Thuốc bổ nutroplex có tốt không

Hoạt chất: Vitamin A 2.500 đơn vị USP, Vitamin D 200 đơn vị USP, Vitamin B1 (Thiamin HCl) 10mg, Vitamin B2 (Riboflavin) 1.25mg, Vitamin B3 (Niacinamid) 12.5mg, Vitamin B6 (Pyridoxin HCI) 5mg, Vitamin B12 (Cyanocobalamin) 50mcg, Sắt nguyên tố (dưới dạng sulfate sắt) 15mg, Calci Glycerophosphat 12.5mg, Magnesium Gluconat 4mg, L-Lysin 12.5mg.

Tá dược: Sorbitol Solution, Glycerin, Sucrose, Tragi Sodium Benzoate, Butylated Hydroxyanisole, Edetate Hydrogenated Castor Oil, Saccharin Sodium, Caramen, hương cam vừa đủ.

Công dụng (Chỉ định)

NUTROPLEX là một chế phẩm bổ sung hỗ trợ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, giúp phòng ngừa và hiệu chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. NUTROPLEX cũng chỉ định trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt.

Cách dùng - Liều dùng

Uống một lần mỗi ngày

Dưới 1 tuổi: 2.5mL (1/2 muỗng cà phê)

Từ 1 - 12 tuổi: 5mL (1 muỗng cà phê)

Trên 12 tuổi: 10mL (2 muỗng cà phê)

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thừa vitamin A. Tăng canxi máu. Nhiễm độc vitamin D.

Bệnh gan nặng. Loét dạ dày tiến triển, u ác tính. Cơ địa dị ứng. Bệnh mô nhiễm sắt.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Cần tính toán lượng vitamin A và D khi sử dụng NUTROPLEX đồng thời với các thuốc khác có chứa vitamin A và D để tránh quá liều. Bệnh sarcoid (u hạt) hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D). Suy chức năng thận. Sỏi thận. Bệnh tim. Xơ vữa động mạch. Người có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi, viêm loét ruột kết mạn. Không nên dùng quá 5.000 đơn vị vitamin A/ngày cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Không có tác dụng phụ khi sử dụng theo liều đề nghị. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng vitamin A liều cao dài ngày hoặc uống 1 liều rất cao (xem phần Quá liều và cách xử trí). Có thể xảy ra cường vitamin D khi dùng liều cao cấp thời hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường của Vitamin D, sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci (yếu, mệt, ngủ gà, dau dầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt). Khi dùng liều cao niacinamid, có thể xảy ra buồn nôn, chán ăn, đỏ
bừng mặt và cổ, ngứa. Xin thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Dùng vitamin A và isotretinoin đồng thời có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều, vì vậy, tránh dùng đồng thời hai thuốc này. Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột. Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng cùa vitamin D. Không nên dùng đồng thời niacinamid với carbamazepin vì gây tăng nồng dộ carbamazepin huyết tương dẫn đến tăng độc tính. Tránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. Dùng đồng thời sắt và các tetracycline làm giảm sự hấp thu của cả hai loại thuốc.

Nhiều bậc cha mẹ khổ tâm vì trẻ biếng ăn. Mặc dù đưa cho thức ăn bổ dưỡng trông rất ngon miệng, kèm theo lời dụ dỗ ngọt ngào hoặc đe dọa, trẻ vẫn không thèm ăn.

Tìm nguyên nhân trẻ chán ăn

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ có thể kể: do ngoại cảnh (thời tiết nóng bức; cha mẹ nuông chiều quá đáng, cho ăn quà vặt luôn miệng, luôn ẵm bế không cho vận động…), do chủ quan từ trẻ (bị bệnh tiềm ẩn, có tâm lý chống đối do bị đánh mắng ép ăn, thức ăn không hợp khẩu vị…). Người lớn cũng có thể bị chứng chán ăn, đặc biệt các cô gái quá quan tâm đến vóc dáng, sợ ăn nhiều gây mập.

Hai loại thuốc có thể dùng trị chứng chán ăn, đặc biệt đối với trẻ, mà không gây hại:

Một là thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, nhằm giúp chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng. Đặc biệt có thuốc chứa thêm lysine là một axít amin (biệt dược Nutroplex) hay chứa dibencozid là dẫn chất vitamin B12 (Cobanzyme) được xem là có tác dụng kích thích sự thèm ăn.

Hai là thuốc chứa các loại men tiêu hóa như amylase (tiêu hóa chất bột), lipase (tiêu hóa mỡ), protease (tiêu hóa chất đạm). Đặc biệt, có loại thuốc nhỏ giọt và thêm vitamin nhóm B (Neopeptin) khá thích hợp cho trẻ nhỏ. Dùng thuốc loại này sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn ở trẻ biếng ăn do thiếu men tiêu hóa hay giúp trẻ chóng đói và thèm ăn khi đến bữa.

Các bậc cha mẹ có thể cho trẻ dùng thử 2 loại thuốc kể trên để giúp cải thiện tình trạng biếng ăn. Cần hỏi dược sĩ ở nhà thuốc để được hướng dẫn sử dụng.

Thuốc bổ nutroplex có tốt không

Đối với trẻ con, cho dùng bừa bãi corticoid có thể gây ra các tổn thương rất có hại. Ảnh: Tấn Thạnh

Coi chừng lợi bất cập hại

Có thuốc thường được dùng trị chứng biếng ăn là cyproheptadin (biệt dược Peritol, Periactine…) nhưng phải dùng rất thận trọng vì có thể gây hại. Đây là thuốc kháng histamin trị dị ứng nhưng lại có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn; cần lưu ý rằng cyproheptadin chỉ kích thích sự thèm ăn tạm thời và có nhiều tác dụng phụ có hại. Khi dùng, thuốc sẽ kích thích ăn ngon miệng nhưng khi ngưng thuốc sẽ chán ăn trở lại. Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, không được dùng (tức chống chỉ định) đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi và người cao tuổi suy nhược. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật, gọi là tác dụng phụ thần kinh ngoại tháp. Thuốc cũng không được dùng ở những người bị tăng nhãn áp, u tuyến tiền liệt, loét tá tràng. Do lợi bất cập hại như vậy nên nhiều nước đã không còn chỉ định dùng cyproheptadin trị chứng chán ăn trong khi ở ta vẫn còn dùng “làm thèm ăn, làm mập” ở phụ nữ và trẻ con.

Cảnh giác với “thần dược”

Đã có tình trạng kết hợp thuốc nguy hiểm là dùng chung cyproheptadin kể ở trên với corticoid để tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon và mau tăng trọng.

Thuốc corticoid là thuốc chống viêm glucocorticoid, gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay thuốc “hột dưa”), prednison, prednisolon… Corticoid làm tiết nhiều dịch vị ở dạ dày, gây cảm giác đói, ăn ngon nhưng có thể làm loét dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa. Mặt khác, corticoid còn có các tác dụng phụ nguy hiểm khác như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm). Riêng đối với trẻ con, corticoid dùng bừa bãi có thể gây ra các tổn thương rất có hại và không hồi phục. Gần đây, thuốc mà các bà mẹ ở Hải Phòng truyền nhau mua để kích thích cho con thèm ăn, mau lớn là corticoid rất có hại nếu sử dụng bừa bãi.

Không ít người từng biết và có khi sử dụng nhầm thuốc đông y “giả mạo” được quảng cáo có tác dụng “mát huyết, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn, mất ngủ…”. Trên thực tế, các thuốc đông y loại này có trộn tân dược là corticoid, cyproheptadin để tạo ra tác dụng trước mắt như thèm ăn, ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức sẽ giảm ngay  (do tác dụng giảm đau chống viêm của corticoid) khiến nhiều người cho là “thần dược”, thế nhưng tác hại do việc dùng lâu ngày các loại đông y “giả mạo” này không sao lường hết. n

Thuốc nutroplex có tác dụng gì?

Công dụng (Chỉ định) NUTROPLEX là một chế phẩm bổ sung hỗ trợ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, giúp phòng ngừa và hiệu chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. NUTROPLEX cũng chỉ định trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt.

Thuốc bổ Nutroplex mua ở đâu?

Nutroplex 120ml hiện nay đang được bán nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

Nutroplex 60ml giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, mỗi chai siro Nutroplex 60mlgiá khoảng 32.000 VNĐ bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng toàn quốc, tư vấn miễn phí 098 572 9595.