Trần đại nghĩa là ai

Sinh thời, Thiếu tướng - Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã tâm sự trong một lần trò chuyện cùng cơ quan báo chí như vậy. Từ ngày được phong hàm tướng (1948) cho đến khi qua đời (1997), suốt nửa thế kỷ ông mang trên vai quân hàm thiếu tướng. Nhưng trong kháng chiến chống Pháp, ông chỉ mặc đồ bà ba, mặc quân phục như bộ đội, chẳng bao giờ đeo “lon”.

Ông Lý Toét ở Paris

Năm 1936, từ Việt Nam sang Pháp, Phạm Quang Lễ (tên khai sinh của thiếu tướng Trần Đại Nghĩa) thi vào Trường Quốc gia cầu cống Paris. Đây là ngôi trường danh giá của nước Pháp. Chẳng hề đi chơi, sau giờ lên giảng đường, ông đóng cửa trong phòng mà học. Nhiều bạn học gọi là “ông Lý Toét ở Paris”. Làm việc 16 giờ/ngày mà ông vẫn thấy không đủ. Luôn canh cánh về tính mạng của đồng bào trước vũ khí hiện đại của thực dân Pháp, ông vào các thư viện lớn, tìm hiểu về vũ khí, thuốc nổ. Cuối năm 1946, ông theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước. Từ đây, tài năng chế tạo vũ khí của ông được dịp phát huy.

Đó là những ngày chuẩn bị Toàn quốc kháng chiến (12.1946). Xe tăng, xe bọc thép của Pháp nghênh ngang tung hoành mà Việt Minh chưa có thứ vũ khí nào để ngăn được. Để phá chiến xa, lục quân Nhật dùng bom ba càng, tuy rất có hiệu lực nhưng không an toàn. Bom nổ, xe tăng bị phá hủy, đồng nghĩa với người sử dụng phải hy sinh. Một số cảm tử quân Hà Nội sau đó đã xả thân như vậy. Riêng kỹ sư Trần Đại Nghĩa không có ý định nghiên cứu sản xuất bom ba càng mà chỉ nghiên cứu sử dụng thứ vũ khí này sao cho an toàn.

Lúc này, ông nghĩ đến bazoka. Ông đã được biết về uy lực của súng, đạn bazoka khi quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp. Sau một tuần lễ về Hà Nội, ông lên Thái Nguyên nghiên cứu làm đạn chống tăng. Đầu năm 1947, từ Hà Đông, súng và đạn bazoka 60 li của Việt Minh do Trần Đại Nghĩa chế tạo đã thể hiện uy lực khi khiến xe tăng và xe bọc thép của Pháp đứng khựng. Cùng với những sáng chế tiếp theo trong ngành quân giới, ông được mệnh danh là “Ông Phật làm súng” với nhiều huyền thoại xung quanh cuộc đời mình.

Trần đại nghĩa là ai

Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa (mang kính) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem triển lãm vũ khí (1950)

Ảnh: Tư liệu K.M.S

Ngôi nhà của gia đình thiếu tướng Trần Đại Nghĩa trầm mặc trên phố Hàng Chuối (Hà Nội). Ít ai ngờ một trí thức tên tuổi lừng lẫy thế giới vậy mà nếp sinh hoạt giản dị như mọi gia đình xung quanh. Vợ chồng đại tá Trần Dũng Trí, con trai cả của ông, kể:

“Sau ngày đất nước thống nhất, người thân của ông từ Vĩnh Long ra cũng phải bất ngờ. Cứ tưởng Bộ trưởng Trần Đại Nghĩa phải ở sang trọng thế nào...”.

Giờ đây, ông Nghĩa đã đi xa hơn 20 năm. Bà Nguyễn Thị Khánh đã ngoài 90 tuổi, sinh sống trong TP.HCM. Các con của ông bà kể lại: “Đám cưới cha mẹ mình được tổ chức rất đơn giản tại Cục Quân giới (Bắc Kạn) vào giữa tháng 8.1947. Nhiều người nhắc nên mời Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới dự nhưng ông gạt ngay: “Bác và anh Văn đang rất bận việc nước, không nên để chuyện riêng ảnh hưởng việc chung””.

Ngày ông qua đời, theo phong tục tang ma truyền thống Việt Nam có rải vàng mã, nhưng bà Khánh nói với các con, lúc còn sống, ông không mê tín, nay ông không còn cũng đừng mua vàng mã rải đầy đường, vất vả cho người lao công quét dọn.

Khi Cố vấn Phạm Văn Đồng vào TP.HCM, ghé thăm thiếu tướng Trần Đại Nghĩa và hỏi: “Người ta nói thanh niên bây giờ sa sút vậy, theo anh thì làm sao để thanh niên phát triển tốt lên để xây dựng đất nước?”. Ông Nghĩa trả lời: “Nếu có một bộ phận thanh niên sa sút về lối sống và chí tiến thủ thì hẳn là do các bạn trẻ ấy khi vào đời không được tận mắt thấy tính chất dũng cảm của người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến gian khổ!”. Theo ông, đổ lỗi cho thanh niên thì không nên mà phải tự trách người lớn đã không biết giáo dục cho lớp trẻ biết chịu khó học trong cái nghèo, cái khó, biết cần cù lao động.

