chính xác không cao.
  • Cũng vì đế cuối tháng mới có giá xuất kho, do đó mà mỗi nghiệp vụ xuất kho không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho.

Phương pháp tính giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập

Đối với phương phương pháp xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập thì bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ phải tiến hành tính toán lại giá xuất kho. Theo đó phương pháp tính giá xuất kho sau mỗi lần nhập như sau:

Phương pháp tính giá xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập

Ưu điểm phương pháp

Phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên đó là có độ chính xác cao bởi được cập nhật thường xuyên và liên tục. Vì tính chính xác cao nên phương pháp này thường được sử dụng để tính giá xuất kho ngoại tệ.

Nhược điểm phương pháp

Tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần bởi sau mỗi lần nhập, kế toán phải tính toán và xác định đơn giá bình quân của các loại hàng mua về. Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất kho giữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho. Qua đây có thể thấy kế toán tính toán đơn giá đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức và thời gian hơn.

Đối tượng áp dụng

Phương pháp này phù hợp cho mọi doanh nghiệp từ nhỏ, vừa cho đến lớn, có ít hoặc nhiều chủng loại sản phẩm. Phương pháp này thường không bị giới hạn cho bất cứ loại hình doanh nghiệp nào.

Phương pháp tính giá xuất kho khác

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Phương pháp tính giá xuất kho khác

Ưu điểm phương pháp

Phương pháp này là phương án tốt nhất bởi nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp với kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng hóa xuất kho đem bán ra cũng phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho cũng được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Nhược điểm

Việc áp dụng phương pháp này cũng cần đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng có hàng tồn kho giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.

Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp này dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ chính là giá trị mà hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất vào thời điểm cuối kỳ. 

Tùy đặc điểm kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho khác nhau. Nếu gặp khó khăn trong các nghiệp vụ kế toán, doanh nghiệp có thể liên hệ đến công ty dịch vụ kế toán Bepro để được hỗ trợ tốt nhất!

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền là một trong 3 phương pháp tính giá theo chế độ kế toán hiện hành. Doanh nghiệp áp dụng cách tính giá bình quân gia quyền có thể áp dụng một trong 2 cách: Một là tính giá xuất kho bình quân gia quyền cả kỳ; Hai là  tính giá xuất kho bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Trong bài viết này chúng ta cùng nghiên cứu Nội dung của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ví dụ mô tả Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền theo cả 2 cách; Ưu và nhược điểm của phương pháp tính giá bình quân này.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền dễ hiểu nhất.

Nội dung Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền.

Giá thực tế xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền được tính theo công thức sau:

Giá thực tế xuất kho từng loại = Số lượng xuất kho từng loại x Giá đơn vị bình quân

Theo công thức trên ta thấy >>> Để tính được giá thực tế xuất kho, thì chúng ta phải tính được Giá đơn vị bình quân. Tùy theo Doanh nghiệp tính giá xuất kho bình quân gia quyền theo cách nào thì sẽ có cách tính Giá đơn vị bình quân tương ứng. Chúng ta cùng nghiên cứu từng cách tính cụ thể như sau.

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Nếu DN áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ sự trữ thì Giá đơn vị bình quân được xác định theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế tồn đầu kỳ từng loại + Giá thực tế nhập trong kỳ từng loại
Số lượng thực tế tồn đầu kỳ từng loại + Số lượng thực tế nhập trong kỳ từng loại

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Ưu  điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là đơn giản, dễ làm.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Nhược điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ là độ chính xác không cao. Công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công việc quyết toán nói chung, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Ví dụ mô tả 
Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Tại Công ty CP Kế Toán Hà Nội, trong T2/2019 có số liệu sau:

  • Vật liệu A tồn kho kho đầu T2/2019: 3.000 kg với đơn giá 15.000 đ/kg.
  • Tổng nhập trong T2/2019 của Vật liệu A là: 4.000 kg với đơn giá 15.500 đ/kg.
  • Tổng xuất trong T2/2019 của Vật liệu A là: 6.000 kg.
  • Công ty CP Kế Toán Hà Nội tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Với số liệu trên, Kế Toán Hà Nội  tính trị giá xuất kho 6.000 kg Vật liệu A như sau:

* Tính giá bình quân 1 kg Vật liệu A là:
= (3.000 kg x 15.000 đ/kg) + (4.000 kg x 15.500 đ/kg) = 15.286 đ/kg
3.000 kg + 4.000 kg
* Tính trị giá thực tế xuất kho 6.000 kg Vật Liệu A là:
= 6.000 kg x 15.286 đ/kg = 91.716.000 đ

Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Theo phương pháp này, thì sau mỗi lần nhập, phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Sau đó căn cứ vào đơn giá bình quânsố lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để xác định trị giá thực tế của hàng xuất kho.

