Thanh an ở đâu

Đảo Thạnh An không phải là một địa danh du lịch, nhưng đối với những ai mê du lịch bụi thì đây cũng là một địa chỉ mới đáng để bỏ túi.

Du lịch đảo Thạnh An: Cẩm nang từ A đến Z

Đảo Thạnh An ở đâu?

Cách trung tâm TP.HCM hơn 70 km về phía Đông, xã đảo Thạnh An nằm hoàn toàn tách biệt với huyện Cần Giờ và TP.HCM, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích cuộc sống đơn sơ mộc mạc vùng sông nước, lại có thể đi về trong ngày không mất nhiều thời gian.

Đến đây, du khách sẽ khám phá một vùng thiên nhiên hoang sơ, yên bình, dưới sự chào đón nồng hậu của những người dân làng chài hiền hòa, hiếu khách, thưởng thức các loại đặc sản đậm đà hương vị biển.

Xã đảo Thạnh An nhìn từ trên cao. Ảnh: ST

Đảo Thạnh An có diện tích khoảng 131 km vuông với khoảng 5.000 dân, được xem như cửa ngõ trọng yếu của Sài Gòn – Gia Định năm xưa, nằm giữa 2 con sông lớn: Sông Thị Vải và sông Lòng Tàu. Nơi đây cũng chính là vùng hậu cần của Đoàn đặc công 10 Rừng Sác năm xưa.

Do cách trở về mặt địa lý nên cuộc sống nơi đây còn vô vàn khó khăn. Người dân xã đảo nghèo này vẫn phải sống dựa hoàn toàn vào nghề đánh bắt hải sản, làm muối và chăm sóc rừng.

Một con đường yên tĩnh trên đảo. Ảnh: mocchan Panoramio

Thời điểm lý tưởng để du lịch đảo Thạnh An?

Bạn có thể đến thăm đảo Thạnh An vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nên tránh đi vào những ngày mưa, vì thuyền đi đảo Thạnh An là dạng tàu gỗ, không thích hợp để đi vào mùa mưa.

Cầu cảng Thạnh An. Ảnh: livephuot.com

Di chuyển đến đảo Thạnh An

Bạn có thể đến đảo Thạnh An bằng các phương tiện như: Ô tô, xe máy và xe bus.

Nếu đi bằng xe máy và ô tô: Chạy đường Huỳnh Tấn Phát đến phà Bình Khánh, qua phà (vé 3000đ/xe máy/lượt). Sau đó chạy thẳng một đường đến chợ Cần Thạnh rẽ trái, gặp siêu thị Coopmart rẽ phải là đến bến phà.

Nếu đi xe buýt: tại Bến Thành lên xe số 20, dừng ở trạm cuối là phà Bình Khánh, mua vé qua phà 1.000 đồng/người/lượt. Qua phà lên xe bus số 90 (chuyến xe bus duy nhất ra Cần Giờ), kêu lái xe dừng ở bến phà.

Từ bến phà này sẽ có tàu ra đảo Thạnh An và tàu ra biển Vũng Tàu, chú ý để lên đúng tàu.

– Tàu từ đất liền ra đảo: 6h30, 9h00, 10h30, 12h00, 14h00, 17h00

– Tàu từ đảo về đất liền: 6h30, 7h30, 10h30, 12h, 14h, 17h

Đặc biệt, do lượng khách ra thăm đảo tăng đột biến trong thời gian gần đây, nên tàu thường sẽ chạy tăng chuyến vào những ngày cuối tuần.

Giá vé tàu 10.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, giờ tàu có thể thay đổi tùy vào tình hình thời tiết, thủy triều…

Ở bến tàu có nhiều chỗ gửi xe máy trong nhà, hoặc bạn cũng có thể gửi xe máy ngay trong siêu thị cạnh bến tàu. Ngoài ra, nếu muốn, bạn cũng có thể gửi xe máy theo tàu ra đảo để tiện khám phá.

Tàu gỗ ra đảo Thạnh An. Ảnh: Ảnh: mocchan Panoramio

Nghỉ ngơi trên đảo

Vì đảo còn hoang sơ chưa khai thác du lịch nên trên đảo không có nhà nghỉ, khách sạn. Du khách đến đây chủ yếu thường đi về trong ngày. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do lượng khách đến thăm đảo ngày một tăng, nên nhiều hộ dân trên đảo đã mở thêm dịch vụ phòng nghỉ bình dân.

Đảo Thạnh An có gì thú vị?

Thạnh An không phải là điểm du lịch nổi tiếng, không có những cảnh đẹp khiến du khách phải ngẩn ngơ nhưng bù lại, hòn đảo nhỏ hoang sơ này mang lại cảm giác yên bình, giản dị, cuộc sống của những người dân làng chài hiền lành chăm chỉ quanh năm với nụ cười luôn nở trên môi.

Tận hưởng một cuối tuần tại đảo Thạnh An sẽ mang đến cho bạn một bầu không khí hoàn toàn tách biệt với cuộc sống hằng ngày. Ảnh: Quanlightwriter.photography

Đảo nhỏ Thạnh An không có nhiều cảnh đẹp lung linh, mà chủ yếu là cuộc sống dân chài chất phác, thanh bình. Ảnh: Quanlightwriter.photography

Nơi đây là vùng sinh sống một số loài cây đặc trưng của rừng ngập mặn. Ảnh: mocchan Panoramio

Vẻ đẹp hoang dã của cánh đồng cỏ mây.Ảnh: Quanlightwriter.photography

Nhiều cặp đôi cũng tìm đến đây để lưu lại những bức hình thú vị. Ảnh: ST

Thăm những ruộng muối trắng xóa rộng thênh thang, tìm hiểu quy trình làm muối. Ảnh: ST

Trẻ em địa phương đi bắt tôm tít. Ảnh: Danh Vo

Khám phá ẩm thực trên đảo

Hiện nay, hàng quán ở Thạnh An đã nhiều hơn trước, tập trung đông nhất ở chợ gần ủy ban xã và rải rác theo con đường chính qua khu dân cư trên đảo. Ảnh: Má Lúm

Tới đây, bạn có thể mua hải sản trực tiếp của những ngư dân lúc thuyền mới vừa cập bờ rồi ghé nhà dân nhờ chế biến hoặc người dân nơi du khách đang ở nhờ sẽ mua hải sản về chế biến sẵn và tính phí rất rẻ. Hải sản ở đây tuy không phong phú như Cần Giờ nhưng bù lại đều tươi sống vì mới được đánh bắt lên, giá cả thì khá rẻ.

Ghẹ trên đảo Thạnh An. Ảnh: ST

Ngoài hải sản ở chợ, trên đảo còn có bán các món ăn vặt như: hủ tiếu, phở, bánh canh, bánh mì hấp, chân gà nướng, xiên que, cá chỉ vàng nướng, bánh tráng nướng, chuối nướng,…

Trên đảo bày bán rất nhiều món ăn vặt hấp dẫn. Ảnh: Má Lúm

Không nổi tiếng với những món ăn ngon như Bình Ba hay sở hữu cảnh quan đẹp lộng lẫy như nhiều hòn đảo khác, nhưng Thạnh An mang đến những nét đẹp riêng của một xã đảo yên bình, thích hợp cho những ai muốn tìm đến một bầu không khí yên tĩnh, trong lành, tránh xa khói bụi và ồn ào của thành phố.

Theo Tiểu Lam (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết:

Thạnh An – đảo nhỏ yên bình ở TP HCM

8 bãi biển lãng mạn gần Sài Gòn cho dịp 20/10

Khám phá ‘hòn đảo tự kỉ’ hoang sơ duy nhất của Sài Gòn

Đối với các định nghĩa khác, xem Thạnh An.

