Mcdonalds vào Việt Nam như thế nào

Đến Việt Nam nhân sự kiện McDonald’s Đa Kao trở thành cửa hàng thứ 10.000 trong chuỗi cửa hàng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi (APMEA), ông Don Thompson, Chủ tịch và là Tổng giám đốc điều hành (CEO) cho biết mình đã đến Việt Nam để nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường này trước khi mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên.

Ông Don Thompson đã dành nửa tiếng đồng hồ để trao đổi với báo giới về lần quay trở lại Việt Nam này.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên ông đến Việt Nam, mà trước đó đích thân ông đã bay đến Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường này cho các quyết định của mình?

- Ông Don Thompson: Lần gần đây nhất đến Việt Nam, tôi đã dành ra 5 ngày ở TPHCM và một vài nơi nữa ở Việt Nam để tìm hiểu nhiều thứ. Tôi dựa vào các nghiên cứu, dữ liệu khác nhau, từ kinh tế vĩ mô cho đến các nghiên cứu về nhận diện thương hiệu, khả năng người tiêu dùng chi trả cho các sản phẩm của McDonald’s…

Ông Don Thompson. Ảnh: Phạm Thái

Trước khi bước vào một thị trường mới, công tác nghiên cứu rất quan trọng. Mặc dù có một đơn vị của tập đoàn chuyên đảm nhận việc nghiên cứu thị trường mới làm điều này nhưng công ty nhận quyền ở Việt Nam là Good Day Hospitality đã có một đội ngũ từ truyền thông, marketing, phát triển dự án… đã làm việc rất tốt và phối hợp với chúng tôi cùng nhìn ra những cơ hội thị trường.

Ông có thể cho biết về kế hoạch mở rộng hệ thống McDonald’s ở Việt Nam?

- McDonald’s vào Việt Nam là để phát triển hệ thống, nhưng cân nhắc và quyết định mở thêm bao nhiêu cửa hàng sẽ do nhóm các nhà quản lý của McDonald’s Việt Nam và của vùng APMEA cùng xem xét và quyết định. Để quyết định mở một nhà hàng mới chúng tôi cần phải xem xét chuỗi cung ứng, tổ chức huấn luyện nhân sự cho đến vấn đề xây dựng nhà hàng đó.

Ông nhận định như thế nào về thị trường Việt Nam?

- Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng của chúng tôi, tốc độ tăng trưởng của thị trường tương thích với cơ sở hạ tầng mà chúng tôi phải phát triển để phục vụ khách hàng tốt. Tôi xin khẳng định McDonald’s vào thị trường Việt Nam là để phát triển.

Việc McDonald’s có mặt tại Việt Nam lần này là một sự kiện mang tính biểu tượng, một cột mốc đánh giá việc chúng tôi đã tiến đến những đất nước, thị trường mới, có những khách hàng mới. McDonald’s có xuất phát điểm ở Mỹ, đến nay đã có mặt ở hơn 120 thị trường nhưng ở Việt Nam không có McDonald’s Mỹ mà có McDonald’s Việt Nam, Trung Quốc có McDonald’s Trung Quốc, Malaysia thì có công ty của nước đó điều hành McDonald’s Malaysia.

Kết quả kinh doanh của McDonald’s gần đây có sự sút giảm, đâu là lý do ông lựa chọn vào thị trường Việt Nam vào thời điểm này?

- Nhìn lại những năm cuối thập kỷ 90 là những năm McDonald’s chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và kéo dài đến đầu những năm 2000. Nhưng sau đó chúng tôi nhìn ra vấn đề và quyết định không tập trung vào chiến lược tăng trưởng và mở rộng thị trường, xây thêm cửa hàng nữa mà quyết định tập trung vào củng cố lại những hệ thống cửa hàng đã có để năng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Quyết định này có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tập đoàn. Vài năm gần đây chúng tôi mới mở thêm cửa hàng ở một vài thị trường mới. Nhưng đối với chúng tôi, trải nghiệm của khách hàng tại các cửa hàng McDonald’s như thế nào mới là điều quan trọng nhất.

Có mặt tại sự kiện, ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc công ty bánh kẹo ABC cho biết, McDonald’s Việt Nam đã làm việc với ABC về vấn đề cung cấp bánh cho các cửa hàng thuộc hệ thống này. Trong tháng 3 này công ty ông sẽ nhập khẩu dàn dây chuyền thiết bị làm bánh hamburger từ Mỹ để có thể đáp ứng yêu cầu của McDonald’s Việt Nam. Ông Lực cho biết hiện nay công ty ông đang cung cấp toàn bộ lượng bánh hamburger cho các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng ở Việt Nam như KFC, Burger King, Lotteria… Mặc dù vậy, McDonald’s hiện đang đòi hỏi nhà cung cấp bánh này nhiều điều kiện còn ngặt nghèo hơn. Do vậy, công ty ông phải nhập mới dây chuyền thiết bị sản xuất.

Nguồn Kinh Tế Sài Gòn

Cửa hàng của McDonald's tại TP.HCM (ảnh: Zing)

Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s tại Dakao, Điện Biên Phủ, TP. HCM mở cửa ngày ngày hôm nay (8/2) mang đến nhiều ý nghĩa, không chỉ cho người tiêu dùng. McDonald’s xuất hiện còn là câu chuyện đáng quan tâm trong thu hút đầu tư và các thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam.

Mỗi hãng khi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đều có nhiều lý do, nhiều cân nhắc. Nhưng tất cả đang giúp Việt Nam sáng lên trên bản đồ đầu tư toàn cầu.

Tới đây khi hãng bán lẻ số 1 của Mỹ và số 1 toàn cầu là Wallmart xuất hiện thì mức độ quan tâm chắc chắn sẽ không kém cạnh gì. Phó Chủ tịch của hãng này, ông Bill Foudy, ngay ngày đầu năm 2014 đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam và đưa ra tuyên bố mong muốn mở siêu thị tại thị trường 90 triệu dân này.

Câu chuyện đầu tư vào Việt Nam sẽ có thêm những nét chấm phá lớn, và gây chú ý giống như chuyện Intel khánh thành nhà máy lớn nhất của mình tại Việt Nam năm 2010, hay như hãng smartphone lớn nhất thế giới Samsung mở nhà máy tại Thái Nguyên năm ngoái.

Quay trở lại với McDonald’s, sự hiện diện của các thương hiệu đồ ăn nhanh khác như KFC, Loteria, Burger King… là một thách thức, dù kế hoạch sau cửa hàng đầu tiên tại TP. HCM, hãng sẽ mở khoảng 100 cửa hàng trên toàn quốc.

Nhưng thách thức đến từ đối thủ cạnh tranh chỉ là một phần nhỏ, thói quen tiêu dùng của người Việt mới là rào cản lớn nhất.

Cũng mới đây khoảng 2 năm, một thương hiệu Việt “có tí nhái” McDonald là VietMac với món cơm kẹp cũng tạo được sự chú ý đáng kể cho người tiêu dùng, nhưng giờ đây sẽ rất khó có thể tìm tới món ăn nhanh này dù đã được Việt hóa khá kỹ từ cơm tới nước sốt.

Trên thực tế, thách thức với McDonald’s đã xuất hiện tại nhiều thị trường lớn hơn trên toàn cầu. Đầu tiên là từ quê nhà Mỹ, McDonald’s đã gặp khó khăn khi nhiều người tiêu dùng phản đối thậm chí tẩy chay. Nhưng Hoa Kỳ cũng chỉ chiếm khoảng 32% doanh thu bán hàng trong năm qua. 68% còn lại, McDonald’s kiếm được từ các thị trường nước ngoài, mà trong đó, châu Á chính là một trong các thị trường quan trọng.

Dù vậy, trong năm qua, hai quốc gia đóng góp lớn vào doanh thu bán hàng của hãng là Trung Quốc và Nhật Bản đã chứng kiến sự tụt dốc nghiêm trọng của McDonald’s. Cụ thể, theo đánh giá của Business Week, ở cả hai quốc gia này, người tiêu dùng đang mất đi sự thèm muốn các sản phẩm của McDonald’s.

Riêng tại Trung Quốc, hãng đồ ăn nhanh Mỹ đã phải trải qua sự suy giảm trong doanh thu bán hàng lên tới 3,6% trong năm qua. Dù trong tháng cuối cùng của năm 2013, McDonald’s đã công bố kế hoạch sẽ thuê thêm 75.000 công nhân để tập trung cho chiến lược “hồi sinh” trong năm Giáp Ngọ. 

Trong khi tại Nhật Bản, kể từ thời điểm năm 2008 với các đợt tăng giá sản phẩm, các khách hàng đã trở nên không còn mặn mà với McDonald’s. Sự cẩu thả trong phục vụ cũng như hàng loạt các bê bối vệ sinh, an toàn thực phẩm trong suốt thời gian qua (không chỉ tại Nhật) đã khiến các thực khách tại xứ sở mặt trời mọc xa dần các quán ăn nhanh.

Tính trong cả năm 2013, McDonald’s tại Nhật đã để doanh thu tụt giảm 11,6%, khiến lợi nhuận giảm tới 60% so với năm 2012, chỉ còn 5,14 tỷ yen. Cổ phiếu của hãng tại Nhật cũng vì thế mà giảm 9% trong 6 tháng qua.

Tính toàn châu Á, theo Bloomberg, doanh thu bán hàng của McDonald’s đã giảm 2,1% trong tháng 12. Quan trọng hơn, đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp mức giảm trên 2% được duy trì. Những con số phản ánh thực tế ảm đạm này sẽ là một điều tồi tệ với tương lai của hãng đồ ăn nhanh Mỹ tại châu Á và là thách thức với tương lai tại Việt Nam.

Bởi theo nhận định của Business Week, nhiều người dân châu Á đang mệt mỏi với con đường phát triển của McDonald’s. Business Week còn cho rằng cửa hàng mới tại TP. HCM sẽ không thể giúp hãng giải quyết các khó khăn trên toàn khu vực, nhất là khi khẩu vị tinh tế của người Việt và nhiều người dân châu Á khác vốn tự hào về nghệ thuật ẩm thực truyền thống có nhiều điểm tương đồng.


Theo SM

Nhiều đoàn người xếp hàng chờ đợi để mua đồ ăn, hơn 400.000 thực khách chia sẻ thông tin về McDonald trong tháng khai trương đầu tiên. Tất cả đều như dự đoán về một tương lai tươi sáng của McDonald’s ở đất nước này.

Tuy nhiên trong kinh doanh, thực tế đôi khi tàn nhẫn hơn nhiều so với dự đoán. Cho đến bây giờ, McDonald’s mới chỉ mở vỏn vẹn được 22 cửa hàng trên khắp cả nước. Cây bút Leo Saini của trang Business Blunder đã chỉ ra các sai lầm về chiến lược của ông lớn đồ ăn nhanh tại Việt Nam này.

1. Đồ ăn Việt còn nhanh hơn cả đồ ăn nhanh McDonald’s

Ở Việt Nam, dù không có khái niệm “đồ ăn nhanh” nhưng tất cả các món ăn đều rất nhanh. Dù là phở hay bánh mì, thì khách hàng đều có rất nhiều lựa chọn nhanh gọn lẹ cho các bữa ăn.

Phở, người bán chỉ cần vài chục giây chuẩn bị là có thể phục vụ khách hàng. Bánh mì cũng vậy, chỉ mất khoảng một phút, người bán đã xẻ bánh mì, bỏ nhân xong vào bánh để đưa đến tay khách hàng.

Vậy nên điểm độc đáo nhất trong chiến lược kinh doanh của McDonald’s - Nhanh - đã “không còn đất dụng võ” tại thị trường Việt Nam.

2. Cạnh tranh khốc liệt với các quán địa phương

Theo thống kê trong năm 2018, trên cả nước Việt Nam có khoảng 540.000 đơn vị phục vụ dịch vụ ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng địa phương.

Ăn uống vỉa hè đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng ở Việt Nam. Thức ăn đủ các kiểu đều có ở mọi nơi, dù trên các lề đường hay trên những con thuyền dưới sông. Trong khi đó, thực đơn của McDonald’s chỉ xoay quanh các loại burger và nước uống. Rõ ràng, người Việt Nam có nhiều lựa chọn rẻ hơn, ngon hơn, phù hợp hơn ở bên ngoài so với trong những cửa hàng McDonald’s

3. McDonald’s áp giá “tây” vào thị trường “ta”

Hiện tại, một phần Big Mac ở Việt Nam có giá khoảng 65.000 VNĐ (2.82 USD). Đây là cái giá hợp lý cho đời sống phương Tây. Tuy nhiên với mức chi tiêu ở Việt Nam, giá cả này khá xa xỉ và không thích hợp dùng hàng ngày.

Theo Numeo, một bữa ăn ở Việt Nam chỉ tốn trung bình khoảng 50.000 VNĐ (2.16 USD), trong khi một bữa ăn ở McDonald’s có thể đắt gấp đôi, khoảng 100.000 VNĐ (4.32 USD).

Việc phải chi trả gấp đôi cho một chiếc burger, một cốc nước ngọt và một vài miếng khoai tây chiên đã kéo dài hố sâu giữa khách hàng và McDonald’s. Mặc dù McDonald’s đã có một vài món cải biến phù hợp khẩu vị địa phương, như món cơm gà và cơm tấm, tuy nhiên không phải thực khách Việt Nam nào cũng đủ tài chính để làm khách quen ở các cửa hàng McDonald’s.

4. Người Việt quen ăn chung

Không phù hợp với văn hóa địa phương là lý do dẫn đến sự thất bại của Starbucks ở Úc và KFC ở Israel.

Trong văn hóa Việt Nam, cả gia đình hoặc nhóm bạn ngồi ăn và cùng nhau chia sẻ đồ ăn là một việc rất bình thường. Khi ấy, phong cách ẩm thực của McDonald’s không hề phù hợp với nét văn hóa này.

Thứ nhất, Burger không phải là món để chia sẻ với người khác. Thứ hai, việc phải ăn nhanh để dành không gian cho những người đến sau không phù hợp cho thói quen ăn chuyện trò vui vẻ kéo dài của người Việt.

Kết luận

Bước vào một thị trường đông đúc không hề dễ dàng, ngay cả với người làm việc tự do hay các tập đoàn lớn. Bắt đầu đã khó, trụ vững và phát triển lại càng khó hơn.

Giờ đây, tại Việt Nam, McDonald’s đang phải đối đầu với hàng loạt cửa hàng ẩm thực địa phương. Tuy nhiên những chỉ số phát triển hiện tại không phải là dấu hiệu lạc quan cho tương lai của McDonald’s ở Việt Nam.

Còn theo bạn, tương lai của McDonald’s ở Việt Nam sẽ như thế nào?

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ đề