Theo hiến chương asean asean có bao nhiêu mục tiêu

Mục lục bài viết

  • 1. ASEAN là gì?
  • 2. Sự ra đời của ASEAN:
  • 3. Các tiêu chí thành viên của ASEAN được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Hiến chương ASEAN:
  • 4.Phân tích vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN:
  • 5. Các chính sách chính trong ASEAN là gì?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Hiến chương ASEAN

Hiệp định AFAS

2. Nội dungtư vấn:

1. ASEAN là gì?

ASEAN là từ viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á,Association of South East Asian Nations, là một tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

2. Sự ra đời của ASEAN:

Với những người thuộc quốc gia Đông Nam Á, chắc hẳn chẳng còn xa lạ gì với cái tên Asean. Asean là tên viết tắt của từ Association of Southeast Asian Nations hay còn gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập vào tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore.

Cộng đồng Asean là một nhóm các quốc gia Đông Nam Á gắn bó, hợp tác để giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng hòa bình và có tiếng nói chung trên các diễn đàn thế giới.

Tại Hội nghị cấp cao Asean 9 tại Bali, Indonesia vào tháng 10/2003, lãnh đạo các nước Asean quyết định xây dựng Cộng đồng Asean vào năm 2020 với 3 trụ cột chính về trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa - xã hội (ASCC).

Hiệp hội Asean hiện có 10 quốc gia tham gia và tổng diện tích của Asean là hơn 4,5 triệu km2, dân số 575 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hội có khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, chính điều này là tiền đề cho sự phát triển xuất nhập khẩu của các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Các tài nguyên được xuất khẩu đi chủ yếu là những nguyên liệu thô cơ bản mà người dân ở các nước khai thác được như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Bên cạnh nông nghiệp, Đông Nam Á còn rất phát triển về công nghiệp có thể kể đến một số ngành như: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đây là những sản phẩm được xuất khẩu đi với khối lượng lớn và chất lượng, chính điều này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của thị trường thế giới.

3. Các tiêu chí thành viên của ASEAN được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Hiến chương ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, được thành lập vào 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan, với sự ký kết Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok) bởi những quốc gia sáng lập ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.Sau đó Brunei Darussalam; Việt; Lào và Myanmar và Campuchia tham gia tạo thành mười nước thành viên ngày nay của ASEAN. Các hoạt động của các thành viên ASEAN phải được thực hiện dựa trên các quy định chung trong thiết chế, đặc biệt là đảm bảo thực hiện theo Hiến chương ASEAN.

Nội dung pháp lý được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Hiến Chương ASEAN nói về điều kiện kết nạp thành viên mới tham gia vào ASEAN. Theo đó, việc kết nạp dựa trên các tiêu chí sau đây: (a) Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á; (b) Được tất cả các Quốc gia thành viên ASEAN công nhận; (c) Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương; và (d) Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ Thành viên.

Các thành viên muốn gia nhập ASEAN thì phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí nêu trên. Tiêu chí được liệt kê đầu tiên có liên quan đến vị trí địa lý, hay cũng có thể coi là lãnh thổ của quốc gia, vị trí đó phải thuộc vào khu vực địa lý của Đông Nam Á như đã được quy ước chung của Thế Giới. Trong tiêu chuẩn đầu tiên này, ASEAN không đề cập đến vấn đề, phải có toàn bộ lãnh thổ nằm trong vị trí thuộc khu vực của Đông Nam Á hay là chỉ cần một phần lãnh thổ của quốc gia đáp ứng điều kiện vị trí địa lý này là có thể xem xét đến các tiêu chuẩn khác. Trên thực tế khi đưa ra quy định này, các nước thành viên sáng lập ASEAN thể hiện ý chí đối với việc chấp nhận toàn bộ phần lãnh thổ của quốc gia có mong muốn gia nhập ASEAN nhưng với quy định như đã nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 của Hiến Chương thì khó tránh các quốc gia khác sẽ viện cớ và chỉ nêu cần đáp ứng một phần lãnh thổ chỉ cần trong khu vực địa lý của Đông Nam Á là có thể đáp ứng tiêu chí đầu tiên này.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy các tiêu chuẩn kết nạp thành viên mới này không đề cập đến yếu tố liên quan đến chính trị, mặc dù khi tìm hiểu, tại thời điểm sáng lập ra ASEAN, đã có hai khối nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Các thành viên muốn tham gia tổ chức này phải tán thành và thực hiện theo các nguyên tắc, mục đích hoạt động của ASEAN theo như tiêu chí thứ ba đã nêu. Như vậy, các tiêu chuẩn trên được đặt ra hoàn toàn có tính chất khách quan, thì dù có sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia nhưng đó không phải là rào cản đối với các nước muốn trở thành thành viên của ASEAN. Các quốc gia đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi gia nhập ASEAN và khi thực hiện nghĩa vụ thành viên. Còn bàn về tiêu chí thứ hai, phải được các thành viên ASEAN công nhận. Ở đây xin nhấn mạnh trọng điểm của tiêu chí, đó là phải được tất cả các nước thành viên ASEAN công nhận. Đây là biểu hiện của nguyên tắc hoạt động trong ASEAN, đó là nguyên tắc đồng thuận 100% (nhất trí tuyệt đối) trong khi đưa ra quyết định kết nạp thành viên mới.