Thạnh An là một xã thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thạnh An

Xã Thạnh An

Tàu thuyền của người dân tại xã Thạnh An

Hành chínhQuốc giaViệt NamVùngĐông Nam BộThành phốThành phố Hồ Chí MinhHuyệnCần GiờTrụ sở UBNDẤp Thạnh HòaĐịa lýTọa độ: 10°30′57″B 106°58′19″Đ / 10,51583°B 106,97194°Đ / 10.51583; 106.97194
Bản đồ xã Thạnh An

Thạnh An

Vị trí xã Thạnh An trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Xem bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Thạnh An

Vị trí xã Thạnh An trên bản đồ Việt Nam

Xem bản đồ Việt Nam

Diện tích131,41 km²[1]Dân số (2012)Tổng cộng4.530 người[1]Mật độ34 người/km²KhácMã hành chính27676[2]

  • x
  • t
  • s

 

Một bến tàu ở Thạnh An

Thạnh An là xã đảo nằm cách trung tâm huyện Cần Giờ khoảng 8 km về phía bắc theo đường chim bay, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải
  • Phía tây giáp các xã Tam Thôn Hiệp và Long Hòa
  • Phía nam giáp vịnh Gành Rái và thị trấn Cần Thạnh
  • Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

Xã Thạnh An có diện tích 131,41 km², dân số năm 2012 là 4.530 người[1], mật độ dân số đạt 34 người/km².

Xã có hệ thống giao thông đối ngoại bằng đường thủy, không thuận lợi trong việc đi lại. Đường bộ là các tuyến đường liên ấp, đường nội bộ khu dân cư.

 

Trụ sở UBND xã Thạnh An

Xã Thạnh An được chia thành 3 ấp: Thạnh Hòa, Thạnh Bình, Thiềng Liềng. Trong đó, hai ấp Thạnh Hòa và Thạnh Bình nằm trên cùng một hòn đảo nhỏ.

Cuối thế kỷ XIX, Thạnh An là một làng thuộc tổng An Phú Hạ, tỉnh Bà Rịa. Vào năm 1900, chính quyền thực dân Pháp tách một phần tổng An Phú Hạ để thành lập mới tổng An Phú Tân, làng Thạnh An thuộc tổng An Phú Tân.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Thạnh An là xã trực thuộc quận Cần Giờ, ban đầu thuộc tỉnh Phước Tuy, năm 1960 chuyển về tỉnh Biên Hòa và đến năm 1965 lại chuyển về tỉnh Gia Định.

Sau năm 1975, xã Thạnh An thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Đồng Nai. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Duyên Hải được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh[3] và đến ngày 18 tháng 12 năm 1991 được đổi tên thành huyện Cần Giờ[4], xã Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ như hiện nay.

Ngày 1 tháng 4 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 530/QĐ-TTg về việc công nhận xã Thạnh An là xã đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (quyết định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021).[5]

Cù lao Gò Gia

 

 

Cù lao Gò Gia

Vị trí cù lao Gò Gia trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Cù lao Gò Gia là một khu vực rộng khoảng 3.400 ha được giới hạn bởi sông Gò Gia, sông Thị Vải và rạch Tắc Ông Cò. Khu vực này trước đây từng là lãnh thổ tranh chấp giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Theo Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực này thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; còn theo tỉnh Đồng Nai thì thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch.[6][7]

Ngày 5 tháng 12 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 114/NQ-CP về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Cù lao Gò Gia do lịch sử để lại[8]. Theo đó, Cù lao Gò Gia được công nhận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. ^ a b c “Quyết định 2976/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành”.
  4. ^ “Những giai đoạn phát triển sau khi Duyên Hải (Cần Giờ) sáp nhập Thành phố Hồ Chí Minh”. Cổng thông tin điện tử UBND huyện Cần Giờ. ngày 29 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ “Quyết định số 530/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận xã đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.
  6. ^ “TP HCM đề nghị công nhận Thạnh An là xã đảo”. vnexpress.net. ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ “Đồng Nai giao cù lao rộng hơn 3,4 ngàn ha cho TP.HCM”. plo.vn. ngày 24 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ “Nghị quyết 114/NQ-CP năm 2019 về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Cù lao Gò Gia do lịch sử để lại”.

  Bài viết về Thành phố Hồ Chí Minh này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thạnh_An,_Cần_Giờ&oldid=67717858”

Video liên quan

Chủ đề