Thực trạng quản lý cơ sở vật chất trường tiểu học

118 1 MB 0 35

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 118 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Văn Ngoạn THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Văn Ngoạn THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Quý Thầy, Cô Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Quý Thầy, Cô Trường Đại học Tiền Giang, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên khích lệ để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Tiến sỹ Võ Thị Bích Hạnh, Người đã hết sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn của tôi không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp. Một lần nữa xin chân thành biết ơn! Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 Tác giả Phan Văn Ngoạn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng và sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................4 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................4 1.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................................4 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................6 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................................8 1.2.1. Khái niệm quản lý ..........................................................................................8 1.2.2. Quản lý giáo dục ..........................................................................................10 1.2.3. Quản lý trường học (QLTH) ........................................................................11 1.2.4. Các chức năng quản lý .................................................................................12 1.2.5. Khái niệm về cơ sở vật chất trong trường đại học .......................................16 1.2.6. Chủ thể quản lý cơ sở vật chất .....................................................................17 1.3. Lý luận về cơ sở vật chất trong trường đại học ..................................................20 1.3.1. Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất trong trường đại học .................................20 1.3.2. Nguyên tắc và cách thức sử dụng cơ sở vật chất trong trường đại học .......22 1.3.3. Mua sắm và xây dựng .................................................................................23 1.3.4. Sử dụng và bảo quản ....................................................................................24 1.3.5. Thanh lý và thay thế .....................................................................................25 1.3.6. Bảo trì và sửa chữa .......................................................................................26 1.4. Nội dung quản lý cơ sở vật chất ........................................................................28 1.4.1. Kế hoạch hóa việc quản lý cơ sở vật chất ....................................................30 1.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc quản lý cơ sở vật chất ................................31 1.4.3. Kiểm tra đánh giá việc quản lý cơ sở vật chất ............................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG .....................................................................................................33 2.1. Khái quát về Trường Đại học Tiền Giang ..........................................................33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................33 2.1.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................34 2.1.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức ..................................................................36 2.1.4. Cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo ........................................................37 2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................................................37 2.1.6. Cơ chế quản lý tài chính...............................................................................38 2.2. Công cụ và các mẫu khảo sát ..............................................................................39 2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................39 2.2.2. Công cụ khảo sát .........................................................................................39 2.2.3. Đối tượng và nội dung khảo sát ...................................................................39 2.2.4. Cách thu thập và xử lý số liệu ......................................................................39 2.3. Thực trạng cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang ...................................40 2.3.1. Thực trạng các hạng mục công trình của cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang ....................................................................................................40 2.3.2. Sự bố trí các khối công trình ........................................................................42 2.3.3. Kết quả sử dụng cơ sở vật chất ....................................................................44 2.3.4. Tình hình bảo quản cơ sở vật chất tại Trường Đại học Tiền Giang ............45 2.3.5. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất tại Trường Đại học Tiền Giang ............47 2.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang ......................49 2.4.1. Nhận thức về các nội dung quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang 49 2.4.2. Thực trạng kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐHTG ......................................................................................................................52 2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang ..............................................................54 2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang ......................................................................................56 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang.......59 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG .........................................................................61 3.1. Cở sở đề xuất các biện pháp ...............................................................................61 3.1.1. Cơ sở về pháp lý ...........................................................................................61 3.1.2. Cơ sở về thực tiễn ........................................................................................63 3.2. Các nhóm biện pháp đề xuất ...............................................................................63 3.2.1. Nhóm biện pháp về công tác kế hoạch – tài chính ......................................63 3.2.2. Nhóm biện pháp về công tác xây dựng cơ bản ............................................67 3.2.3. Nhóm Biện pháp về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý cơ sở vật chất trường học ................................................................................................................70 3.2.