Trong các điều kiện kết nạp trên, điều kiện về vị trí địa lý là điều kiện khó đáp ứng nhất bởi đó là yếu tố khó có thể điều chỉnh theo cả khía cạnh chủ quan lẫn khách quan. Mỗi một quốc gia được quy định nắm giữ một vị trí địa lý của riêng mình, không một quốc gia nào có thể xâm phạm đến vị trí địa lý, vùng lãnh thổ của một nước khác mà không được sự đồng ý của nước sở tại. Nếu xuất hiện sự xâm phạm lãnh thổ trái phép sẽ dẫn đến tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia vì đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến quyền chủ quyền, an ninh quốc gia. Còn đối với các tiêu chí khác cũng có thể gây khó khăn cho các thành viên khác trong việc xem xét kết nạp vào ASEAN theo ý nghĩa khách quan nhưng không khó thực hiện bằng tiêu chí về vị trí địa lý. Thực tế, tính đến năm 2020, Đông Timor là nước duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng chưa là thành viên của ASEAN vì vấp phải sự phản đối của một số nước thành viên, trong đó có Indonesia (quốc gia mà Đông Timor tách ra vào năm 2002), tuy nhiên quốc gia này vẫn được ASEAN trao cho quyền năng của quan sát viên, với các đặc quyền gần như đầy đủ giống với thành viên chính thức và Đông Timor cũng đang trên con đường nỗ lực trở thành thành viên chính thức của ASEAN.

4.Phân tích vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN:

Có thể hiểu về hoạt động công nhận lẫn nhau một cách khái quát như sau, đó là khi các nước, các cơ quan tiêu chuẩn hoặc các tổ chức nghề nghiệp (các cơ quan có thẩm quyền) thừa nhận sự tương đồng về tiêu chuẩn kỹ thuật của một nước khác (hoặc các thủ tục đánh giá sự phù hợp), các biện pháp kiểm dịch động thực vật hoặc, trong trường hợp của thể nhân thì sẽ áp dụng cho chứng chỉ học thuật hoặc nghề nghiệp của họ. Trong ASEAN, Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ (AFAS) là cơ sở pháp lý tiền đề cho hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN. Từ cơ sở đó, các thành viên ASEAN tiến hành đàm phán và xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể. Các hoạt động về công nhận lẫn nhau này được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và thỏa thuận. Các nước thành viên tự tìm đến nhau, thỏa thuận về các quy định công nhận lẫn nhau sẽ được áp dụng giữa họ, nếu không thấy phù hợp tại quy định nà thì các nước có thể tự đề xuất chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Như vậy, vai trò của các MRA là đưa ra một biện pháp nhằm giảm chi phí thâm nhập vào trong thị trường dịch vụ nước ngoài bằng cách giúp các nhà cung cấp dịch vụ thoát khỏi gánh nặng của việc giám sát, kiểm tra ở thị trường trở thành mục tiêu cung cấp dịch vụ (thông qua việc đáp ứng được các yêu cầu đào tạo bổ sung) đồng thời có thể tạo thuận lợi cho các biện pháp mà trong đó họ có thể đưa ra các bằng chứng xác nhận rằng họ đã hoàn thành các điều kiện đó và từ đó có thể được cấp phép về trình độ chuyên môn trong thị trường của nước sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra các hoạt động về công nhận lẫn nhau trong ASEAN còn là một cách để cắt giảm chi phí giao dịch và đưa ra một biện pháp gián tiếp cần thiết để vận hành các cam kết mở cửa thị trường, vốn thường xuyên được lập ra trong bối cảnh của đề xuất về một sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn hoặc hướng tới sự tự do hóa thương mại mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động này còn có vai trò nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh, tính đa dạng, khả năng sản xuất và cung cấp dịch vụ trong và ngoài khu vực ASEAN, xóa bỏ các giới hạn về thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN và mở rộng phạm vi tự do hóa vượt ra khỏi phạm vi các nước ASEAN (theo GATS đã quy định) với mục đích công nhận một khu vực thương mại dịch vụ tự do.

