Trẻ sơ sinh sau tiêm bao lâu thì tắm

Trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần? Bé sợ tắm, quấy khóc thì mẹ phải làm sao? Đây là những câu hỏi rất nhiều chị em thắc mắc khi tắm, vệ sinh cơ thể cho bé. Vậy hãy cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Trẻ sơ sinh sau tiêm bao lâu thì tắm
Trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần

Dưới đây là những câu hỏi chúng tôi đã tóm tắt lại, liên quan đến vấn đề tắm gội cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần?

Hỏi: Chuyên gia cho cháu hỏi trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần ạ? Tít nhà cháu được hơn 2 tuần, mẹ chồng bảo không cần tắm nhiều, sợ ốm nhưng quấn tã, bỉm cả ngày như vậy mà không tắm thì khó chịu lắm, có khi còn mắc bệnh ấy. Cháu không biết phải làm sao nữa?

Chuyên gia giải đáp: Thực tế, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào về việc trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng sức khỏe, độ tuổi của bé cũng như yếu tố thời tiết (trời nóng hoặc lạnh).

Vào những ngày đầu sau khi sinh, rốn của trẻ chưa rụng, hệ miễn dịch cũng còn rất yếu nên mẹ không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm. Thay vào đó, có thể cách ngày tắm 1 lần.

Sau 6 tuần, khi rốn của trẻ đã khô, mẹ có thể tắm hàng ngày cho bé bằng chậu nước. Tuy nhiên, vào những ngày mùa đông lạnh, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh 2 – 3 ngày/lần. Hàng ngày chỉ cần dùng khăn mềm để lau người, đặc biệt là các bộ phận như: nách, bẹn, hậu môn, cổ chân, cổ tay, bộ phận sinh dục…..

  • Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc thét đòi bế: Mẹo nào để con ngoan hơn?

Trẻ sơ sinh sau tiêm bao lâu thì tắm

Trẻ sơ sinh sợ tắm thì phải làm sao?

Hỏi: Không biết có ai nuôi con vất vả như cháu không, đã ít sữa thì chớ, mỗi lần vắt là 1 lần đau đớn. Xong đến khoản tắm giặt cho con cũng khổ. Cứ chuẩn bị cho chạm vào nước là con lại khóc thét lên như có người đánh. Không biết trẻ sơ sinh sợ tắm như này thì phải làm sao ạ?

Chuyên gia giải đáp: Trẻ sơ sinh sợ tắm không phải là tình trạng hiếm gặp nên bạn cũng không cần lo lắng quá. Nguyên nhân có thể do: nhiệt độ của nước (quá nóng hoặc quá lạnh), sợ mùi hương hoặc sợ xà phòng, sữa tắm chảy vào mắt, sợ mẹ kỳ cọ quá mạnh. Hoặc đơn giản là do một số trẻ nhút nhát, không quen với nước nên sợ tắm.

Việc mẹ cần làm lúc này là thật kiên nhẫn và bình tĩnh, điều chỉnh lại nhiệt độ nước thích hợp, sử dụng dầu gội hoặc sữa tắm có mùi hương dịu nhẹ. Chú ý không để bọt dính vào mắt trẻ. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh sợ tắm, mẹ cần kỳ cọ hết sức nhẹ nhàng, tốt nhất nên dùng khăn mềm và cho bé tiếp xúc với nước từ từ để tránh cảm giác sợ hãi.

Để phân tán sự tập trung và giảm cảm giác sợ hãi cho trẻ, mẹ có thể sử dụng đồ chơi hoặc trò chuyện với bé khi tắm.

  • Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống bổ sung thêm nước không?

Trẻ sơ sinh sau tiêm bao lâu thì tắm

Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Hỏi: Khi tắm cho trẻ sơ sinh có cần lưu ý gì không ạ? Cháu sinh con so nên mọi thứ đều bỡ ngỡ, không biết gì cả, đặc biệt lần nào tắm cho con cũng cảm thấy bối rối, chỉ sợ con ốm hoặc cảm lạnh thì mệt.

Chuyên gia giải đáp: Tắm cho trẻ sơ sinh đòi hỏi người mẹ phải khéo léo, tỉ mỉ để không làm đau bé cũng như tránh tình trạng lóng ngóng, tắm quá lâu khiến bé bị nhiễm lạnh. Để thực hiện tốt công việc này, mẹ cần lưu ý:

– Không tắm quá lâu, tốt nhất chỉ trong vòng 5 – 10 phút.

– Mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Tốt nhất nên tắm cho bé vào thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 tùy thuộc theo mùa.

– Nước tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất nên dao động từ 38 – 40 độ C. Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc thử bằng ngón tay, sao cho ấm vừa phải.