Tin liên quan

Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học lớn, được biết đến với danh hiệu “ông vua” vũ khí. Đồng thời, ông còn là người đặt nền móng xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiểu sử, cống hiến của Giáo sư Nghĩa với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Việt. Vì vậy, quý độc giả đừng vội lướt qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Tiểu sử Trần Đại Nghĩa

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nhà giáo nghèo. Lúc 6 tuổi, ông mồ côi cha, được mẹ và chị gái tần tảo nuôi dưỡng ăn học.

Trần đại nghĩa là ai

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Năm 1933, ông đã thi đỗ đầu 2 bằng tú tài là: Việt và Tây. Nhưng do nhà nghèo, không có tiền học tiếp ở Hà Nội nên ông đã quyết định đi làm giúp mẹ, chị và nuôi chí vươn lên.

Sau 2 năm làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, ông đã gặp nhà báo Dương Quang Ngưu – người giúp ông có được học bổng Chasseloup-Laubat du học tại Paris.

Năm 1935, ông đi du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: ĐH Bách khoa Paris, ĐH Mỏ, ĐH Điện, ĐH Sorbonne, ĐH Cầu đường Paris.

Sau đó, Phạm Quang Lễ ở lại Pháp làm việc tại Trường Quốc gia Hàng không và Vũ trụ. Đến năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.

Những cống hiến vô giá của ông Nghĩa cho ngành công nghiệp quốc phòng

Trong điều kiện cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quân giới là một thách thức không nhỏ đối với Trần Đại Nghĩa.

Trần đại nghĩa là ai

Trần Đại Nghĩa có rất nhiều cống hiến vô giá cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Tuy nhiên, với kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập ở nước ngoài, sự thông minh, sáng tạo sẵn có, ông đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu, chỉ đạo nghiên cứu sản xuất vũ khí để phục vụ quân, dân ta chiến đấu.

Ở điều kiện khó khăn và thiếu thốn về nhiều mặt, ông cùng với các đồng đội của mình đã chế tạo súng, đạn bazoka, súng đại bác không giật và bom bay thành công. Đây là các loại vũ khí có trì độ hiện đại mang tầm cỡ thế giới lúc bấy giờ.

Ngày 3/3/1947, súng đạn bazoka đã góp phần bẻ gãy cuộc tấn công của địch ở vùng Chương Mỹ, Quốc Oai. Đạn này còn bắn chìm cả tài chiến Pháp trên sông Lô trong chiến dịch Thu Đông năm 1947.

Sau đạn bazoka, súng đại bác không giật SKZ xuất hiện lần đầu trong trận Phố Lu, góp phần đánh phá nhiều lô cốt của địch. Năm 1950, loại súng này trong một đêm đã loại bỏ 5 đồn giặc tại chiến trường Nam Trung Bộ.

Tiếp đó là loại bom bay tương tự như loại V1, V2 của Đức, Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu và chế tạo thành công để đánh đòn chí mạng vào các điểm co cụm của địch. Loại bom này đã góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Pháp.

Những vũ khí của Trần Đại Nghĩa ra đời đã đưa trí tuệ Việt Nam vươn lên đến đỉnh cao của nền khoa học thế giới lúc bấy giờ.

Trần Đại Nghĩa là một đại trí thức, nhà khoa học anh hùng

Sau khi cuộc chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề về khoa học.

Trần đại nghĩa là ai

Sau khi cuộc chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Trần Đại Nghĩa được chuyển sang lĩnh vực dân sự và đặc trách các vấn đề về khoa học

Ông từng giữ nhiều chức vụ như: Giám đốc đầu tiên của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương, Bộ Công nghiệp nặng, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước,... và nhiều chức vụ khác.

Đến năm 1948, trong đợt Đại hội Anh hùng đầu tiên, ông được phong hàm Thiếu tướng, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cùng với danh hiệu Anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất năm 1952.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Trần Đại Nghĩa đã có nhiều đóng góp to lớn vào những cuộc chiến chống B52, chế tạo trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công, phá hủy hệ thống thủy lợi của địch.

Đến năm 1966, vị giáo sư này được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Các công trình nghiên cứu, chế tạo vũ khí của ông được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao, quân đội nhân dân Việt Nam ứng dụng phổ biến và là nỗi kinh hoàng của địch.

Vào 16 giờ 20 phút ngày 9/8/1997, Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã từ trần tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 84 tuổi.

Trên đây là những thông tin sơ lược về tiểu sử, cống hiến của giáo sư Trần Đại Nghĩa dành cho ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Để cập nhật nhiều bài viết về các nhà khoa học khác, đừng quên theo dõi chuyên trang chúng tôi thường xuyên bạn nhé!