Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metan bằng phương pháp nào sau đây

Câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm metan được điều chế bằng cách nào?

A. Cracking n – butan

B. Nung natri axetat với hỗn hợp vôi tôi- xút.

C. Cho metanol tác dụng với HI

D. Điện phân dung dịch natri axetat.

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Nung natri axetat với hỗn hợp vôi tôi- xút.

Giải thích:

Vì CH4không tan trong nước nên ta dùng phương pháp đẩy nước.

Vì CH4 nhẹ hơn không khí nên khi tiến hành thí nghiệm, hơi để chúc miệng ống nghiệm xuống để tránh hơi nước hút lên ống nghiệm, gặp thủy tinh đang nóng sẽ gây nứt, vỡ ống nghiệm, như hình vẽ sau:

Phương trình hoá học:

Kiến thức mở rộng:

1. Khí metan là gì?

Mêtan là một hợp chất hóa học vớicông thức hóa họcCH4(một nguyên tửcacbonvà bốn nguyên tử củahydro). Nó là mộthydruanhóm 14và làankanđơn giản nhất, và là thành phần chính củakhí tự nhiên.

Mêtan xuất hiện tự nhiên được tìm thấy cả dưới mặt đất và dướiđáy biển, và được hình thành bởi cả quá trình địa chất và sinh học. Hồ chứa khí metan lớn nhất nằm dưới đáy biển dưới dạngclathrat metan.

Bề ngoài: khí trong suốt, lửa màu xanh da trời

Ởnhiệt độ phòngvàáp suất tiêu chuẩn, metan là một loại khí không màu, không mùi.

2. Tính chất hoá học của metan:

- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: Trong phản ứng cháy của metan có một số bước. Trước tiên, mêtan tạo ragốcmetyl(CH3), gốc này phản ứng vớiôxysinh raformaldehyde(HCHO) cho gốc formyl (HCO) để tạo thànhcacbon monoxit

- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: Được dùng trong sản xuấtfomanđehit, bột than, khí đốt,...

- Phản ứng nhiệt phân metan: Metan bị nhiệt phân bằng cách nung nóng nhanh metan với 1 lượng nhỏoxiở nhiệt độ khoảng 1500oC.

Oxi được dùng để đốt cháy 1 phần metan, cung cấp thêm nhiệt cho phản ứng.

- Hoạt hóa Hydro: Liên kết cộng hóa trịgiữa C-H trong metan thuộc loại bền nhất trong hydrocacbon. Tuy nhiên, metan vẫn là nguyên liệu khởi đầu chính trong sản xuất Hydro. Việc tìm kiếm cácxúc táccó tác dụng thúc đẩy dễ dàng sự hoạt hóa Hydro trong metan và cácankanbậc thấp khác là một lĩnh vực nghiên cứu khá quan trọng trongcông nghiệp.

- Phản ứng thế halogen: Mêtan phản ứng vớiHalogencho ra dẫn xuất halogen của metan và hidro halogenua.

- Phản ứng phân hủy:

Metan có thể bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1000oC

CH4→ C + 2H2

hoặc khi tác dụng với Cl2khi đun nóng hoặc Flo ở điều kiện thường, tạo thành muội than và khí axitCH4+ 2Cl2→ C + 4HCl

3. Phương pháp điều chế khí metan

Từnhôm cacbua Al4C3

Al4C3+ 12H2O → 4Al(OH)3+ 3CH4↑

Al4C3+ 12HCl → 4AlCl3+ 3CH4↑

Từ CH3COONa (phản ứngvôi tôi xút) có xúc tác CaO ở nhiệt độ cao.

Phản ứng trực tiếp có xúc tácNiken(hiệu suấtrất thấp)

Từ CO : CO + 3H2→ H2O + CH4↑

Từđườngglucose(C6H12O6): C6H12O6→ 3CO2+ 3CH4

Từ khí thiên nhiên

Phản ứngcrackingankantừ 3C trở lên (thường là crackingpropantại propan sẽ cho ra sản phẩm là metan trực tiếp)

4. Trong phòng thí nghiệm metan được điều chế bằng cách

Vì CH4 không tan trong nước nên ta dùng phương pháp đẩy nước

Vì CH4nhẹ hơn không khí nên đầu ống nghiệm đựng hỗn hợp rắn phải chúc xuống dưới:

Điều chế metan

Câu hỏi: Cách điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm?

Lời giải:

Điều chế Metan CH4 trong phòng thí nghiệm

1. Hóa chất và dụng cụ

a. Hóa chất: CH3COONa, NaOH, CaO, H2O

b. Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, chậu thủy tinh, nút cao su, ống dẫn khí bằng thủy tinh, đèn cồn.

2. Phương pháp thu khí

Sử dụng phương pháp đẩy nước, vì metan là chất khí ít tan được trong nước.

3. Điều kiện xảy ra phản ứng.

Điều kiện đun nóng hỗn hợp

4. Cách thực hiện thí nghiệm

  • Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình trên.

5. Phương trình hóa học

*Lưu ý khi điều chế khí Metan:

  • Thu metan bằng phương pháp đẩy nước do metan không tan trong nước.
  • Phải dùng CaO mới, không dùng CaO đã rã, CH3COONa phải thật khan trước khi làm thí nghiệm. Nếu hỗn hợp phản ứng bị ẩm thì phản ứng xảy ra chậm.
  • Phải đun nóng bình cầu khí metan mới thoát ra không để ngọn lửa lại gần miệng ống thoát khí.
  • Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện tượng nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.
  • Khi tháo rời thiết bị nên làm trong tủ hút và tắt hết lửa xung quanh
  • Sử dụng glixerol để bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa thủy tinh và cao su

    Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Metan CH4 và các tính chats và ứng dụng của chúng nhé:

Thông tin về khí metan CH4

Khí Metan hay methane là một gọi hydrocarbon đơn giản nhất của nhóm ankan, nó còn có tên gọi khác là khí bùn ao với công thức hóa học tổng quát: CH4 .

