Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

1. Định nghĩa

Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành.

                                       

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

\(ABCD\) là hình chữ nhật  \(⇔ ABCD\) là tứ giác có \(\widehat{A} = \widehat{B} = \widehat{C} = \widehat{D}=90^0\). 

Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành cũng là một hình thang cân.

2. Tính chất

a) Tính chất

 Hình chữ nhật là có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân.

- Hai cạnh đối song song, hai cạnh đối bằng nhau, hai góc đối bằng nhau

- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

b) Định lí

Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết

a) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

b) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

c) Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

d) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

4. Áp dụng vào tam giác

a) Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.

b)  Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

Ví dụ: 

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

+ Nếu tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) và \(M\) là trung điểm cạnh \(BC \) thì \( AM = BM = CM = \dfrac{{BC}}{2}.\) 

+ Nếu tam giác \(ABC\) có \(M\) là trung điểm \(BC\) và \(AM = \dfrac{{BC}}{2}\) thì \(\Delta ABC\) vuông tại \(A.\)

Loigiaihay.com

I. Các kiến thức cần nhớ 

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.

Ví dụ: Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AB{\rm{//}}CD\\AD{\rm{//}}BC\end{array} \right.\) 

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

Tính chất:

Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 

Dấu hiệu nhận biết:

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Chú ý: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)

Ví dụ:

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

+Tứ giác \(ABCD\) là hình bình hành nên \(\left\{ \begin{array}{l}AB = DC;\,AD = BC\\AB{\rm{//}}DC{\rm{;}}\,AD{\rm{//}}BC\\\widehat A = \widehat C;\,\widehat B = \widehat D\\OA = OC;\,OB = OD\end{array} \right.\)

II. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Vận dụng tính chất hình bình hành để chứng minh tính chất hình học và tính toán.

Phương pháp:

Sử dụng tính chất hình bình hành:

Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau

+ Các góc đối bằng nhau

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường 

Dạng 2: Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành.

Phương pháp:

Dấu hiệu nhận biết:

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH

Hình thang cân

1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Hình bình hành

1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Hình chữ nhật

1. Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

2. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

3. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

4. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Hình thoi

1. Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.

2. Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.

3. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

4. Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.

Hình vuông

1. Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

2. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

3. Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.

4. Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.

5. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

Hình bình hành trong hình học Euclid là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang.

Tứ giác có một cặp cạnh vừa song song vừa bằng nhau và có một góc vuông là hình

Hình bình hành

Trong không gian 3 chiều, khối tương đương với hình bình hành là hình khối lục diện.

Trong một hình bình hành có:

  1. Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  2. Các góc đối bằng nhau.
  3. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

 

Diện tích của hình bình hành là phần tô màu xanh

Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với độ dài chiều cao.

Gọi B là độ dài cạnh đáy, H là độ dài chiều cao và S là diện tích.

S = B × H {\displaystyle S=B\times H}  

Ngoài ra, diện tích hình bình hành cũng được tính bằng tích độ dài 2 cạnh kề nhân với sin góc hợp bởi 2 cạnh

Gọi A và B lần lượt là độ dài 2 cạnh và α {\displaystyle \alpha }   là góc hợp bởi 2 cạnh

S = A × B × sin ⁡ α {\displaystyle S=A\times B\times \sin \alpha }  

Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ:

P = ( a + b ) × 2 {\displaystyle P=\left(a+b\right)\times 2}  

  1. Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  2. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
  3. Tứ giác có một cặp cạnh đối diện vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
  4. Tứ giác có hai cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
  • Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

  • Tứ giác
  • Hình thang cân
  • Hình thang vuông
  • Hình chữ nhật
  • Hình thoi
  • Hình vuông
  • Hình thang vuông
  • Hình lập phương
  • Hình hộp chữ nhật
  • Hình nón
  • Hình trụ

- Cách tính chiều cao hình bình hành: chiều cao hình bình hành bằng diện tích chia cho cạnh đáy, trong đó S là diện tích, A là cạnh đáy và H là chiều cao. H = S: A

- Cách tính cạnh đáy hình bình hành: cạnh đáy hình bình hành bằng diện tích chia cho chiều cao, trong đó S là diện tích, A là cạnh đáy và H là chiều cao. A = S: H

Nhà xuất bản giáo dục - Bộ giáo dục đào tạo - Sách giáo khoa Toán lớp 8 tập 1

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hình_bình_hành&oldid=68538562”