Từ đi trong câu thơ đi qua thời ấu thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển vì sao

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới … Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. (“Sang năm con lên bảy” – Vũ Đình Minh) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ mà em thích nhất ? Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm): Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha dặn dò mình như thế? Câu 2 (10,0 điểm):

Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến xuân về

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

 Qua bài thơ "sang năm con lên bảy" :hãy giải thích từ "đi" trong câu thơ "Đi qua thời thơ ấu" ? Từ "đi" thuộc từ loại nào ?

Các câu hỏi tương tự

Câu 5 (Trang 56 SGK)  Đọc hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?


 Đây là trường hợp không phải nghĩa gốc phát triển thành nghĩa chuyển, không phải ẩn dụ từ vựng. Đây là hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh này, nó là ẩn dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời, vì theo cảm nhận của tác giả giữa Bác và mặt trời có những nét tương đồng.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Sự phát triển của từ vựng

Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn giải câu 5 Sự phát triển của từ vựng, câu 5 Sự phát triển của từ vựng, trả lời câu 5 Sự phát triển của từ vựng, đáp án câu 5 Sự phát triển của từ vựng

60 điểm

NguyenChiHieu

Đọc hiểu Sang năm con lên bảy

Tổng hợp câu trả lời (1)

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu phía dưới “…Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con.” (Sang năm con lên bảy”- Vũ Đình Minh) Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên Câu 2. (1,0 điểm) Từ “đi” trong câu “…Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ mà em thích nhất. Câu 4 (2,0 điểm) Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã tuổi ấu thơ. 1 Thể thơ ngũ ngôn Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 2 Từ “đi” được hiểu theo nghĩa chuyển 3 HS chỉ ra -Có thể là ẩn dụ: “Đi qua thời ấu thơ/ Bao điều bay đi mất” Bao điều là ẩn dụ cho sự vô tư, ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên và cả những giận hờn, những đòi hỏi vô lí của tuổi thơ. -Có thể là hoán dụ: “Nhưng là con giành lấy/Từ hai bàn tay con.” Bàn tay là hình ảnh hoán dụ đã thay thế cho công sức, lao động, trí tuệ khối óc của con người. *Tác dụng: - Giúp con hiểu lời dặn dò khuyên nhủ của người cha một cách cụ thể, sâu sắc hơn. - Làm cho lời dặn dò của người cha thêm gần gũi mà ý nghĩa sâu xa, xuất phát từ lòng yêu thương con sâu nặng. - Cách diễn đạt của người cha có hình ảnh, tinh tế, sâu lắng. 4 Điều mà người cha muốn nói với con qua đoạn thơ: - Khi lớn lên và từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực với nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải vất vả khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ của chính bản thân mình. - Nhưng hạnh phúc của con giành được trong cuộc đời thực sẽ thật sự là của con, sẽ đem đến cho con niềm tự hào, kiêu hãnh.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm

Đọc hiểu Sang năm con lên bảy

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Sang năm con lên bảy hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Sang năm con lên bảy đầy đủ nhất.

Đề Đọc hiểu Sang năm con lên bảy

Hãy đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1-5:

“Sang năm con lên bảy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.

Mai rồi con lớn khôn


Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.

Đi qua thời ấu thơ


Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.”

                           ( “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh )

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung chính bài thơ. (1,0 điểm)

2. Theo em, phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là gì? Lí giải ý kiến của mình? (0,5 điểm)

3. Giải nghĩa từ “đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ”. Từ “đi” thuộc loại từ nào? (0,5 điểm)

4. Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời thơ ấu? (1,0 điểm)

5. Cảm nhận sâu sắc của em về bài thơ trên (3,0 điểm)

Lời giải

Câu 1.

- Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn)

- Nội dung: Bài thơ là lời người cha muốn nhắn nhủ với con của mình. Khi con lên bảy tuổi, con sẽ đi học, những truyện cổ tích và thế giới trẻ thơ sẽ nhường bước cho một thế giới mới, nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị mà tự con sẽ khám phá.

Câu 2.

- Phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là biểu cảm

 - Vì bài thơ thể hiện rõ tình cảm của người cha với con.

Câu 3.

- Nghĩa của từ “đi”: quãng thời gian trong thời ấu thơ của người con.

- Từ “đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo  nghĩa chuyển.=> Từ “đi” là từ nhiều nghĩa.

Câu 4.

Khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Con phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình.

Câu 5.

Học sinh bày tỏ cảm nhận sâu sắc của mình về bài thơ.

Hình thức: đoạn văn.

Nội dung: cần hướng tới bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về sự quan tâm, chăm lo của người cha dành cho con khi con bắt đầu đi học.Khi lớn lên và từ giã thời ấu thơ, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách gian nan nhưng cũng rất đáng tự hào. Để có được hạnh phúc con phải vất vả khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, công sức và trí tuệ (bàn tay khối óc) của chính bản thân mình. Nhưng hạnh phúc của con giành được trong cuộc đời thực sẽ thật sự là của con (do chính công sức lao động và khối óc của con làm ra) sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.

Câu 1 Thể thơ 5 chữ

Câu 2 là nghĩa chuyển 

Câu 3 BPTT ẩn dụ 

Tác dụng là nhấn mạnh câu nói của người bố về sự lớn lên của đứa con 

Câu 4 Người cha nhắn nhủ với con là mai sau lớn lên những thứ hồn nhiên vô tư nhất sẽ mất đi và đổi lại là sự trân thật của cuộc sống. 

Câu 1 bài làm 

Cha kính yêu con biết là sau này con sẽ lớn lên con sẽ mất đi những thứ hồn nhiên ,vô tư của thuở nhỏ. Nhưng cha ơi! Con vẫn là con của ngày trước .Tuy mọi thứ đối với con đã trân thực hơn và thay đổi đi nhưng tình cảm con dành cho cha sẽ không bao giờ thay đổi. 

Video liên quan

Chủ đề