Khí metan là thành phần chính của khí tự nhiên hay khí dầu mỏ, phần lớn được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ hay quá trình chưng cất sản xuất khí dầu mỏ.

Một số tính chất vật lí của khí metan CH4:

  • Ở điều kiện tiêu chuẩn thì khí metan là chất khí nhẹ hơn không khí không màu, không có mùi và không vị.
  • Nó là một chất khí độc hại và rất dễ cháy, khi cháy tạo ngọn lửa màu xanh da trời.
  • Nhiệt độ hóa lỏng của metan: −162 °C, nhiệt độ hóa rắn của metan:  −183 °C.
  • Khối lượng riêng của metan là: 0.717 kg/m3
  • Metan không tạo ra những liên kết hiđro nên không hòa tan trong những dung môi phân cực như nước mà chỉ tan trong các dung môi không phân cực. Khí metan cũng không có tính dẫn điện

Đặc điểm tính chất hóa học của metan:

Các tính chất hóa học của metan quan trọng mà các bạn cần nhớ là phản ứng thế với halogen như clo, brom. Nó phản ứng với hơi nước và tạo ra khí hidro, khí metan tác dụng với oxi gây cháy và  phản ứng phân hủy metan ra axetilen C2H2.

Phản ứng của metan thế H bằng halogen khi có ánh sáng

  • Khi có ánh sáng hoặc nhiệt độ, thì halogen có thể thế lần lượt từng phân tử H trong phân tử metan tạo thành dẫn xuất metyl halogen

 CH3-H + X2 →(hv/to)  CH3-X+ HX

Phản ứng có thể tiếp tục xảy ra để tạo sản phẩm di-, tri-, tetra halogen

  • Ví dụ: metan tác dụng brom

Br2 + CH4    → CH3Br +    HBr

  • Clo hóa CH4 ở điều kiện ánh sáng có thể thu được CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, CCl4

CH4 + Cl2  → CH3Cl + HCl

CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl

CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl

CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl

Khả năng phản ứng của dãy halogen theo thứ tự F2 > Cl2 > Br2 > I2

Tính chất hóa học của metan tác dụng với hơi nước H2O.

  • CH4 + H2O →(700-900oC, Ni) CO + 3H2
  • Phản ứng này thường được dùng để điều chế khí hidro

Khí metan tác dụng với oxi phản ứng cháy oxi hóa:

  • CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
  • Phản ứng đốt cháy khí metan này là phản ứng hóa học quan trọng nhất của khí metan. Phản ứng khí metan tác dụng với oxi tỏa ra rất nhiều nhiệt nên CH4 thường được dùng sử dụng chủ yếu làm khí đốt, nhiên liệu.

Phản ứng phân hủy metan ra axetilen

  • Phản ứng phân hủy metan tạo thành axetilen ở 1500oC nên nó là cách điều chế C2H2 từ CH4 phổ biến hiện nay:
  • 2CH4 →1500oC, làm lạnh nhanh tạo ra C2H2 + 3H2

Khi cho metan tác dụng với khí Clo ở nhiệt độ cao, phản ứng phân hủy metan sẽ tạo thành muội than và khí hidro clroua.

Người ta sản xuất khí metan bằng cách nào?

Hiện nay có nhiều cách sản xuất khí metan, tùy theo quy mô mà người ta chọn lựa phương pháp điều chế metan và cách thu khí CH4 khác nhau.

1. Điều chế CH4 trong công nghiệp

Ở quy mô công nghiệp, cách thu khí CH4 và các đồng đẳng của nó được tách từ khí thiên nhiên và dầu mỏ. Đây là cách điều chế CH4 dễ dàng và nhanh chóng.

2. Cách điều chế metan trong phòng thí nghiệm

Một số cách điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm như sau:

Khi cần một lượng nhỏ metan, người ta nung natri axetat chung với vôi tôi xút, hoặc điều chế metan bằng cách cho nhôm cacbua tác dụng với nước:

Điều chế CH4 từ nhôm cacbua:

  • Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

Phản ứng muối natri axetat với xút tạo khí metan (nhiệt phân muối natri của axit carboxylic):

  • CH3–COONa + NaOH →(CaO, to) Na2CO3 + CH4

Cách điều chế metanol bằng phản ứng cộng hidro vào cacbon:

Cách điều chế CH4 từ khí CO:

Hoặc điều chế CH4 bằng cách khử các dẫn xuất methyl của các halogen, ancol hay carbonyl.

Ứng dụng của khí metan:

  • Như đã nhắc ở trên thì khí metan cháy tỏa nhiều nhiệt, vì vậy CH4 được dùng làm nhiên liệu phổ biến trong đời sống và sản xuất.
  • Metan là nguyên liệu để điều chế khí hiđro hay điều chế axetilen C2H2 từ CH4,…
  • Ngoài ra khí metan còn được sử dụng để điều chế bột than và nhiều chất hóa học khác.

Dù được dùng nhiều nhưng khí metan gây hiệu ứng nhà kính tạo ảnh hưởng đến con người, sinh vật cả động vật và thực vật cũng như môi trường.