Trái Đất quay quanh mặt Trời sinh ra hệ quả nào

I. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình e-lip và theo hướng từ Tây sang Đông.

Trái Đất quay quanh mặt Trời sinh ra hệ quả nào

- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, ở trục Trái Đất có các đặc điểm:

+ Thời gian chuyển động một vòng của Trái Đất quanh Mặt trời là 365 ngày 6h.

+ Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc khoảng 66°33'.

+ Sau 3 năm có 365 ngày sẽ có một năm có 366 ngày. Năm đó gọi là năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày.

II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

1. Hiện tượng mùa

- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động => sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất.

- Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng => mùa nóng; ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn, nhận được ít nhiệt và ánh sáng => mùa lạnh.

=> Trong cùng một thời điểm, mùa ở 2 bán cầu ngược nhau.

Trái Đất quay quanh mặt Trời sinh ra hệ quả nào

2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

- 21 – 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên trái Đất đều có ngày và đêm dài bằng nhau.

- Sau 21 – 3 đến trước 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, sau 23 – 9 đến trước 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn.

=> Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài.

- Đường phân chia sáng – tối không trùng trục Trái Đất => Các địa điểm ở hai bán cầu có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.

- Độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu ngược nhau.

Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?

Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:

Trong Hệ Mặt Trời, tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:

Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là

Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là:

- Là chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Mặt trời lên thiên đỉnh (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất lúc 12h trưa) trong vùng nội chí tuyến:

+ Mọi địa điểm nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam trong năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Tại chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam chỉ có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, vào ngày: 

+ Chí tuyến Bắc: 22/6

+ Chí tuyến Nam: 22/12

+ Xích đạo: 21/3 ; 23/9

II. Các mùa trong năm

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Mỗi năm có 4 mùa:

+ Mùa xuân.

+ Mùa hạ.

+ Mùa thu.

+ Mùa đông

- Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu.

Ở Bắc bán cầu, theo dương lịch ngày bắt đầu các mùa là 21/3(Xuân phân), 22/6 (Hạ chí), 23/9 (Thu phân), 22/12 (Đông chí). Theo âm - dương lịch ngày bắt đầu các mùa sớm hơn dương lịch 45 ngày.

- Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

1. Ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Xét ở Bán cầu bắc, theo dương lịch

+ Mùa xuân, mùa hạ (21/3 đến 23/9): Ngày dài hơn đêm.

+ Mùa thu, mùa đông: Ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 22/6 có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất.

+ Ngày 22/12 có ngày ngắn nhất, đêm dài nhất.

- Ở bán cầu Nam thì ngược lại.

2. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ

- Xích đạo ngày đêm luôn dài bằng nhau và bằng 12 giờ.

- Càng về phía cực sự chênh lệch về độ dài ngày đêm càng tăng.

- Vùng gần cực, vùng cực có ngày/ đêm dài 24 giờ. Vùng cực trong năm có 1 ngày đêm với ngày dài 6 tháng và đêm dài 6 tháng.  

Trái Đất quay quanh mặt Trời sinh ra hệ quả nào

60 điểm

NguyenChiHieu

Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây? A. Các mùa trong năm. B. Sự luân phiên ngày, đêm. C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.

D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Tổng hợp câu trả lời (2)

B

Đáp án B. Giải thích: Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng -> sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm. Các hệ quả ý A, C, D là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời sinh ra.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Bồi tụ được hiểu là quá trình: A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất D. Tạo ra các mỏ khoáng sản
  • Đâu là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên? A. Con người chặt phá rừng bừa bãi. B. Bón phân, cày xới đất. C. Trồng rừng ngập mặn ven biển. D. Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp
  • Cho bảng số liệu: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm? A. Tròn B. Miền C. Đường D. Cột
  • Đồng USD của Hoa Kỳ được coi là ngoại tệ mạnh vì: A. Có mệnh giá cao nhất trong các đồng tiền của thế giới. B. Được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. C. Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển, giá trị xuất nhập khẩu lớn, chi phối nhiều đối với nền kinh tế thế giới. D. Được bảo chứng bởi nguồn vàng dự trữ lớn
  • Hiện nay các khu vực nào dưới đây có tỷ lệ người mù chữ cao nhất thế giới? A. Châu Phi. B. Các nước Ả-rập và Nam Á. C. Châu Phi và Nam Á. D. Châu Phi, Nam Á và các nước Ả-rập
  • Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Đông Nam Á là A. mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và ẩm. C. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và ẩm. B. mùa hạ nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô. D. mùa hạ nóng và khô, mùa đông lạnh và khô.
  • Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "tổng lượng nước sông hằng năm nhỏ , chủ yếu tập trung vào mùa đông "? A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa. C. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải. D. Khí hậu ôn đới lục địa.
  • Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là: A. Môi Trường tự nhiên B. Môi trường xã hội C. Môi trường nhân tạo D. Phương thức sản xuất
  • phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và tại sao cùng xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nhưng gió mậu dịch nói chung là khô và ít mưa,còn gió tây ôn đới lại ấm áp và mưa nhiều
  • Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp thể hiện nào dưới đây? A. Vùng phân bố. B. Đường chuyển động. C. Kí hiệu. D. Chấm điểm.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Câu 13: Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Lời giải

– Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

+ Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22-12) cho tới 23°27 B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27 N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

– Hiện tượng mùa

+ Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về

+ Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm.

+ Người ta chia một năm ra bốn mùa: xuân, hạ thu, đông.

+ Các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu bắc.

+ Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.

• Mùa xuân từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (lập xuân) đến ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (lập hạ).

• Mùa hạ từ ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ) đến ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập thu).

• Mùa thu từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập thu) đến ngày 7 hoặc ngày
8 tháng 8 (lập đông).

• Mùa đồng từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập đông) đến ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (lập xuân).

– Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 21-3 đến ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu Bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. ở bán cầu Nam thì ngược lại, đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 23-9 đến ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.

+ Riêng hai ngày 21-3 và ngày 23-9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.

+ Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng
gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng, ở hai cực, sô” ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt sáu tháng.