Thầy thuốc còn được gọi là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Bác sĩ y khoa là ai ?
  • 2.Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ hiện nay
  • 3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ hiện nay
  • 3.1 Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ
  • 3.2 Tiêu chuẩn của Bác sĩ cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.01.01
  • 3.3. Tiêu chuẩn về Bác sĩ chính (hạng II) - Mã số: V.08.01.02
  • 3.4. Tiêu chuẩn của Bác sĩ (hạng III) - Mã số: V.08.01.03

1. Bác sĩ y khoa là ai ?

Bác sĩ y khoacòn gọi làThầy thuốclà người duy trì, phục hồisức khỏecon ngườibằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức vềcơ thể con người.

Thầy thuốc có thể làbác sĩ đa khoahay bác sĩ chuyên khoa, bác sĩTây yhay thầy thuốcĐông y(dùngthuốc Nam,thuốc Bắc). Ở nhiều quốc gia,sinh viênngành ytrước khi tốt nghiệp trở thành thầy thuốc phải đọclời thề Hippocrates.

Thành ngữViệt Nam có câu "Lương y như từ mẫu" ý nói thầy thuốc phải là người có y đức chăm sóc cho người bệnh giống như mẹ hiền. Ngày27 tháng 2làNgày Thầy thuốc Việt Nam. Thầy thuốc còn gọi là thầy lang, những thầy thuốc giỏi được tôn xưng là thần y, ngược lại những thầy thuốc dỏm bị gọi là lang băm.

2.Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ hiện nay

Pháp luật hiện nay quy định 6 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ hiện nay là:

- Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

-Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Tôn trọng quyền của người bệnh.

- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ hiện nay

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ hiện nay được quy định tại Thông tư liên tịch số10/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể như sau:

3.1 Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:

a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01

b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02

c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03

3.2 Tiêu chuẩn của Bác sĩ cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.01.01

Nhiệm vụ:

a) Khám bệnh, chữa bệnh:

Chủ trì tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh;

Chủ trì tổ chức xử trí cấp cứu, cấp cứu thuộc chuyên khoa, trường hợp do tuyến dưới chuyển đến;

Chủ trì hội chẩn chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao;

Xây dựng hệ thống phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn được giao;

b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế;

Biên soạn, chủ trì tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe.

c) Chủ trì thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;

đ) Chủ trì tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;

d) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi chuyên môn được giao;

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:

Chủ trì biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

Tổ chức hoặc trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn thuộc phạm vi được giao và học viên, sinh viên;

Tham gia hướng dẫn, đào tạo sau đại học hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi có yêu cầu;

Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;

Nghiên cứu đề xuất hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của ngành, địa phương.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học (trừ chuyên ngành y học dự phòng);

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ cao cấp (hạng I).

Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành trong nước và quốc tế;

b) Có kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa;

c) Có năng lực đánh giá các quy trình, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn và đề xuất giải pháp; đánh giá kết quả biện pháp can thiệp dựa vào bằng chứng;

d) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực;

đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

e) Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính (hạng II) lên chức danh bác sĩ cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm.

3.3. Tiêu chuẩn về Bác sĩ chính (hạng II) - Mã số: V.08.01.02

Nhiệm vụ:

a) Khám bệnh, chữa bệnh:

Chủ trì hoặc tham gia hội chẩn chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

Tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh;

Tổ chức, xử trí cấp cứu, cấp cứu thuộc chuyên khoa, trường hợp khó do tuyến dưới chuyển đến;

Phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn được giao;

Giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.

b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe;

Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế;

Đề xuất các biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao.

c) Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;

d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

đ) Tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng, chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao;

Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học trở lên (trừ chuyên ngành y học dự phòng);

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ chính (hạng II).

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành;

b) Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa;

c) Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh;

d) Tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;

đ) Có năng lực tập hợp các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ;

e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

g) Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ (hạng III) lên chức danh bác sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học hoặc bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú; trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ (hạng III) tối thiểu là 02 năm.

3.4. Tiêu chuẩn của Bác sĩ (hạng III) - Mã số: V.08.01.03

Nhiệm vụ:

a) Khám bệnh, chữa bệnh:

Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh;

Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa;

Tham gia hội chẩn chuyên môn;

Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.

b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:

Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe;

Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe;

Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao.

c) Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp;

d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;

đ) Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;

e) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở;

g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:

Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y;

Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp bác sĩ trở lên (trừ bác sĩ chuyên ngành y học dự phòng);

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành;

b) Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường;

c) Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;

d) Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân;

đ) Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.