Trước khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Bác Hồ kinh yêu đã dạy học ở trường nào

.

Cập nhật lúc: 20:37, 05/06/2021 (GMT+7)

(Báo Quảng Ngãi)- Có một địa danh lịch sử đã trở thành một địa chỉ văn hóa, một di tích truyền thống cách mạng; một điểm hẹn của lòng tự hào muôn người con đất Việt gửi gắm bao niềm tin yêu đó là: Bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước cách đây 110 năm.

Bến Nhà Rồng là một công trình kiến trúc được thực dân Pháp xây dựng khá sớm ở Sài Gòn. Tòa nhà có kiểu dáng mô phỏng kiến trúc Tây Âu thế kỷ XIX, nhưng trên nóc nhà đắp những con rồng theo kiểu phương Đông. Do vậy, người dân Sài Gòn quen gọi tòa nhà này là Nhà Rồng và bến cảng nơi đây là Bến Nhà Rồng... Tôi đã đến đây và bồi hồi nghe tiếng sóng vỗ. Tiếng sóng vỗ vào thời gian như hồi âm, vowơiới bao dạt dào cảm xúc về hình ảnh người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành vừa tròn 21 tuổi bắt đầu cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước.  

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Bác Hồ kinh yêu đã dạy học ở trường nào
Ngày 5.6.1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. ẢNH: TL
Người thanh niên đó xin làm phụ bếp với tên gọi Văn Ba - Một cái tên giản dị như tên gọi quen thứ bậc của người Nam Bộ trên con tàu Đô Đốc Latouche - Tréville của Pháp. Bất chợt ngân vọng trong tôi những lời ca da diết sâu nặng tình nghĩa mang âm hưởng ca dao Nam Bộ trong bài hát: “Bến Nhà Rồng” của nhạc sĩ Trần Hoàn: “Bến Nhà Rồng xa xưa vẫn còn đây/ Với chiếc cầu tàu nhưng mong Bác ở đâu/ Bùi ngùi xót xa về những ngày qua/ Lúc cập thuyền ai đã tiễn người đi/ Hay chỉ một mình Bác khăn gói ra đi ...”.

Đứng trước bến cảng Nhà Rồng tôi xúc động khi nghĩ về Bác: Người đã chọn nghề thủy thủ trên tàu viễn dương lênh đênh khắp phương trời mới có điều kiện đến nhiều nước. Tôi càng khâm phục và ngạc nhiên khi biết Bác ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng và một trái tim đầy nhiệt huyết lý tưởng cách mạng. Đây là một bước ngoặt lớn khi Bác chọn Sài Gòn từ Bến Nhà Rồng làm “bệ phóng” ra đi, vì bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy tuyến đường Pháp - Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ mở ra bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam, làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi cả số phận của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Bác ra đi với một tâm nguyện đó là giành: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu...”.

Đã có rất nhiều phong trào yêu nước của các văn nhân, sĩ phu nổ ra như phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Bội Châu... Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở vì vận mệnh dân tộc, Bác đã nhận ra con đường do những người đi trước sẽ không giải phóng được dân tộc, mà cần thiết phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, dân tộc. Vì thế, Bác phải ra nước ngoài xem Pháp và các nước độc lập phát triển như thế nào để về giúp đồng bào ta, đất nước ta thoát khỏi cảnh áp bức nô lệ. Người đã tìm đến Châu Âu nơi phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị để tìm hiểu những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của chính quốc, tìm hiểu thấu đáo tận gốc nơi đã sinh ra mọi chế độ thực dân thối nát và cực kỳ tàn bạo như chính người đã thấy trên đất nước mình.

Và sau này trong vòng 10 năm từ năm 1911 đến năm 1920, bàn chân Người từng in dấu trên các đại lục Âu - Á - Phi - Mỹ. Từ đó, Người rút ra kết luận: Chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn khám phá ra chân lý lịch sử:“Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Hành trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có cội nguồn bắt đầu từ những tháng ngày còn nhỏ, Bác đã theo cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gặp gỡ trao đổi với các nhà chí sĩ đã gieo vào lòng cậu bé Nguyễn Sinh Cung những hạt giống ươm mầm lòng yêu nước. Cũng như trước đó trên cánh võng  đay bên khung cửi dệt vải, thân  mẫu của Bác là bà Hoàng Thị Loan - một nghệ nhân hát phường vải xuất sắc, bằng những làn điệu dân ca từ mạch nguồn dân tộc đã ru Người lớn lên không chỉ là nhịp võng làng Sen, mà bằng cả đôi cánh của nhịp điệu dân ca bồi dưỡng tâm hồn thơ trẻ của Người lớn lên trong tình yêu quê hương, đất nước. Và từ ngôi trường Dục Thanh ở Phan Thiết, nơi Người dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn lên tàu xuất ngoại, người thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã chú tâm giảng dạy cho học sinh và cũng vun đúc cho mình những điều nhân nghĩa của lịch sử đất nước. Ngôi trường này do các chí sĩ yêu nước sáng lập nên như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh... Bác đã trang bị cho mình thêm những kiến thức mới và rèn luyện ý chí từ học hỏi qua những trang sách truyền thống yêu nước trước khi vào Bến Nhà Rồng đi “tìm hình của nước” như tứ thơ nổi tiếng của nhà thơ Chế Lan Viên.