– Mẹ có thể sử dụng sữa tắm, xà bông chuyên dành cho trẻ sơ sinh nhưng chỉ nên bắt đầu dùng khi bé đã được 4 – 6 tuần tuổi.

– Sau khi tắm xong cần dùng khăn mềm lau khô người và đầu tóc rồi mới mặc quần áo.

– Chú ý theo dõi cảm nhận của trẻ, nếu trẻ sơ sinh sợ tắm, khóc thét thì nên tắm nhanh nhất có thể.

– Khi tắm cho trẻ sơ sinh có thể kết hợp massage cơ thể bé để bé cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

– Không nên tắm cho bé trong các trường hợp: vừa mới ăn no, đang bị ốm sốt, cảm lạnh, vừa ngủ dậy, vừa nôn trớ, vừa đi tiêm phòng về hoặc khi vừa ngủ dậy, bụng đang đói…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh mấy ngày thì tắm 1 lần? Và giải pháp khi trẻ sơ sinh sợ tắm. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì, các mẹ có thể để lại bình luận phía bên dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Mabio.vn

Nhiều gia đình băn khoăn về chăm sóc và theo dõi phản ứng sau tiêm với các em bé ngay sau sinh. Các bác sĩ sản – nhi và chuyên gia của Chương trình TCMR Quốc gia sẽ chia sẻ tới các cha mẹ về lịch tiêm và chăm các bé sơ sinh sau tiêm chủng

Thắc mắc thường gặp

“Khi bé mới ra đời mà đã tiêm vắc xin tại bệnh viện thì có nguy cơ phả ứng không vì em cảm thấy bé còn quá non nớt. Nếu có phản ứng, làm sao nhận biết được vì bé mới ra đời, hầu như chỉ ngủ suốt thôi”, đó là một trong những băn khoăn của không ít cha mẹ với em bé. Chia sẻ về băn khoăn này, chuyên gia cho biết, trước sinh các bà mẹ được tư vấn về vắc xin cần tiêm cho cho bé 24 giờ đầu sau sinh (viêm gan B sơ sinh, vắc xin phòng lao).

Để chuẩn bị cho mũi vắc xin tiêm chủng “đầu đời”, tất cả các trẻ sơ sinh đều được khám sàng lọc trước tiêm. Khám sàng lọc giúp phát hiện các trường hợp cần trì hoãn tiêm, đó là trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn (mẹ bị sốt trước, sau sinh); trẻ bị suy hô hấp khi sinh; những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó; trẻ có mẹ bị nước ối bẩn; thai già tháng; bé dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý cần cân nhắc khi chỉ định tiêm với các bé có nguy cơ hạ đường huyết (đặc biệt lưu ý với các trẻ sinh to, có cân nặng lúc chào đời từ 4 kg trở lên).

Các chuyên gia cũng lưu ý với trẻ sinh thường, khỏe mạnh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó trong 2 giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được theo dõi về ổn định nhịp thở, da hồng và chỉ tiêm vắc xin khi bú tốt. Trước tiêm các mẹ nên cho bé bú đủ, tránh cho bé bị hạ đường huyết do đói. Sau tiêm bé tiếp tục được theo dõi: nhịp thở đều, môi hồng…Nếu các bà mẹ và gia đinh thấy bất cứ vấn đề gì không yên tâm cần báo cho bác sĩ.

Trẻ sơ sinh sau tiêm bao lâu thì tắm

Tiêm mũi vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện

Nhận biết phản ứng bất thường

Ngoài ra, với trẻ nhỏ khi sau tiêm chủng  tại trạm y tế cần được ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

Tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 

Nếu trẻ sốt, cần cặp nhiệt độ và theo dõi, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Các bà mẹ cần lưu ý không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

Đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như:  sốt cao ( ≥ 39°C), co giật, phát ban, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, ….hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Lịch tiêm chủng  các vắc xin miễn phí cho trẻ nhỏ trong TCMR:

-          Sơ sinh : tiêm vắc xin phòng Lao và vắc xinViêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

-          Trẻ 2,3,4 tháng tuổi: tiêm vắc xin phối hợp  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib mũi 1 và uống vắc xin Bại liệt lần 1

-          Trẻ 5 tháng tuổi: tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV)

-          Trẻ 9 tháng: tiêm Sởi mũi 1

-          Trẻ 18 tháng: tiêm nhắc  Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván mũi 4 và tiêm vắc xin Sởi – Rubella.

-          Trẻ từ 1- 5 tuổi: tiêm 3 mũi vắc xin  Viêm não Nhật Bản 

CTV LC - Dự án TCMR