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp .......................................................74 3.3. Nhóm các biện pháp bổ sung ..............................................................................75 3.3.1. Nâng cao nhận thức bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ....................................................................................75 3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất một cách trọng tâm, trọng điểm cho các bộ môn, các ngành đào tạo một cách hợp lý .....................................................75 3.3.3. Thực hiện quy trình quản lý cơ sở vật chất (mua sắm, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra) ...........................................................................................77 3.3.4. Phân cấp quản lý đầy đủ hơn cho các đơn vị, các khoa, các trung tâm .......78 3.3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường ................................................................................79 3.4. Khảo cứu tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................................79 3.4.1. Khảo cứu tính cần thiết của các biện pháp...................................................80 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .......................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cán bộ CB Cán bộ giáo dục CBGD Cán bộ quản lý CBQL Cao đẳng CĐ Cơ sở vật chất CSVC Cơ sở vật chất kỹ thuật CSVC-KT Điểm trung bình ĐTB Đại học Tiền Giang ĐHTG Giáo dục GD Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giảng viên GV Hành chính tổng hợp HC-TH Kế hoạch tổ chức KH-TC Kế hoạch tài vụ KH-TV Nhà xuất bản NXB Nghiên cứu khoa học NCKH Phương tiện kỹ thuật giáo dục PTKTGD Quản lý QL Quản trị thiết bị QTTB Quản lý giáo dục QLGD Quản lý dự án QLDA Sinh viên SV Thiết bị dạy học TBDH Trung cấp chuyên nghiệp TCCN Trung học cơ sơ THCS Trung học phổ thông THPT Xã hội XH Xây dựng cơ bản XDCB DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Phân công nhiệm vụ sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất .........................25 Bảng 1.2. Chức năng quản lý cơ sở vật chất trường học ...........................................30 Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên ............................................37 Bảng 2.2. Số lượng cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được khảo sát .............40 Bảng 2.3. Tình hình các hạng mục công trình Trường ĐHTG .................................41 Bảng 2.4. Kết quả bố trí các khối công trình..............................................................43 Bảng 2.5. Kết quả việc sử dụng cơ sở vật chất ..........................................................44 Bảng 2.6. Tình hình bảo quản cơ sở vật chất tại trường Đại học Tiền Giang............45 Bảng 2.7. Nguyên nhân của thực trạng cơ sở vật chất ...............................................49 Bảng 2.8. Nhận thức tầm quan trọng từng nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý cơ sở vật chất ở trường Đại học Tiền Giang ..................50 Bảng 2.9. Kết quả xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất....................................52 Bảng 2.10. Kết quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch .........................................54 Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang...........................................................................................57 Bảng 3.1. Tính cần thiết của ba nhóm biện pháp .......................................................80 Bảng 3.2. Tính khả thi của ba nhóm biện pháp ..........................................................83 Sơ đồ 1.1. Quá trình quản lý .......................................................................................10 Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa các chức năng quản lý .........................................................16 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Tiền Giang .......................................34 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp ......................................................74 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, cùng với những giải pháp đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ ra rằng: “Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả, xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.” [8 tr 62] Từ đó, có thể khẳng định rằng cơ sở vật chất (CSVC) trường học là một trong những điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm chất lượng dạy học của nhà trường. Thật vậy, bên cạnh các điều kiện đảm bảo cho họat động đào tạo như đội ngũ giảng viên, chương trình học tập, môi trường giáo dục,... Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc một phần vào trình độ CSVC của nhà trường. Chính vì vậy, giáo dục nước ta “Không thể đào tạo con người theo yêu cầu nếu không có cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng.” [7 tr 5] Cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVC-KT) là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của CSVC và việc quản lý CSVC, trong quá trình hình thành và phát triển, Trường Đại học Tiền Giang (ĐHTG) luôn được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và lãnh đạo ngành trong việc xây dựng mới CSVC, tăng cường trang thiết bị hiện đại, đáp ứng bước đầu nhu cầu học tập, nghiên cứu, thực tập, thực hành của gần 12.000 sinh viên. Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà trường cũng không ngừng được kiện toàn với việc hình thành các tổ chức, xây dựng quy trình quản lý. Tuy nhiên, sau 07 năm sử dụng, một số nhà xưởng, máy móc, thiết bị đã lạc hậu, xuống cấp. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, công tác quản lý CSVC ở Trường ĐHTG càng được đặt ra một cách cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn quản lý CSVC hiện tại của nhà trường, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Tiền Giang” 2 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lý CSVC, từ đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CSVC ở Trường ĐHTG. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý các hoat động ở Trường ĐHTG. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý CSVC ở Trường ĐHTG. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý CSVC của Trường ĐHTG đã đạt được một số kết quả: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý CSVC, kiểm tra việc sử dụng CSVC. Tuy vậy, trong công tác quản lý này cũng còn một số hạn chế trong công tác kế hoạch hóa, hoặc phân cấp quản lý,...Vì thế, nếu khảo sát đúng được thực trạng thì sẽ đề xuất được một số biện pháp quản lý cải thiện công tác quản lý nêu trên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSVC và quản lý CSVC ở trường học. 5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng CSVC và công tác quản lý CSVC ở Trường ĐHTG. 5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CSVC ở Trường ĐHTG. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi luôn dựa trên các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử, thực tiễn như sau: 6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Cơ sở vật chất và những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC ở Trường ĐHTG sẽ được nghiên cứu theo quan điểm hệ thống gồm nhiều yếu tố hợp thành và mối quan hệ tác động biện chứng giữa chúng và các hệ thống khác. Quan điểm này được vận dụng trong nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.