Tại lễ kỷ niệm lần thứ 120 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2010) do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức ở Pháp, ông Han đơ - vi - lơ, Phó Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Các cuộc hành trình trong cuộc đời đã khiến Bác Hồ trở thành công dân của thế giới, đồng thời là đại sứ của Việt Nam trên khắp toàn cầu”. Bác Hồ có vốn ngoại ngữ hàng chục thứ tiếng, văn hóa của người là văn hóa của tương lai. Phải chăng đó chính là sự hội tụ, kết tinh phẩm chất và lý tưởng của một người yêu nước, yêu dân tộc đến với chủ nghĩa quốc tế cao cả. Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920 và trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc. 

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là khi điều kiện chín muồi ngày 3.2.1930 dưới sự chủ trì của Bác tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Ðảng thống nhất là Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước cứu dân thoát khỏi ách áp bức của thực dân phong kiến, thoát khỏi bần cùng lạc hậu. Tôi cứ hình dung Bác - Người thủy thủ ngoan cường trên con tàu hàng vượt mọi phong ba sóng gió biển khơi, cũng giống như Người sau này là một thuyền trưởng tài ba khéo léo lái con thuyền cách mạng Việt Nam qua bao chặng đường đấu tranh gian truân với một tinh thần lạc quan, quả cảm để cập bến thành công. Bác đã dám chấp nhận thử thách bão táp và chính trong bão táp càng tôi luyện phẩm chất lý tưởng đạo đức cách mạng kiên định của Người mà cho đến hôm nay, lớp lớp cháu con học tập và làm theo Người.

Ba mươi năm sau ngày từ Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, mùa xuân năm 1941, Người đã về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Bác đã trở về Tổ quốc đến bên cột mốc 108 biên giới Cao Bằng, nơi có non sông nước biếc núi Các Mác, suối Lê Nin. Tổ quốc đón bước chân đầu tiên của Người với: “Luận cương của Lê nin theo Người về quê Việt/ Biên giới còn xa nhưng Bác thấy đã đến rồi/ Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai...” (Chế Lan Viên). Màu hồng của đất nước phôi thai đã làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thần kỳ, chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử chấn động địa cầu, đại thắng mùa xuân 1975 làm nên bản hùng ca bất diệt thống nhất đất nước. Và con đường xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Bác đã và đang trở thành hiện thực.

Từ Bến Nhà Rồng Bác ra đi cũng chính là để trở về Thăng Long Hà Nội - Thủ đô hòa bình biểu tượng của rồng bay trong lòng người dân Việt Nam và của nhân loại thế giới...

Tùy bút: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba[1][2] để học hỏi những điều mà Người cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp.[3][4] Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 6 hàng năm là một dịp lễ lớn cùng với nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.[5][6]

Mô hình tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville nơi Nguyễn Tất Thành đi Pháp

  • Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng anh có thể làm được việc gì? Ông trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó thuyền trưởng nhận Thành vào làm phụ bếp.[12][13]
  • Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Hồ Chí Minh được lãnh là 50 franc Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.[12]

Cuối cùng, vào buổi trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville để tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi".[14]

Tàu Đô đốc Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong chuyến hành trình đó, tàu đi qua các nước như Singapore, Colombo thuộc Sri Lanka, Djibouti, Port Said và Marseille. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và đây là lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên nước Pháp.[12]

Vào tháng 9, Nguyễn Tất Thành đã viết thư đến tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.[15]

Kỷ niệmSửa đổi

Thuyết minh, giới thiệu về hành trình của Hồ Chí Minh

Việc tổ chức kỷ niệm "Ngày Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước" được diễn ra rộng rãi trên phạm vi cả nước Việt Nam nhưng những hoạt động chính lại diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tới dự lễ có lãnh đạo của Thành phố, các vị lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo, các thành phần dân tộc, một số đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh....[6][16][17]

Các hoạt động kỉ niệm diễn ra tại bến cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh,...[5] với nhiều hoạt động phong phú như mít tinh,[18] múa hát, họp mặt truyền thống, hội thảo,[9][19] tiến hành dâng hương, dâng hoa tại bảo tàng, báo công, tham quan các triển lãm, trưng bày hiện vật, hình ảnh[16] cho cả người lớn và thiếu nhi[6][20]

Nhận địnhSửa đổi

Các báo đài Việt Nam cho rằng, cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một bước ngoặt lớn, làm cho chủ nghĩa yêu nước của con người Việt Nam phát triển, mà sau này đã trở thành biểu tượng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và trong cuộc tái thiết và phát triển đất nước lên xã hội chủ nghĩa.[21]

Ông Lê Thanh Hải cho rằng:

Học giả William J. Duiker trong quyển tiểu sử Ho Chi Minh: A Life cho rằng những người ca ngợi Hồ Chí Minh đã làm lớn chuyện vài ba lời nói của Hồ Chí Minh về việc ra đi "tìm đường cứu nước", nhưng với thói quen phóng đại các sự kiện trong đời mình của Hồ Chí Minh, thì phải hoài nghi những lời nói đó. Dù sao đi nữa, Duiker cho rằng khi rời Sài Gòn năm 1911, Hồ Chí Minh chắc chắn đã có đầy lòng yêu nước và biết rõ những hành động bất công của chính quyền thực dân đối với đồng bào mình.[22]

Trong Văn hóaSửa đổi

Nhà thơ Chế Lan Viên có bài thơ: Người đi tìm hình của nước, mô tả việc Hồ Chí Minh lên tàu đi nước ngoài như:[23]

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Trong âm nhạc, để ghi nhận sự kiện này, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có sáng tác bài hát: Dấu chân phía trước trong đó với những câu hát mô tả như:

Khi tôi còn là hạt bụi Người đã lên tàu đi xa Khi quê hương còn chìm nổi. Người đã lên tàu đi xa. Khi tôi còn là hạt bụi. Người đã lên tàu đi xa. Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt Bước chân Bác đặt chốn này.

Nhạc sĩ Cao Việt Bách cũng sáng tác bài hát có tên: Tiếng hát từ thành phố mang tên người trong đó đoạn đầu có mô tả về sự kiện này.

Từ thành phố này người đã ra đi Bao năm mơ ước đón người trở về

Nhạc sĩ Thuận Yến có sáng tác bài Miền Trung nhớ bác trong đó có nêu về chi tiết Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước:[24]

Đường Miền Trung non xanh nước biếc Xin hỏi đường nào Bác đã qua đây Khi Bác tìm đường cứu nước ai hay Trời Bình Khê xanh trong bát ngát Lưu luyến một chiều Bác đến thăm Cha Chia sẻ ngọt lành trước lúc đi xa Biển Phan Thiết đêm đêm sóng hát Khúc tiễn đưa Bác đến bến Nhà Rồng Biển muôn đời hát mãi nỗi nhớ mong

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô đốc Latouche Tréville, nhưng chiếc nào? Học giả An Chi giải đáp”. Petrotimes.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ Báo Lao động. “Bến Nhà Rồng - nhớ "Người đi tìm hình của nước" | Báo Lao động Điện Tử - Tin tức online 24h”. Laodong.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, năm 1995, tập 1, trang 477, trích bài phỏng vấn Hồ Chí Minh của nhà báo Liên Xô Ôxip Manđenxtam: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế... Trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người ta như con vẹt.Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài."
  4. ^ “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam | Điện Biên Phủ Online”. Baodienbienphu.info.vn. ngày 28 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ a b c “Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ a b c “Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 -5/6/2011). | Sở Văn hóa Thể thao Du lịch”. Langson.gov.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ a b “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của Cách mạng Việt Nam”. Congannghean.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ a b c “Con đường Bác Hồ ra đi cứu nước”. BaoBinhDinh. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ a b “Hội thảo về hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chủ tịch”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  10. ^ Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết đến, BBC, 2.9.2003
  11. ^ William J. Duiker (2000). “Ho Chi Minh: A Life”. Hyperion. tr.44.
  12. ^ a b c d “SGGP Online- Từ Sài Gòn, Bác ra đi tìm đường cứu nước”. Sggp.org.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  13. ^ Báo Lao động. “Tìm lại cầu tàu nơi Bác Hồ rời cảng Sài Gòn”. Laodong.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ “Kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05-6-1911/05-6-2012), Tin tức, Đoàn - Hội Sinh viên, Đại Học Lạc Hồng”. Doanhoi.lhu.edu.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ Sophie Quinn-Judge (2002). “Ho Chi Minh: The Missing Years”. University of California Press. tr.24.
  16. ^ a b “Kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước | Thanh Niên Online”. Thanhnien.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  17. ^ “Chính trị - Xã hội”. Tuoitre.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  18. ^ “Kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước | ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM”. VOV.VN. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.[liên kết hỏng]
  19. ^ 30 Tháng Ba 2012 1:40:00 CH. “Kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2012): Kiên đỊnh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới - Tin tức sự kiện”. Quan12.hochiminhcity.gov.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  20. ^ “Kỷ niệm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  21. ^ Thứ Ba, 05/06/2012 10:53. phố Hồ Chí Minh%5d%5d-ky-niem-101-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc.htm “[[Thành phố Hồ Chí Minh]] kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước | Thời sự trong nước | Người Lao động Online” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Nld.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  22. ^ William J. Duiker (2000). Ho Chi Minh: A Life. Hyperion. tr.45.
  23. ^ “Người đi tìm hình của nước - Quân đội nhân dân - Sự kiện và nhân chứng”. Qdnd.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  24. ^ “Miền Trung nhớ Bác — Tỉnh Đoàn Đồng Nai”. Doantncshcm.dongnai.gov.vn. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.

Chủ đề Hồ Chí Minh