Với việc quy định lẫn nhau đã tạo ra cơ sở pháp lý nền tảng cho việc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN, thúc đẩy các nước kí kết nhằm công nhận chứng chỉ của các nhà cung cấp dịch vụ, xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ của ASEAN. Nó tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn nước ngoài tiếp cận và thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại thị trường của một quốc gia khác. MRA thúc đẩy sự lưu thông của các chuyên gia nước ngoài bằng cách giảm các thủ tục phức tạptrong việc xin giấy phép để cung cấp dịch vụ ở nước khác.Với việc công nhận lẫn nhau, các yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp được tạo điều kiện hơn và các nhà cung cấp tại cá quốc gia khác có thể thuận tiện tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Qua đó, không chỉ tạo điều kiện để các quốc gia có thể tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ tốt hơn, phong phú hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, đa dạng hóa ngành dịch vụ trong nước mà còn nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy ngành dịch vụ chung phát triển. Do đó, công nhận cũng có thể được coi là phương thức để thực hiện tự do thương mại dịch vụ trong ASEAN. Thông qua hoạt động công nhận lẫn nhau sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên, từ đó tiến tới thành lập khu vực dịch vụ ASEAN.

5. Các chính sách chính trong ASEAN là gì?

Dù các cuộc thảo luận Track II thỉnh thoảng được nêu ra như những ví dụ về sự liên quan củaxã hội dân sựtrong quá trình đưa ra quyết định cấp vùng của các chính phủ và các bên thứ hai khác, các tổ chức phi chính phủ hiếm khi tiếp cận được với nó, tuy nhiên những người tham gia từ các cộng đồng hàn lâm là một nhóm 12 cố vấn. Tuy nhiên, những cố vấn này, trong hầu hết các trường hợp, có kết nối chặt chẽ với các chính phủ của họ, và sự phụ thuộc vào nguồn tài chính của chính phủ cho các hoạt động hàn lâm và liên quan tới chính sách đó, và nhiều công việc trong Track II đã từng có trải nghiệm quá trình quan liêu.Những gợi ý của họ, đặc biệt trong việchội nhập kinh tế, thường gần gũi với các quyết định của ASEAN hơn là lập trường của phần còn lại của xã hội dân sự.

Track hoạt động như một diễn đàn cho xã hội dân sự ở Đông Nam Á được gọi là Track III. Những người tham gia Track III nói chung là các nhóm dân sự xã hội đại diện cho một ý tưởng hay nhóm riêng biệt. Cácmạng lướicủa Track III tuyên bố đại diện cho các cộng đồng và những người phần lớn ở bên ngoài các trung tâm quyền lực chính trị và không có khả năng thực hiện thay đổi hữu ích mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Track này tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính phủ bằng cáchlobby, tạo áp lực quatruyền thông. Những người tham gia Track III cũng tổ chức và/hay tham gia các cuộc họp cũng như các hội nghị để tiếp cận với các quan chức của Track I.

Xem xét ba Track, rõ ràng cho tới hiện tại, ASEAN đã được điều hành bởi các quan chức chính phủ, những người khi mà các vấn đề ASEAN, Tiến sĩSusilo Bambang Yudhoyonođã thừa nhận:

"Tất cả các quyết định về các hiệp ước, và khu vực tự do thương mại, về các tuyên bố và các kế hoạch hành động, đều do các Lãnh đạo chính phủ, các bộ trưởng và quan chức cao cấp thực hiện. Và thực tế rằng trong đông đảo đại chúng, có ít sự hiểu biết, chưa nói tới sự đánh giá, về những sáng kiến lớn mà ASEAN đang thực hiện thay mặt cho họ."

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê