Tại sao vợ chồng hay cãi nhau

Chị em biết đấy yêu nhau và đến được với nhau thật chẳng dễ dàng, vậy nên phải trải qua trăm ngàn hiểu lầm giận dỗi các cặp đôi mới có thể nắm tay nhau về chung một nhà. Tuy nhiên khoa học cũng đã chứng minh vợ chồng cãi nhau càng nhiều càng hạnh phúc, giận cỡ nào cũng không bỏ nhau, khoa học đã nghiên cứu hẳn hoi đấy ạ.Muôn đời chuyện yêu đương hôn nhân luôn là bài toán khó lý giải. Yêu nhau đã khó, lấy được nhau cũng không dễ, sống với nhau cả đời lại càng gian nan. Do đó, làm gì có thể tránh khỏi chuyện vợ chồng cãi nhau mâu thuẫn, xung đột trong hôn nhân, quan trọng là từ đó chị em nhìn nhận lại mối quan hệ của mình nghiêm túc hơn, thấu hiểu nửa kia hơn, tôn trọng và yêu thương nhau hơn không mà thôi. Không phải chỉ là những lời sáo rỗng vô căn cứ đâu nhé, chị em biết không gần đây, các nhà khoa học đến từ Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu những cặp đôi đã kết hôn để xác định xem việc hay tranh cãi ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ.Một điều hết sức ngạc nhiên là kết quả cho thấy 44% người trả lời cho biết tranh cãi đóng góp một phần quan trọng trong hạnh phúc hôn nhân. Họ nói rằng tranh luận nhiều hơn một lần một tuần sẽ giúp cho sự giao tiếp cởi mở hơn giữa hai người. Chưa dừng lại ở đó, một nghiên cứu khác kéo dài 14 năm cũng đã đưa ra kết luận các cặp đôi tranh cãi thường xuyên (nhưng theo cách thức hòa bình) cũng không thể tách rời nhau. Ngược lại họ càng ngày càng yêu thương và gắn bó với nhau mặn nồng thắm thiết hơn nữa. Đây là cuộc nghiên cứu được thực hiện đối với 79 cặp vợ chồng trên toàn vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Theo FamilyShare, điểm chung giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc là thường xuyên dành thời gian để tranh luận về những chủ đề phổ biến trong cuộc sống, nói chuyện cởi mở và góp ý chân thành. Vậy nên chuyện vợ chồng cãi nhau không phải hoàn toàn là xấu nhé mà còn rất nhiều mặt lợi ạ. Đâu là cơ sở khoa học nào để khẳng định các cặp hay cãi nhau thường sống hạnh phúc hơn? Nghe qua có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế chứng minh được rằng nếu bạn thường xuyên tranh luận cùng nửa kia của mình, cả hai bạn đều sẽ nhận được ba lợi ích bất ngờ:Thứ nhất, bạn sẽ không phải giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực quá lâu.Thứ hai, việc thường xuyên tranh luận thể hiện vai trò cả hai bạn là bình đẳng trong mối quan hệ, khi đối mặt với vấn đề và nổ ra tranh cãi, mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình và sẽ phân tích cho đối phương hiểu.Thứ ba, tranh luận sẽ giúp nhau cùng phát triển, nhìn nhận ra điểm yếu của bản thân và vượt qua được các thách thức một cách dễ dàng hơn.Bạn thấy đấy không phải cứ cãi nhau là đổ vỡ, đôi khi chúng lại là chiếc cầu nối để cả hai hiểu nhau hơn. Tuy nhiên chị em cũng nên lưu ý rằng, có cãi nhau mới là vợ chồng, nhưng cãi nhau thế nào để có thể giữ được nhau cả đời đây thì mới là điều đáng nói. Vậy nên đã là vợ chồng thì phải nằm lòng những điều sau đây để cãi nhau chỉ để thiếu hiểu và giữa nhau chặt hơn thôi nhé!- Có cãi to thế nào cũng đừng chiến tranh lạnh qua hôm sau- Tuyệt đối không dùng bạo lực khi cãi nhau- Chỉ ra lỗi sai của đối phương, không được chế giễu hay chỉ trích- Đã thấy rõ lỗi sai của mình rồi thì phải nhận sai, không được cãi- Cãi nhau thì đừng bao giờ lôi chuyện cũ ra nóiCứ nắm chắc những điều này bảo đảm cuộc cãi nhau nào cũng sẽ trở thành cuộc tranh luận bình đẳng giúp cả chồng lẫn vợ thấu hiểu san sẻ và cảm thông cho nhau trong cuộc sống hôn nhân cả. Chị em nên nhớ để giữ gìn hạnh phúc gia đình nhé!

Dinh dưỡng - món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
bdkhtravinh.vn - Ngay cả những cặp đôi hạnh phúc cũng không tránh khỏi các cuộc tranh cãi trong cuộc sống hàng ngày. Và dưới đây là 10 lý do phổ biến nhất khiến các cặp vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt”.

Bạn đang xem: Vợ chồng hay cãi nhau vì sao?


“Cái tôi” của cả hai quá lớn

Hôn nhân là niềm hạnh phúc đối với mỗi cặp vợ chồng và nó có thể trở thành thiên đường hạnh phúc nếu cả hai người biết gạt bỏ “cái tôi” của mình sang một bên và sẵn sàng thỏa hiệp. Thêm vào đó, nếu nửa kia nói hay làm điều gì đó hơi khác so với suy nghĩ, cách làm của bạn thì hãy coi đó như một gợi ý và tìm cách dung hòa với điều đó.

Cuộc sống vốn đầy rẫy những việc cần phải thỏa hiệp và hôn nhân là sự kết hợp của hai người vốn nhiều điểm khác nhau nên càng cần sự thỏa hiệp, dung hòa. Nhưng do cái tôi quá lớn nên khi thỏa hiệp, một trong hai người sẽ cảm thấy rằng mình đang phải xuống nước và điều này không công bằng hoặc không chính đáng. Và vì cả hai vợ chồng quá đề cao “cái tôi” của bản thân mình nên xảy ra xung đột.

Không gian riêng

Hôn nhân không có nghĩa là bạn chỉ dành thời gian tương tác với vợ/chồng của bạn mà còn với cả gia đình của anh ấy/cô ấy. Ngoài gia đình, bạn còn phải dành thời gian cho những mối quan hệ khác như đồng nghiệp công ty, bạn bè đại học, bạn bè kinh doanh làm ăn … Bạn cũng cần dành thời gian riêng cho bản thân để nghỉ ngơi, làm những điều mình thích.

Dành cho người bạn đời không gian riêng để họ được nghỉ ngơi là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp hôn nhân thành công. Nhưng đó là điều khó xảy ra khi các cuộc tranh cãi thường nổ ra như “Tại sao anh/em lại muốn dành thời gian riêng mà không anh/em cơ chứ?”. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thời gian cho cá nhân khá khó khăn và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cãi vã giữa các cặp vợ chồng.



Ảnh minh hoạ.Không hòa hợp về tình dục

Không hòa hợp về chuyện “yêu” cũng là một trong những lý do chính trong mâu thuẫn của các cặp vợ chồng và còn có thể dẫn đến cả ly hôn. Nam hay nữ đều có những ham muốn thể xác cần được thỏa mãn và chúng ta mong muốn đối tác của mình hòa hợp không chỉ trong các vấn đề hôn nhân nói chung mà còn trong cả chuyện quan hệ tình dục.

Nhưng không may, sự căng thẳng và áp lực công việc của lối sống bận rộn khiến các cặp vợ chồng ngày càng ít gần gũi nhau hơn. Những mong muốn không được thỏa mãn cuối cùng dẫn đến sự xa cách, mệt mỏi, chán nản. Đôi khi, ham muốn tình dục không tương thích giữa hai người cũng dẫn đến sự khác biệt giữa các cặp vợ chồng.

Gia đình nội – ngoại

Những vấn đề liên quan đến gia đình/họ hàng hai bên là một trong những lý do phổ biến nhất khiến các cặp vợ chồng mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn như gia đình bên nào quan trọng hơn? Anh/em không coi trọng nhà ngoại/nhà nội… Thêm vào đó, khi gia đình/họ hàng hai bên đưa ra ý kiến của họ về bất kỳ vấn đề nào của hai vợ chồng thì “cuộc chiến” càng trở nên tồi tệ hơn và đôi khi kéo theo cả các thành viên trong gia đình/họ hàng.

Xem thêm: Cách Kỷ Niệm Ngày Cưới Lãng Mạn Nhất, Ý Tưởng Tổ Chức Kỷ Niệm 10 Năm Ngày Cưới Lãng Mạn

Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu và người chồng luôn bị đặt vào tình huống khó xử giữa hai người phụ nữ cũng là lý do khiến các cặp đôi cãi nhau. Nếu vợ lôi kéo chồng về phía mình thì tình hình càng trở nên tồi tệ. Còn nếu chồng vì hiếu thuận với mẹ mà không tôn trọng vợ mình thì quan hệ hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, cả hai vợ chồng cần biết cách cư xử khéo léo để tránh xung đột mẹ chồng – nàng dâu và giữ cho hôn nhân tốt đẹp.

Luôn nghi ngờ bạn đời

Điều này sẽ biến cuộc sống hôn nhân thành địa ngục. Lúc nào cũng mang tâm trạng nghi ngờ, thiếu tin tưởng bạn đời trở thành một trong những lý do chính dẫn đến những trận cãi vã giữa các cặp đôi. Nếu vợ/chồng luôn cảm thấy bất an và nghi ngờ nửa kia làm điều gì đó sai trái, có lỗi với mình thì cuộc sống sẽ trở nên vô cùng mệt mỏi. Đôi khi, việc không thể hoàn toàn tin tưởng ai đó còn được gọi là nỗi sợ bị lừa dối và dẫn đến một mối quan hệ thất bại.

Chăm sóc, nuôi dạy con cái

Đây là một lý do khác thường khiến các cặp vợ chồng tranh cãi nhau. Ví dụ như, nuôi dạy con cái theo phương pháp nào hay con cái nên được nuôi dạy theo những giá trị nào… Những điều này thường dẫn đến tranh cãi vì cả hai vợ chồng đôi khi có thể không đồng quan điểm, thậm chí là bất đồng với nhau và ai cũng cho mình là đúng. Những cuộc tranh luận/cãi vã về vấn đề con cái trở nên tồi tệ hơn khi cha mẹ ly thân và đôi khi lý do này có thể dẫn đến ly hôn.

Việc nhà

Trong gia đình, nếu chồng đi làm và vợ ở nhà nội trợ thì cô ấy sẽ phải làm hết các công việc trong gia đình. Người vợ thấy mệt mỏi vì quá tải với việc nhà, còn chồng thì không giúp đỡ. Chồng thì cho rằng mình đi làm kiếm tiền đã đủ vất vả và rồi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Còn khi cả hai vợ chồng đều đi làm thì ai cũng bận rộn và phân chia việc nhà lại trở thành chủ đề cãi nhau muôn thuở trong gia đình bạn.

Để tránh tình trạng vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, gia đình bạn nên cắt giảm những công việc nhà không cần thiết, lên lịch làm việc nhà và phân chia công việc, trách nhiệm cho mỗi người. Ngay cả con cái, hãy dạy cho chúng làm việc nhà và giao cho trẻ đảm nhiệm các công việc theo độ tuổi, khả năng của trẻ. Tổ ấm là tài sản chung của cả hai vợ chồng và con cái, vì thế tất cả mọi người đều cần có trách nhiệm vun đắp và chăm sóc.

Người thứ ba

Một trong hai người hoặc cả hai cảm thấy cuộc sống hôn nhân không còn tình yêu và sau đó là sự xuất hiện của người thứ ba trong mối quan hệ vợ chồng. Và người thứ ba sẽ trở thành chủ đề cãi nhau thường xuyên của các cặp đôi và càng khiến cho mối quan hệ vợ chồng ngày càng tệ hơn. Theo các chuyên gia tình cảm, mọi người thấy hết hôn nhân không còn tình yêu là vì họ cảm thấy nhàm chán với sự đơn điệu của cuộc sống vợ chồng, những nhu cầu không được đáp ứng. Đây có thể là một giai đoạn tạm thời nhưng nó xảy ra với hầu hết các cặp vợ chồng và dễ dẫn đến ly hôn hoặc ly thân tạm thời.

Vấn đề tiền bạc

Tiền luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tương tự, trong cuộc sống của các cặp vợ chồng, tiền bạc cũng đóng vai trò rất quan trọng và luôn là một trong những lý do khiến những cuộc tranh cãi dường như trở nên vô tận. Những vấn đề về tiền bạc khiến các cặp đôi thường xảy ra mâu thuẫn như món nợ nần, cách quản lý và chi tiêu tiền bạc, thu nhập của hai người quá chênh lệch nhau, khoản chi tiêu dành cho hai bên nội, ngoại. Nếu hai bạn không biết cách xử lý vấn đề về tiền bạc sẽ khiến hôn nhân không còn hạnh phúc và có không ít các cặp vợ chồng ly hôn vì mâu thuẫn về tiền bạc.

Người cũ

Giữ mối quan hệ với người cũ là điều bình thường nhưng có thể không tốt với người đồng hành hiện tại trong cuộc hôn nhân của bạn. Và người cũ cũng là một trong những chất xúc tác khiến các cặp đôi cãi nhau. Chúng ta không thể phủ nhận quá khứ của mình và cũng không thể thay đổi nó. Mặc dù có một mối quan hệ lành mạnh với người yêu cũ dường như không có hại nhưng mặt khác, điều này có thể làm bộc phát bản chất chiếm hữu hoặc sự bất an của vợ/chồng bạn với mối quan hệ đó. Đôi khi, một người có thể trở nên thân thiết quá mức với người yêu cũ của anh ấy/cô ấy, điều này chắc chắn sẽ tạo ra sự nghi ngờ của nửa kia và gây ra “cuộc chiến tranh” giữa hai người. Vì thế, tốt nhất là bạn nên duy trì mối quan hệ lành mạnh với ngưỡi cũ./.

Video liên quan

Chủ đề