Nếu DN áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) thì: Giá đơn vị bình quân được xác định theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá trị thực tế từng loại TỒN sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế từng loại TỒN sau mỗi lần nhập

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Ví dụ mô tả 
Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn).

Để hiểu rõ hơn về Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau:

Tại  Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội trong tháng 3/2019 có số liệu sau:

– Ngày 1/3/2019 nguyên liệu A tồn kho đầu kỳ: 3.000 kg, đơn giá 3.200 đ/kg, tổng trị giá 9.600.000 đ.

– Ngày 3/3/2019 nhập kho nguyên liệu A là: 6.000 kg, đơn giá 3.500 đ/kg, tổng giá trị là: 21.000.000 đ.

– Ngày 4/3/2019 xuất kho nguyên liệu A là: 5.000 kg.

– Ngày 7/3/2019, nhập kho nguyên liệu A 5.000 kg, đơn giá: 2.800 đ/kg, trị giá 14.00.000 đ.

– Ngày 15/3/2019 xuất kho 2.000 kg nguyên liệu A.

Công ty Thực hiện Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) như sau:

– Ngày 3/3/2019 nhập kho nguyên liệu A là: 6.000 kg, đơn giá 3.500 đ/kg, tổng giá trị là: 21.000.000 đ.

Vì Công ty tính giá bình quân sau mỗi lần nhập >>> nên tại ngày 3/3/2019,  xác định giá đơn vị bình quân 1 kg nguyên liệu A là:
= 9.600.000 đ + 21.000.000 đ = 3.400 đ/kg
3.000 kg + 6.000 kg

– Ngày 4/3/2019 xuất kho nguyên liệu A là: 5.000 kg.

Tại ngày 4/3/2019, Công ty phải tính được các chỉ tiêu: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của nguyên liệu A.

+ Giá trị  5.000 kg nguyên liệu A xuất kho ngày 4/3/2019 = 3.400 đ x 5.000 kg = 17.000.000 đ.

+ Giá trị nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 4/3/2019 = 9.600.000 đ + 21.000.000 đ – 17.000.000 đ  = 13.600.000 đ.

+ Số lượng nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 4/3/2019 = 3.000 kg + 6.000 kg – 5.000 kg = 4.000 kg.

– Ngày 7/3/2019, nhập kho nguyên liệu A 5.000 kg, đơn giá: 2.800 đ/kg, trị giá 14.00.000 đ.

Vì Công ty tính giá bình quân sau mỗi lần nhập >>> nên tại ngày 7/3/2019,  xác định giá đơn vị bình quân 1 kg nguyên liệu A là:
= 13.600.000 đ + (5.000 kg x 2.800 đ/kg) = 3.067 đ/kg
4.000 kg + 5.000 kg

– Ngày 15/3/2019 xuất kho 2.000 kg nguyên liệu A.

Tại ngày 15/3/2019, Công ty phải tính được các chỉ tiêu: Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho của nguyên liệu A.

+ Giá trị 2.000 kg nguyên liệu A xuất kho ngày 15/3/2019 = 2.000 đ x 3.067 đ /kg = 6.134.000 đ.

+ Giá trị nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 15/3/2019 = 13.600.000 đ  + 14.000.000 đ – 6.134.000 đ = 21.466.000 đ.

+ Số lượng nguyên liệu A tồn kho cuối ngày 15/3/2019 = 4.000 kg + 5.000 kg – 2.000 kg = 7.000 kg.

Như vậy ta thấy nếu DN áp dụng Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) thì.  >>> Cứ sau mỗi lần nhập kho chúng ta lại xác định lại đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sau mỗi lần xuất kho chúng ta phải xác định Giá trị xuất kho, giá trị tồn kho và số lượng tồn kho.

Ưu nhược điểm.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Ưu điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn):Đơn giá bình quân được tính toán sát thời điểm, cung cấp kịp thời thông tin cho mỗi nghiệp vụ.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Nhược điểm của Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn) là công việc tính toán nhiều, mất nhiều thời gian và công sức. Phương pháp chỉ phù hợp với DN có ít chủng loại hàng tồn kho, khối lượng nhập xuất ít.

Trên đây các bạn đã xem Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền, theo 2 cách đó là: Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ và Tính giá xuất kho phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Chúc bạn thành công trong công tác quản lý kho hàng của mình. Bạn có thể tham khảo về CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ để có kiến thức toàn diện hơn về Kế Toán Thuế.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Xem thêm tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền
 Xem thêm tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh.

Ưu nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền