Khắc phục son không vặn xuống được

Cập nhật gần nhất 20:26, 19/05/2022

Thỏi son luôn là vật bất ly thân của hội chị em. Thế nhưng nhiều khi do sơ ý nên thỏi son yêu quý của chúng mình sẽ bị gãy. Vậy các nàng đã biết cách để khắc phục khi thỏi son bị gãy chưa? Hãy cùng nhà Cỏ tìm hiểu những bí kíp hay ho để khắc phục son khi bị gãy nhé.

Khắc phục son không vặn xuống được

Tiết lộ 4 mẹo nhỏ khắc phục son bị gãy

Những cách khắc phục son gãy dưới đây đều vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả.

Khắc phục tình trạng gãy son bằng máy sấy

Để khắc phục tình trạng gãy của cây son chúng mình có thể sử dụng một chiếc máy sấy, việc thực hiện như sau: Bạn gắn lại phần son bị gãy vào đúng vị trí bị gãy, rồi sau đó lấy máy sấy hơ xung quanh vết gãy ở nhiệt độ nóng. Dần dần hai phần son sẽ mềm ra rồi dính lại với nhau, bạn có thể dùng tay để điều chỉnh lại phần gãy. Tuy hình dáng son không được như ban đầu nhưng nó cũng là cách khắc phục tình trạng gãy của son. Sau đó, bạn đậy nắp son lại rồi cho son vào ngăn đông của tủ lạnh khoảng 20 phút rồi bỏ ra và sử dụng như bình thường. Một điều lưu ý rằng các bạn nên sấy ở nhiệt độ vừa phải để tránh bị bỏng tay mà son cũng không bị chảy nhé!

Khắc phục tình trạng gãy son bằng bật lửa

Cũng giống như cách trên, thay vì bạn dùng máy sấy thì bạn dùng bật lửa để hơ quanh vết của gãy son. Việc bạn cần làm là để 2 phần son bị gãy chảy ra và kết dính lại với nhau, sau đó hơ quanh phần bị gãy để cố định lại. Khi đã hơ xong, bạn cũng nên cho vào tủ đông khoảng 15-20 phút để son cứng cáp hơn. Các nàng cần lưu ý một điều nhỏ, khi hơ bằng bật lửa, son sẽ nóng và chảy nhanh hơn, nên các nàng hãy thật nhanh tay và đừng hơ quá lâu để không làm hỏng thỏi son nhé!

Khắc phục son không vặn xuống được

Dùng bật lửa để khắc phục tình trạng son gãy. (Hình ảnh minh họa)

Khắc phục tình trạng gãy son bằng cách đun chảy

Nếu son bị gãy không còn nguyên hình thì phải làm thế nào? Các nàng đừng lo lắng, hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau đây và làm theo cách này nhé. Nguyên liệu: Thỏi son đã bị gãy, nến và thìa inox.

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn đốt cây nến lên rồi hơ thìa vào cho nóng thìa.
  • Bạn cho phần son đã bị gãy vào thìa và tiếp tục hơ nóng cho đến khi son tan chảy hết.
  • Đổ phần son vừa đun chảy đó vào một hũ mới.

Như vậy, bạn đã có thể sử dụng được tiếp son mà không cần phải vứt đi. Sau khi đổ sang hũ mới, bạn để qua đêm cho son đông lại hoặc cho vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 30 phút để son được cứng hơn (không nên để quá lâu vì son sẽ bị cứng đơ rất khó đánh). Khi đánh son, bạn có thể dùng cây cọ môi để lấy son đánh.

Khắc phục son không vặn xuống được

Làm bảng màu son mới bằng cách đun chảy son. (Hình ảnh minh họa)

Mách các nàng một tip hay: Khi những thỏi son gần hết nhưng các nàng không muốn bỏ phí, các nàng có thể đun chảy ra rồi cho vào những bảng mắt đã hết phấn để có một bảng son nhỏ xinh và nhiều màu.

Khắc phục tình trạng gãy son bằng cách thay vỏ son mới

Các nàng có thể khắc phục tình trạng son bằng cách thay luôn vỏ son mới cho cây son của mình. Cần chuẩn bị một vỏ son rỗng ruột, sau đó xoáy cho thỏi son gãy lên hết độ dài rồi dùng tay nhấc son ra. Đun chảy son rồi đổ vào khuôn định hình son để thay một lớp vỏ mới cho thỏi son để không bị gãy.

Cách bảo quản son tốt hơn, giúp hạn chế tình trạng gãy son

Những tip nhỏ dưới đây sẽ giúp cho thỏi son của các nàng không bị gãy.

Đánh nhẹ son khi sử dụng

Khắc phục son không vặn xuống được

Dùng lực nhẹ vừa phải để tránh cho son không bị gãy. (Hình ảnh minh họa)

Có nhiều cô nàng thường có thói quen đánh son đậm, thế nên khi đánh son đều dùng lực mạnh để ấn son vào môi. Các nàng không nên làm điều này nhé, vì như thế khả năng son gãy là rất cao mà khi son đánh lên môi lại thường bị bết lại. Tip nhỏ ở đây là nếu muốn son lên màu đậm, thì các nàng nên đánh nhiều lớp chồng lên nhau và tô thật nhẹ tay cho đến khi màu son lên môi được ưng ý nhé. Hoặc các nàng có thể dùng cọ môi để đánh son, như vậy có thể dễ dàng điều chỉnh được màu son lên môi mà lại còn tránh được tình trạng son lem ra ngoài nữa nhé.

Không vặn son lên quá cao

Khi đánh son, có nhiều cô nàng hay vặn thỏi son lên rất cao rồi mới đánh, việc làm này thường khiến cho thỏi son của các nàng hay bị gãy vì bất cứ lý do nào đó. Để tránh được tình trạng son hay bị gãy, nhà Cỏ khuyên các nàng chỉ nên vặn son lên một đoạn vừa phải đủ dùng.

Vặn son xuống sau khi sử dụng

Có nhiều cô nàng vì 1 chút đãng trí mà khi đánh son xong thường có thói quen đậy luôn nắp son vào. Điều này sẽ làm cho thỏi son của bạn bị hỏng đầu son hoặc gãy. Vì thế sau khi sử dụng, các nàng hãy chú ý vặn son xuống rồi mới đậy nắp son vào nhé.

Đậy chặt nắp sau khi dùng

Sau khi sử dụng son xong, các nàng nên chú ý đậy thật chặt nắp son lại nhé. Vì đôi khi chúng ta có thể vô tình làm rơi những thỏi son xuống đất hoặc vứt chúng lăn lóc trong túi xách thì cũng là nguyên nhân làm cho thỏi son hay bị gãy. Việc đậy chặt nắp son lại giúp cho những thỏi son của chúng ta khi rơi xuống cũng tránh được phần nào hư hại, còn khi vứt trong túi xách sẽ không làm bẩn túi xách và nhiễm bẩn thỏi son.

Hạn chế làm rơi son

Khắc phục son không vặn xuống được

Son khi bị rơi có thể bị gãy hoặc rời thân son. (Hình ảnh minh họa)

Trong quá trình sử dụng, đôi khi chúng ta cũng sẽ hay làm rơi những thỏi son của mình. Nhưng các nàng nên lưu ý một chút rằng hãy hạn chế việc làm rơi son. Bởi đôi khi son bị rơi xuống sẽ làm lỏng chân son khiến son trở nên lỏng lẻo dễ gãy. Hoặc trong những trường hợp khi thỏi son đang được vặn quá cao thì khi rơi xuống, thân son thường sẽ bị gãy.

Tránh để son môi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao

Nhiều chị em có thói quen để son môi hay mỹ phẩm trong cốp xe máy, đây là một sai lầm tai hại sẽ khiến thỏi son nhanh chóng hư hỏng. Son môi và các loại mỹ phẩm khác nói chung đều cần được bảo quản với điều kiện nhiệt độ thích hợp. Khi nhiệt độ quá cao, son môi dễ bị oxy hóa và biến chất. Thỏi son có thể bị chảy nhão nhanh chóng dẫn tới biến dạng, tuổi thọ son giảm, lớp dầu trong son dễ bị tách ra khiến chất lượng sản phẩm giảm. Do đó, không nên để son tiếp xúc gần nguồn nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, bạn cũng không nhất thiết phải bảo quản son trong ngăn mát tủ lạnh. Bởi, nhiệt độ thấp có thể làm bề mặt thỏi son cứng lại, khó thoa hơn, son nhanh chai hơn. Chính vì thế, bạn chỉ cần nhớ rằng son được bảo quản tốt nhất khi duy trì ở nền nhiệt độ phòng.

Tạm kết Nhà Cỏ hy vọng là sau khi đọc bài viết này, các nàng sẽ nắm chắc được cách khắc phục lại tình trạng son gãy mà không cần phải vứt đi khi son còn mới. Hãy thay đổi thói quen khi sử dụng son của mình để tránh tình trạng những thỏi son yêu quý bị hư hỏng nữa nhé.

Xem thêm: 

Là do son thiếu sáp.

Giải quyết: Đun lại son với thêm một ít sáp

Lưu ý: Mỗi loại sáp có độ cứng khác nhau nên có khả năng làm đông son ở tỷ lệ khác nhau. Nên bạn làm son với các loại sáp không phải là sáp ong, nhớ kiểm tra tỷ lệ của chúng.

2. Son quá cứng

Là do son bị thiếu dầu.

Giải quyết: Đun lại son với thêm một ít dầu

Xem thêm: Tất cả công thức làm son

Khắc phục son không vặn xuống được

3. Son hao rất nhiều khi đổ.

Có thể dung dịch son khi đổ vào thỏi quá nóng, làm chảy phần bệ đỡ son trong thỏi nhựa. Khi đó dung dịch son sẽ lọt xuống dưới đáy thỏi son.

Giải quyết: Lần sau bạn đổ son khi nhiệt độ dưới 60 độ C, hoặc khi tay sờ vào bát không còn cảm giác bỏng.

4. Son vặn khó lên hoặc không thể vặn xuống đáy.

– Có thể bạn đổ khuôn khi dung dịch son còn nóng quá, một phần son đã làm chảy bệ đỡ và lọt xuống đáy thỏi. Vì thế bạn không thể vặn hết son xuống được vì vướng phần son dưới đáy.

>> Lần sau bạn đổ son khi nhiệt độ dưới 60 độ C, hoặc khi tay sờ vào bát không còn cảm giác bỏng.

– Việc vặn son lên cao quá mức cần dùng có thể làm gãy son ở phần dưới bệ đỡ,

>> Khi son đã gãy đôi, son chỉ có thể đẩy lên chứ không thể vặn xuống được nữa. Bạn phải dùng tay hoặc môi đẩy son xuống. Vì thế nhớ đừng đẩy son lên cao quá mức cần dùng.

5. Son không có tác dụng trị nẻ cho tôi.

– Có thể công thức son chưa phù hợp với bạn.

>> Bạn có thể nghiên cứu để tìm ra nguyên liệu phù hợp nhất với bạn. Từ đó điều chế công thức cho riêng bạn. Có thể sử dụng bơ shea cho môi nẻ nhiều, Không sử dụng dầu castor quá 10% vì sẽ gây khô môi.

– Có thể bạn gặp vấn đề sức khỏe hoặc da liễu.

>> Bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị.

6. Son bị tách thành nhiều tầng không kết dính với nhau.

Bạn đã chia quá trình đổ khuôn làm nhiều lần, lớp sau đổ khi lớp trước đã nguội hẳn.

>> Với trường hợp này, cần phải cào bề mặt son ở lớp dưới trước khi đổ thêm dung dịch son mới.

7. Son nước nhìn như bị nứt.

Sau khi đổ vào hũ chứa, dung dịch son nước sẽ nguội thành dạng sệt hơn. Sự co lại này khiến cho son tạo ra các đường nứt nẻ.

>> Đây chỉ là vấn đề về thẫm mỹ. Nếu bạn đã hài lòng với chất liệu của son rồi thì không cần phải thay đổi gì. Nếu bạn vẫn không hài lòng thì có thể ngâm cây son trong nước ấm. Son có thể loãng ra và tràn lấp các khoảng trống. hoặc bạn có thể đưa ra công thức nhiều dầu hơn một chút. (nếu quá nhiều dầu thì lượng phẩm màu tăng tương đương nhé)

8. Bề mặt son không được mịn hoặc khi vặn son một phần lõi son được đẩy lên.

Bạn đã vặn son lên khi son vẫn còn ấm, chưa hoàn thiện về hình dạng.

>> Lấy phần son trong thỏi ra, đun lại và đổ lại vào thỏi. Nhớ lần sau để son nguội lạnh hẵng vặn lên.

9. Son chưa đổ đã đông trong bát.

– Có thể thời gian chờ dung dịch son bớt nóng kéo dài

>> Đun lại rồi đổ khuôn.

– Nhiệt độ trong phòng của bạn có quá lạnh?

>> Đun lại rồi đổ khuôn, Nhớ nhiệt độ phòng là 25-30 nhé.

– Bạn dùng quá nhiều sáp

>> Đun lại và cho thêm dầu.

10. Mùi son quá nhạt

Bạn dùng ít hương liệu hoặc khi cho hương liệu vào son khi son quá nóng.

Nếu bạn đã cho tới hạn và pha đúng nhiệt độ, có thể hương liệu môi đó chỉ mùi nhẹ vậy thôi.

>> Đun lại son , rồi cho hương liệu ở nhiệt độ dưới 60. Mức tối đa của hương liệu trong son là 5,5 giọt/ 1 thỏi. ~~2ml.

11. Thỏi son không đều về màu sắc, chỗ đậm chỗ nhạt.

Bạn đổ khuôn khi dung dịch son còn nóng, khi đó dung dịch quá loãng, phẩm màu nặng hơn sẽ chìm xuống đáy son.

>> Với son có phẩm màu, bạn nên chờ dung dịch son gần đông rồi mới đổ khuôn. Bạn có thể biết được dung dịch nóng hay nguội bằng cách đo nhiệt độ. Hoặc quan sát sự di chuyển của phẩm màu. Phẩm di chuyển càng nhanh là son càng nóng.

12. Phẩm màu bị vón trong son.

– Có thể bạn trộn phẩm màu vào dầu chưa đủ kĩ.

>> Thử lấy thìa dằm các cục phẩm vón.

– Nếu cục phẩm màu có cảm giác rất giòn, cứng, không đánh tan được. Một vài loại phẩm màu kể cả phẩm màu làm son, sẽ co lại thành viên rắn khi trải qua nhiệt độ cao. Các loại phẩm khoáng không gặp tình trạng này.

>> Gặp trường hợp này bạn không nên cố gắng cứu vớt mẻ son này nữa. Bỏ đi và thực hiện son màu bằng màu khoáng !

Chúc các bạn làm son như ý, mọi thắc mắc để lại “bình luận” bên dưới nhé ! Cùng trao đổi 🙂

Xem thêm: Tất cả công thức làm mỹ phẩm handmade

Cách Làm Son Thỏi Dưỡng Môi Đơn Giản | Make Beauty// //

// //

Theo sách Tự Làm Mỹ Phẩm – Tác giả: Anh Thư, Thu Giang – Nhà xuất bản thế giới